Bức tượng đài bi tráng về người lính Tây Tiến mà nhà thơ Quang Dũng đã tạc nên là một hình tượng nghệ thuật bất tử trong văn học kháng chiến. Hình tượng ấy in sâu vào lòng người với biết bao niềm cảm phục và thương mến, biết bao sự xúc động khôn nguôi. Học 247 sẽ cùng các em tìm hiểu về hình tượng người lính Tây Tiến qua bài thơ Tây Tiến. Mời các em tham khảo tài liệu dưới đây!
Trước khi bước sang bài văn mẫu cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến, HỌC247 mời các em xem thêm video bài giảng Tây Tiến - Quang Dũng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Hình tượng người lính Tây Tiến, tức phần hướng dẫn đọc hiểu đoạn 3 trong video bài giảng được trình bày một cách hấp dẫn, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm nhất về hình tượng người lính Tây Tiến để các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến)
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích (hình tượng người lính Tây Tiến)
b. Thân bài
- Những nét khái quát:
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào và bảo vệ biên giới Việt - Lào
- Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, điều kiện thiếu thốn.
- Bài thơ được khơi nguồn từ nỗi nhớ của chính tác giả.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa:
- Giữa đời sống, môi trường chiến đấu khắc nghiệt, người lính Tây Tiến hiện lên bằng vẻ đẹp rất mực hào hùng, lãng mạn. (đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá dữ oai hùm)
- Trên nền thiên nhiên hoang vu, hiểm trở người lính Tây Tiến xuất hiện oai phong, lẫm liệt và đầy khí phách (heo hút cồn mây súng ngửi trời → Dáng dấp con người đứng trên khung cảnh thiên nhiên ấy)
- Hình ảnh người lính Tây Tiến với những điều phi thường đã tô đậm nét đẹp bi tráng về người lính và làm tỏa sáng vẻ đẹp lí tưởng và triết lí sống cao cả của tuổi trẻ (dãi dầu không bước nữa, bỏ quên đời, Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành à nhấn mạnh: thái độ khí phách hiên ngang trước cái chết)
- Người lính Tây Tiến còn mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa. Đó là chất hào hoa, thanh lịch, chất mơ mộng lãng mạn, tràn đầy tinh thần lạc quan tươi trẻ. (Mắt trừng gởi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm)
⇒ Quang Dũng không khắc họa hình ảnh của một người lính mà cả một đoàn quân Tây Tiến oai hùng, hiên ngang giữa đất trời Tây Bắc. Đoàn quân Tây Tiến đi vào dòng văn học nước nhà như một hình tượng nghệ thuật sâu sắc của mảng văn học thời kháng chiến.
- Cảm nhận:
- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp độc đáo, kì lạ, ngang tàng, kiêu dũng trong mọi hoàn cảnh, mọi tâm thế.
- Qua bút pháp lãng mạn, người lính hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, hòa hoa
- Hình ảnh người lính Tây Tiến: chói ngời trong vẻ đẹp lí tưởng, sẵn sàng xả thân cho tuổi xuân của đất nước đã gây xúc động mạnh cho người đọc, dấy lên trong lòng người niềm cảm phục và tự hào sâu sắc
- Tác giả đã tạc nên một bức tượng đài bi tráng khái quát mang tính chất tập thể, mang gương mặt chung cho cả đoàn quân.
c. kết bài
- Nêu suy nghĩ về hình tượng người lính Tây Tiến (Khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến một cách khá đầy đủ từ diện mạo đến tâm hồn, khí phách anh hùng, và thái độ trước cái chết)
- Mở rộng vấn đề (bằng suy nghĩ chân thực của cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Gợi ý làm bài
Hình ảnh người lính nói chung và những người lính thời kỳ chống Pháp nói riêng từ lâu đã đi vào văn chương như một nguồn thi cảm. Các nhà thơ viết về người lính với tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào. Giữa muôn vàn những tác phẩm như vậy, Tây Tiến là bài thơ có vị trí đặc biệt.Tây Tiến là một trong những bài thơ sớm nhất viết về người lính cách mạng, ra đời ngay trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và trở thành thi phẩm xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau năm 1945 cùng với hình tượng người lính Tây Tiến.
Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào va miền Tây Bắc Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào).
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Ba lần Quang Dũng nhắc tới sự hy sinh, nhưng lần nào cũng là hình ảnh ẩn dụ để tránh đi từ “chết”. Dường như khi người lính Tây Tiến ngã xuống chỉ là khi anh tạm nghỉ chân trước cuộc đời. Cái chết không đồng nghĩa với ngừng chiến đấu vì tâm hồn, vì ước nguyện của anh sẽ mãi trường tồn với thời gian. Anh ngã xuống nhưng vẫn kịp trao ngọn lửa tuổi trẻ cho những đồng đội tiếp tục con đường cách mạng vinh quang. Sự hi sinh của các anh làm người đọc không khỏi nghẹn ngào: “Rải rác biên cương mồ viền xứ”. Chữ “rải rác” được đảo lên đầu câu, nhấn mạnh cho sự quạnh quẽ, lạnh lẽo, hoang vắng gợi cảm giác xót xa đau đớn nhưng đôi cánh của lí tưởng quên mình vì Tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã xoa dịu nỗi đau làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến.
Có lẽ hình tượng người lính Tây Tiến đã trở thành bất tử với muôn đời. Dòng lịch sử có thể đổi thay nhưng mọi thế hệ sau vẫn gợi nhắc đến các anh như hình tượng đẹp đẽ nhất. Qua dòng hồi tưởng của Quang Dũng, những chiến sĩ Tây Tiến hiện lên trong sự đối mặt với khó khăn, gian khổ, hi sinh nhưng lúc nào cũng lạc quan phơi phới yêu đời. Với âm hưởng thơ lúc dữ dội, khi sôi nổi, lúc lại vang vọng, trầm lắng, bài thơ đã dẫn hồn người đọc trở về một thời quá khứ xưa, để cùng lắng cảm trong nỗi nhớ thương da diết của Quang Dũng.
Trên đây, Học 247 đã hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy dễ nhớ và ngắn gọn cho đề tài về hinh tượng người lính Tây Tiến qua bài thơ Tây Tiến, các em có thể xem thêm dàn ý chi tiết để nắm các dẫn chứng cụ thể cho đề tài này. Ngoài ra các em có thể đọc tham khảo bài văn mẫu như là học cách viết một viết bài văn để chuẩn bị cho kì thi săp tới. Tuy nhiên, nếu muốn củng cố toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài thơ, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tây Tiến để kiểm tra kiến thức bản thân và có thêm nhiều kiến thức mới. Chúc các em có một kì thi THPT Quốc gia thành công!
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024125 - Xem thêm