OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Ancol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Chuyên Quang Trung

14/10/2020 912.31 KB 195 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201014/573627224835_20201014_224241.pdf?r=3870
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Ancol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Chuyên Quang Trung. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ ANCOL MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUANG TRUNG

 

Câu 1: Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là

A. CnH2n + 2O.             B. ROH.                                  C. CnH2n + 1OH.                      D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Công thức nào dưới đây là công thức của ancol no, mạch hở chính xác nhất ?

A. R(OH)n.                              B. CnH2n + 2O.              C. CnH2n + 2Ox.                        D. CnH2n + 2 – x (OH)x.

Câu 3: Một ancol no có công thức thực nghiệm là (C2H5O)n. CTPT của ancol có thể là

A. C2H5O.                               B. C4H10O2.                 C. C4H10O.                              D. C6H15O3.

Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử là C4H10O ?

A. 6.                                        B. 7.                                        C. 4.                                        D. 5.

Câu 5: Có bao nhiêu ancol bậc III, có công thức phân tử C6H14O ?

A. 1.                                        B. 2.                                        C. 3.                                        D. 4.

Câu 6: Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O ?

A. 5.                                       B. 6.                                        C. 7.                                        D. 8.

Câu 7: Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là

A. 5.                                        B. 3.                                        C. 4.                                        D. 2.

Câu 8: Một ancol no đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là

A. C6H5CH2OH.                     B. CH3OH.                             C. C2H5OH.                D. CH2=CHCH2OH.

Câu 9: Một ancol no đơn chức có %O = 50% về khối lượng. CTPT của ancol là

A. C3H7OH.                B. CH3OH.                             C. C6H5CH2OH.         D. CH2=CHCH2OH.

Câu 10: Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18% ?

A. 2.                                        B. 3.                                        C. 4.                                        D. 5.

Câu 11: Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O khi tác dụng với CuO đun nóng cho ra anđehit?

A. 2.                                        B. 3.                                        C. 4.                                        D. 5.

Câu 12: Có bao nhiêu ancol C5H12O khi tách nước chỉ tạo một anken duy nhất?

A. 1.                                        B. 2.                                        C. 3.                                        D. 4.

Câu 13: Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên)

A. CnH2n + 1OH.                      B. ROH.                                  C. CnH2n + 2O.             D. CnH2n + 1CH2OH.

Câu 14: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3

A. 4-etyl pentan-2-ol.  B. 2-etyl butan-3-ol.    C. 3-etyl hexan-5-ol.   D. 3-metyl pentan-2-ol.

Câu 15: Số đồng phân ancol ứng với CTPT C5H12O là

A. 8.                                        B. 7.                                        C. 5.                                        D. 6.

Câu 16: Số đồng phân ancol tối đa ứng với CTPT C3H8Ox

A. 4.                                        B. 5.                                        C. 6.                D. không xác định được.

Câu 17: X là ancol mạch hở có chứa 1 liên kết đôi trong phân tử. khối lượng phân tử của X nhỏ hơn 60. CTPT của X là

A. C3H6O.                               B. C2H4O.                               C. C2H4(OH)2.                        D. C3H6(OH)2.

Câu 18: A, B, D là 3 đồng phân có cùng công thức phân tử C3H8O. Biết A tác dụng với CuO đun nóng cho ra andehit, còn B cho ra xeton. Vậy D là

A. Ancol bậc III.                                                                   

B. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất.

C. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất.                             

D. Chất có khả năng tách nước tạo anken duy nhất.

Câu 19: X, Y, Z là 3 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó MZ = 1,875MX. X có đặc điểm là

A. Tách nước tạo 1 anken duy nhất.             

B. Hòa tan được Cu(OH)2.

C. Chứa 1 liên kết  trong phân tử.             

D. Không có đồng phân cùng chức hoặc khác chức.

Câu 20: Ancol X đơn chức, no, mạch hở có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 37. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc đun nóng đến 180oC thấy tạo thành một anken có nhánh duy nhất. X là

A. propan-2-ol.                        B. butan-2-ol.              C. butan-1-ol.              D. 2-metylpropan-2-ol.

Câu 21: Một chất X có CTPT là C4H8O. X làm mất màu nước brom, tác dụng với Na. Sản phẩm oxi hóa X bởi CuO không phải là anđehit. Vậy X là

A. but-3-en-1-ol.                     B. but-3-en-2-ol.                     C. 2-metylpropenol.    D. tất cả đều sai.

Câu 22: Bậc của ancol là

A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.                       B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.

C. số nhóm chức có trong phân tử.                            D. số cacbon có trong phân tử ancol.

Câu 23: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol  là

A. bậc 4.                                  B. bậc 1.                                  C. bậc 2.                                  D. bậc 3.

Câu 24: Các ancol được phân loại trên cơ sở

A. số lượng nhóm OH.                                                           B. đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon.

C. bậc của ancol.                                                                     D. Tất cả các cơ sở trên.

Câu 25: Các ancol (CH3)2CHOH ; CH3CH2OH ; (CH3)3COH có bậc ancol lần lượt là

A. 1, 2, 3.                                B. 1, 3, 2.                                C. 2, 1, 3.                    D. 2, 3, 1.

Câu 26: Câu nào sau đây là đúng ?

A. Hợp chất CH3CH2OH là ancol etylic.      

B. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử nhóm -OH.

C. Hợp chất C6H5CH2OH là phenol.            

D. Tất cả đều đúng.

Câu 27: Ancol etylic tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với ankan và các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử xấp xỉ với nó vì        

A. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic tác dụng với Na.

B. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic có liên kết hiđro với nước.

C. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic có liên kết hiđro liên phân tử.

D. B và C đều đúng.

Câu 28: A, B, C là 3 chất hữu cơ có cùng công thức CxHyO. Biết % O (theo khối lượng) trong A là 26,66%. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất trong số A, B, C là

A. propan-2-ol.                        B. propan-1-ol.                        C. etylmetyl ete.                     D. propanal.

Câu 29: Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol ?

A. CaO.                                   B. CuSO4 khan.                      C. P2O5.                                  D. tất cả đều được.

Câu 30: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa ?

A. Anđehit axetic.       B. Etylclorua.              C. Tinh bột.                 D. Etilen.

Câu 31: Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa là

A. 3,3-đimetyl pent-2-en.                                            B. 3-etyl pent-2-en.    

C. 3-etyl pent-1-en.                                                     D. 3-etyl pent-3-en.

Câu 32: Hiđrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là

A. 2-metyl butan-2-ol.            B. 3-metyl butan-1-ol. C. 3-metyl butan-2-ol.            D. 2-metyl butan-1-ol.

Câu 33: Hiđrat hóa propen và một olefin A thu được 3 ancol có số C trong phân tử không quá 4. Tên của A là

A. etilen.                                 B. but-2-en.                 C. isobutilen.               D. A, B đều đúng.

Câu 34: X là hỗn hợp gồm hai anken (ở thể khí trong đk thường). Hiđrat hóa X được hỗn hợp Y gồm 4 ancol (không có ancol bậc III). X gồm

A. propen và but-1-en.                                                            B. etilen và propen.    

C. propen và but-2-en.                                                            D. propen và 2-metylpropen.

Câu 35: a. Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng) :

Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là

A. CH3COOH, CH3OH.                                            B. C2H4, CH3COOH.

C. C2H5OH, CH3COOH.                                           D. CH3COOH, C2H5OH.

b. Cho sơ đồ chuyển hoá : Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CH2OH và CH=CH.                                       B. CH3CH2OH và CH3CHO.

C. CH3CHO và CH3CH2OH.                                     D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.

Câu 36: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là

A. 2,4 gam.                             B. 1,9 gam.                              C. 2,85 gam.               D. 3,8 gam.

Câu 37: Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na được 12,25 gam chất rắn. Đó là 2 ancol

A. CH3OH và C2H5OH.                                             B. C2H5OH và C3H7OH.       

C. C3H5OH và C4H7OH.                                            D. C3H7OH và C4H9OH.

Câu 38: 13,8 gam ancol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H2 ở đktc, biết MA < 100. Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là  

A. CH3OH.                             B. C2H5OH.                C. C3H6(OH)2.                        D. C3H5(OH)3.

Câu 39: Có hai thí nghiệm sau :

TN 1: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na, thu được 0,075 gam H2.

TN 2: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức A tác dụng với 2m gam Na, thu được không tới 0,1 gam H2. A có công thức là

A. CH3OH.                             B. C2H5OH.                C. C3H7OH.                D. C4H7OH.

Câu 40: Cho 12,8 gam dung dịch ancol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng với lượng Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Công thức của ancol A là

A. CH3OH.                             B. C2H4 (OH)2.                        C. C3H5(OH)3.                        D. C4H7OH.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Ancol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Chuyên Quang Trung, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF