OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Lương Thế Vinh

19/05/2020 850.1 KB 344 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200519/38311518562_20200519_141450.pdf?r=3816
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bài tập Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Lương Thế Vinh. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

BÀI TẬP ANCOL – PHENOL MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH

 

Phản ứng thế Na, K

Câu 1: Cho 3,38 gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na, thấy thoát ra 672 ml H2 (đktc) và thu được hỗn hợp chất rắn X1 có khối lượng là:

A. 3,61 gam. 

B. 4,70 gam.             

C. 4,76 gam.                 

D. 4,04 gam.

Câu 2: Hòa tan một lượng ancol X vào nước thu được 6,4 gam dung dịch Y, nồng độ của X trong Y là 71,875%. Cho 6,4 gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư Na thu được 2,8 lít H2 (đktc). Số nguyên tử H có trong công thức phân tử ancol X là:

A. 10. 

B. 4. 

C. 8.                             

D. 6.

Câu 3: Cho 11 gam một hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng hết với Na, thu đ­ược 3,36 lít khí (ở đktc). Công thức của hai ancol trên là

A. C2H5OH và C4H9OH. 

B. C2H5OH và C3H7OH.

C. C3H5OH và C4H7OH. 

D. CH3OH và C2H5OH.

Câu 4: Cho 3,35 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với Na dư thu được 0,56 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của 2 ancol đó là:

A.C5H11OH, C6H13OH. 

B. C3H7OH, C4H9OH.

C.C4H9OH, C5H11OH. 

D. C2H5OH, C3H7OH.

Câu 5: Cho m gam phenol (C6H5OH) tác dụng với natri dư thấy thoát ra 0,56 lít khí H(đktc), giá trị m của là

A.4,7 gam. 

B. 9,4 gam. 

C. 7,4 gam.                  

D. 4,9 gam.

Câu 6: Khi cho 9,2 gam glixerol tác dụng với Na vừa đủ thu được V lít H2 ở (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24 lít. 

B. 6,72 lít. 

C. 1,12 lít.                    

D. 3,36 lít.

Câu 7: Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm rượu etylic, axit fomic và etylen glicol tác dụng với kim loại Na (dư), thu được 0,3 mol khí H2. Khối lượng của etylen glicol trong hỗn hợp là bao nhiêu?

A.9,2 gam. 

B. 15,4 gam. 

C. 12,4 gam.                 

D. 6,2 gam.

Câu 8: Cho 23,05 gam X gồm ancol etylic, o-crezol và ancol benzylic tác dụng hết với natri dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị V là

A.2,24 lít. 

B. 4,48 lít. 

C. 6,72 lít.                    

D. 8,96 lít.

Câu 9: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Còn nếu lấy m gam X tác dụng hết với Na dư thì thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A.6,72. 

B. 4,48. 

C. 5,6.                          

D. 2,8.

2. Phản ứng tách nước

Câu 10: Cho 47 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đi qua xúc tác (H2SO4 đặc, đun nóng) thu được hỗn hợp Y gồm : ba ete, 0,27 mol olefin, 0,33 mol hai ancol dư và 0,42 mol H2O. Biết rằng hiệu suất tách nước tạo mỗi olefin đối với mỗi ancol đều như nhau và số mol ete là bằng nhau. Khối lượng của hai ancol dư có trong hỗn hợp Y gần giá trị nào nhất ?

A.17,5. 

B. 14,5. 

C. 18,5.                                    

D. 15,5.

3. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

Câu 11: X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là

A.C3H6(OH)2

B. C2H4(OH)2

C. C3H5(OH)3.              

D. C3H7OH.

Câu 12: Một hỗn hợp X gồm hai ancol mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và hơn kém nhau một nhóm -OH. Để đốt cháy hết 0,1 mol hỗn hợp X cần 8,4 lít O2 (đktc) và thu được 13,2 gam CO2. Biết rằng khi oxi hóa hỗn hợp X bởi CuO trong sản phẩm có một anđehit đa chức. Hai ancol trong hỗn hợp X có công thức cấu tạo là

A. CH2(OH)-CH2-CH2OH và CH3-CH2CH2OH.

B. CH3-CH(OH)-CH2OH và CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH.

C.CH2(OH)-CH2-CH2OH và CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH.

D. CH2(OH)-CH2-CH2-CH2OH và CH3-CH(OH)-CH(OH)-CH2OH.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hơi ancol no A mạch hở, thu được CO2 và H2O có tổng thể tích gấp 5 lần thể tích hơi ancol A đã dùng (ở cùng điều kiện). Vậy số công thức cấu tạo của A là

A.1. 

B. 2. 

C. 3.                             

D. 4.

Câu 14: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

A.2. 

B. 4. 

C. 3.                             

D. 5.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn ancol X được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4; thể tích oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích CO2 thu được (đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là

A.C3H8O. 

B. C3H8O2

C. C3H4O.                    

D. C3H4O2.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol đơn chức trong 1,4 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 2 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là:

A.14,8 gam. 

B. 18,0 gam.                

C. 12,0 gam.                

D. 17,2 gam.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ba ancol cùng dãy đồng đẳng, thu được 9,408  lít khí CO2 (đktc) và 12,24 gam H2O. Giá trị của m là

A. 10,96. 

B. 9,44. 

C. 10,56.                      

D. 14,72.

Câu 18: Ancol X tác dụng được với Cu(OH)2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần x lít O2 (đktc), thu được 0,4 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Giá trị của m và x tương ứng là:

A.9,2 và 13,44. 

B. 12,4 và 13,44. 

C. 12,4 và 11,2.                        

D. 9,2 và 8,96.

Câu 19: Một bình kín dung tích 5,6 lít có chứa hỗn hợp hơi của hai ancol đơn chức và 3,2 gam O2. Nhiệt độ trong bình là 109,2oC, áp suất trong bình là 0,728 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hai ancol, sau phản ứng nhiệt độ trong bình là 136,5oC và áp suất là p atm. Dẫn các chất trong bình sau phản ứng qua bình (1) đựng H2SO4 đặc (dư), sau đó qua bình (2) đựng dung dịch NaOH (dư), thấy khối lượng bình (1) tăng 1,26 gam, khối lượng bình (2) tăng 2,2 gam. Biết rằng thể tích bình không đổi, p có giá trị là:

A.0,724. 

B. 0,924. 

C. 0,8                           

D. 0,9.

Câu 20: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

A.2. 

B. 4. 

C. 3.                             

D. 5.

Câu 21: Hỗn hợp R gồm hai ancol no, mạch hở X và Y (có số mol bằng nhau,  Khi đốt cháy một lượng hỗn hợp R, thu được CO2 và H2O có tỷ lệ tương ứng là 2 : 3. Phần trăm khối lượng của X trong R là :

A.57,40%. 

B. 29,63%.                  

C. 42,59%.                   

D. 34,78%.

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol, thu được 0,88 gam CO2. Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X được hỗn hợp an ken Y. Đốt cháy hết Y thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là

A.1,47 gam.                 

B. 2,26 gam.                

C. 1,96 gam.                 

D. 1,24 gam.

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 1,76 gam một ancol X đơn chức, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 10 gam kết tủa. Mặt khác, cho X đun với H2SO4 đặc ở 170oC thì thu được 1 anken duy nhất. Có bao nhiêu ancol thỏa mãn?

A.4.                    

B. 8.                                         

C. 7.                             

D. 3.

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 5,16 gam hỗn hợp X gồm các ancol , bằng một lượng khí O2 (vừa đủ) thu được 12,992 lít hỗn hợp khí và hơi (ở đktc). Sục toàn bộ lượng khí và hơi trên vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch trong bình  giảm m gam. Giá trị của m là :

A.7,32.                        B. 6,46.                                    C. 7,48 .                       D. 6,84.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 45: X và Y là hai ancol đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Đốt cháy một lượng với tỉ lệ bất kỳ hỗn hợp X và Y đều thu được khối lượng CO2 gấp 1,833 lần khối lượng H2O. Nếu lấy 5,2 gam hỗn hợp của X và Y thì hòa tan tối đa m gam Cu(OH)2. Giá trị của m có thể là

A.5,88.                                    B. 5,54.                                   C. 4,90.                          D. 2,94.

Câu 46: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol, glixerol có khối lượng m gam. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 4,368 lít khí CO(đktc) và 5,04 gam H2O. Cũng m gam hỗn hợp X trên cho tác dụng vừa đủ với kali thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là:

A.13,63.                                  B. 13,24.                                 C. 7,49.                          D. 13,43.

Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm 3 ancol thu được x mol CO2 và y mol H2O. Mặt khác, cho 0,5m gam hỗn hợp T tác dụng với Na dư thu được z mol H2. Mối liên hệ giữa m, x, y, z là

A.m=24x+2y+64z.                  B. m =12x+2y+32z.                C. m=12x+2y+64z.       D. m=12x+y+64z.

Câu 48: Cho 23,4 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 13,8 gam Na, thu được 36,75 gam chất rắn. Nếu cho 20,8 gam X tách nước tạo ete (với hiệu suất 100%) thì khối lượng ete thu được là

A.17,2 gam.                            B. 12,90 gam.                          C. 19,35 gam.               D. 13,6 gam.

Câu 49: Ảnh hưởng của rượu bia đối với tình hình giao thông là đáng báo động, khi có tới hơn 1/4 số vụ TNGT nghiêm trọng thời gian qua liên quan đến rượu bia. Khi có chất cồn trong người, lại chạy xe với tốc độ cao, khả năng xử lý kém, nếu xảy ra TNGT thường rất nặng nề và rất khó cứu chữa. Vì vậy: “Đã uống rượu, bia – Không lái xe”.

Theo WHO đưa ra một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gam cồn etanol nguyên chất (với người trưởng thành và có sức khỏe bình thường). Biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,8 gam/ml. Vậy một đơn vị uống chuẩn tương đương với bao nhiêu thể tích dung dịch rượu có ghi 25o

A.khoảng 12,50 ml.                B. khoảng 31,25 ml.               C. khoảng 50,00 ml.     D. khoảng 45,00 ml.

Câu 50: Một hỗn hợp gồm phenol và benzen có khối lượng 25 gam khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn hỗn hợp thu được tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là:

A.0,625 gam.                          B. 24,375 gam.                        C. 15,6 gam.                 D. 9,4 gam.

Câu 51: Hỗn hợp X gồm C3H8O(glixerol), CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 3,36 (lít) khí  H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 11,34 gam H2O. Biết trong X glixerol chiếm 25% về số mol.Giá trị đúng của m gần nhất với :

A.10.                                       B. 11.                                      C. 12.                           D. 13.

Câu 52: Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là và (Mx < My), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là

A. 50% và 20%.                      B. 20% và 40%.                        C. 40% và 30%.            D. 30% và 30%.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Lương Thế Vinh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF