OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

42 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề kinh tế Trung Quốc Địa lí 11 có đáp án

30/05/2020 917.55 KB 1777 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200530/352257127715_20200530_183828.pdf?r=2209
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu 42 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề kinh tế Trung Quốc Địa lí 11 có đáp án  với các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kinh tế Trung Quốc nhằm giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập và đánh giá kiến thức cũng như rèn luyện khả năng tư duy làm bài, chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi THPT QG sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

KINH TẾ

Câu 1. Thành tựu của công cuộc hiện đại hoá Trung Quốc không phải là:

A. tốc độ tăng trưởng cao.                           B. tổng GDP tăng lên lớn.

C. đời sống dân nâng cao.                           D. tăng dân số tự nhiên giảm.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng về thành tựu của công cuộc hiện đại hoá Trung Quốc?  

A. Giao lưu ngoài nước hạn chế, giao lưu trong nước phát triển.

B. Nhiều năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

C. Tổng thu nhập quốc dân vươn lên vị trí cao ở trên thế giới.

D. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhiều lần so với trước.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Trung Quốc hiện nay?

A. Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài.             B. Tập trung vào các ngành truyền thống.

C. Tăng cường xuất, nhập khẩu hàng hoá.       D. Chú ý ứng dụng các công nghệ cao.

Câu 4. Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, các nhà máy ở Trung Quốc không được:

A. chủ động trong lập kế hoạch sản xuất.

B. chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

C. tham gia đầu tư tại các đặc khu kinh tế.

D. bỏ qua đánh giá tác động môi trường.

Câu 5. Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, Trung Quốc đã không thực hiện việc:  

A. thu hút đầu tư nước ngoài.

B. đẩy mạnh đầu tư trong nước.

C. trao đổi hàng hoá với thế giới.

D. ấn định chỉ tiêu sản xuất năm.

Câu 6. Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, Trung Quốc khá thành công trong việc:

A. thu hút đầu tư nước ngoài, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.

B. hiện đại hoá trang bị máy móc, lập kế hoạch sản xuất hàng năm cố định.

C. chủ động đầu tư trong nước, hạn chế đến mức tối đa giao lưu ngoài nước.

D. hạn chế giao lưu hàng hoá trong nước, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Câu 7. Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là:

A. nguyên liệu phong phú, dân cư đông đúc.

B. dân cư đông đúc, máy móc hiện đại.

C. máy móc hiện đại, nguyên liệu dồi dào.

D. nguyên liệu dồi dào, nơi phân bố rộng.

Câu 8. Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng là:  

A. kĩ thuật hiện đại.                                     B. lao động dồi dào.

C. khoáng sản phong phú.                           D. nhu cầu rất lớn.

Câu 9. Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển công nghiệp luyện kim đen là:

A. kĩ thuật hiện đại.                                     B. lao động đông đảo.

C. nguyên liệu dồi dào.                               D. nhu cầu rất lớn.

Câu 10. Ngành nào sau đây không được chú trọng phát triển trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc?

A. Chế tạo máy.                    B. Điện tử.                             C. Hoá dầu.                D. Luyện kim.

Câu 11. Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung phát triển các ngành có thể:

A. tăng nhanh năng suất và đáp ứng nhu cầu ở mức cao hơn của người dân.

B. đáp ứng nhu cầu ở mức cao hơn của người dân và tạo ra sản lượng lớn.

C. tạo ra sản lượng lớn và đáp ứng nhu cầu ở mức bình thường của dân cư.

D. đáp ứng nhu cầu ở mức bình thường của người dân và cung cấp sản phẩm tốt hơn.

Câu 12. Các ngành được Trung Quốc tập trung phát triển trong chính sách công nghiệp mới bao gồm:  

A. chế tạo máy, luyện kim, hoá dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.

B. chế tạo máy, điện tử, hoá dầu,  [Điểm neo] sản xuất ô tô, xây dựng.

C. chế tạo máy, điện tử, chế biến thực phẩm, dệt – may, xây dựng.

D. chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô, dệt – may.

Câu 13. Các sản phẩm công nghiệp Trung Quốc có sản lượng đứng vào hàng đầu thế giới trong nhiều năm là:

A. điện, thép, xi măng, phân đạm.

B. thép, xi măng, phân đạm, da giày.

C. xi măng, phân đạm, da giày, dầu mỏ.

D. phân đạm, da giày, dầu mỏ, điện.

Câu 14. Các trung tâm công nghiệp Trung Quốc có quy mô rất lớn là:

A. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Thẩm Dương.

B. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Thành Đô.

C. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Quảng Châu.

D. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Côn Minh.

Câu 15. Trung tâm công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc không nằm ven biển?

A. Thiên Tân.

B. Thượng Hải.

C. Hồng Kông.

D. Bao Đầu.

Câu 16. Trung tâm công nghiệp nào sau đây nằm ở miền Tây Trung Quốc? 

A. Urumsi.                 B. Cáp Nhĩ Tân.

C. Phúc Châu.           D. Thẩm Dương.

Câu 17. Trung tâm công nghiệp nào sau đây không nằm ở miền Đông Trung Quốc?

A. Urumsi.                 B. Cáp Nhĩ Tân.

C. Phúc Châu.           D. Thẩm Dương.

Câu 18. Nơi nào sau đây ở Trung Quốc không có trung tâm công nghiệp?

A. Đồng bằng                 B. Ven biển.                 C. Bồn địa.                 D. Núi cao.

Câu 19. Các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định chủ yếu vào việc chế tạo thành công tàu vũ trụ ở Trung Quốc? 

A. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động.

B. Điện tử, luyện kim đen, sản xuất máy tự động.

C. Điện tử, luyện kim màu, sản xuất máy tự động.

D. Điện tử, năng lượng, sản xuất máy tự động.

Câu 20. Trung Quốc lần đầu tiên đưa người vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn vào năm:

A. 2001.                                             B. 2002.

C. 2003.                                             D. 2004.

Câu 21. Lợi ích của việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bà [Điểm neo] n nông thôn Trung Quốc không phải là:

A. sử dụng lực lượng lao động dồi dào tại chỗ.

B. tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn.

C. đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân.

D. tạo nguồn hàng xuất khẩu lớn ra nước ngoài.

Câu 22. Các ngành công nghiệp phát triển ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là:

A. điện tử, luyện kim.                                 

B. vật liệu xây dựng, sứ.                 

C. đồ gốm, dệt may

D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 23. Loài vật nuôi nhiều nhất ở miền Tây Trung Quốc là:  

A. cừu.

B. bò.

C. ngựa.

D. lợn.

Câu 24. Các loài vật nuôi chủ yếu của Trung Quốc là:

A. trâu, cừu, ngựa, lợn.

B. bò, cừu, ngựa, lợn.

C. dê, cừu, ngựa, lợn.

D. gà, cừu, ngựa, lợn.

Câu 25. Ở các đồng bằng phía đông Trung Quốc nuôi nhiều lợn, do chủ yếu có:

A. nguồn thức ăn phong phú, dân cư đông đúc.

B. dân cư đông đúc,  [Điểm neo] cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

C. cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, vận chuyển dễ.     

D. vận chuyển dễ, nhiều lao động có kĩ thuật. 

Câu 26. Chăn nuôi của miền Tây khác với miền Đông ở việc nuôi chủ yếu là:

A. cừu.

B. lợn.

C. bò.

D. trâu.

Câu 27. Trung Quốc quan tâm rất lớn đến sản xuất lương thực, vì:

A. diện tích canh tác nhỏ, nhưng quy mô dân số rất lớn.

B. quy mô dân số rất lớn, nhưng giống lúa không nhiều.

C. giống lúa không nhiều, nhưng nhu cầu lúa gạo lớn.

D. nhu cầu lúa gạo lớn, nhưng năng suất lúa không cao.

Câu 28. Để phát triển nông nghiệp, Trung Quốc không áp dụng biện pháp nào sau đây?

A. Giao quyền sử dụng đất cho dân.                      B. Xây dựng các công trình thuỷ lợi.

C. Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất.                          D. Tập trung tăng thuế nông nghiệp.

Câu 29. Các biện pháp phát triển nông nghiệp Trung Quốc chủ yếu nhằm vào việc tạo điều kiện khai thác tiềm năng:

A. lao động và tài nguyên thiên nhiên.                 B. tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn.

C. nguồn vốn và sức lao động người dân.          D. sức lao động người dân và thị trường.

Câu 30. Các loại nông phẩm của Trung Quốc có sản lượng đứng hàng đầu thế giới trong nhiều năm là:  

A. lương thực, bông, thịt lớn.

B. bông, thịt lợn, trứng gia cầm.

C. thịt lợn, gia cầm, sữa bò.

D. lương thực, bông, thịt cừu.

Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề kinh tế Trung Quốc Địa lí 11

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-42 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề kinh tế Trung Quốc Địa lí 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 42 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề kinh tế Trung Quốc Địa lí 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF