Tây Tiến là bài thơ được ra đời trong tận cùng sâu thẳm nỗi nhớ của người chiến sĩ trẻ Hà Nội tài hoa - Quang Dũng. Bài thơ ấy đã đưa các em về với chiến trường Tây Bắc năm 1947, về với những giá trị nhân văn và cả những lí tưởng cao đẹp của tuổi trẻ thời bấy giờ. Để giúp các em củng cố kiến thức đã học, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích về bài thơ. Chúc các em thêm một bài văn hay trong tư liệu ôn thi THPT Quốc gia sắp tới!
Mời các em xem thêm video bài giảng Tây Tiến - Quang Dũng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách hấp dẫn, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ ghi nhớ thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm nhất về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Đồng thời giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn phân tích bài thơ được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, Tây Tiến là bài thơ được tác giả viết bằng cả tâm tình của một người từng gắn bó và trải nghiệm với cuộc đời người lính Tây Tiến)
- Dẫn dắt và đi vào phân tích
b. Thân bài
- Đôi nét về tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Rời xa đoàn quân Tây Tiến chưa bao lâu, hồi ức kỉ niệm về chiến trường xưa và đồng đội cũ vẫn đầy ắp trong tim, cứ thế mà trào ra theo nỗi nhớ, tuôn chảy thành bài thơ.
- Ban đầu bài thơ có tên: Nhớ Tây Tiến
- Những nội dung cần làm rõ
- Nỗi nhớ khung cảnh chiến trường Tây Bắc của nhà thơ. Một chiến trường vừa dữ dội ác liệt lại vừa thơ mộng trữ tình.
- Cảnh đêm liên hoan ở cùng biên giới Việt – Lào tưng bừng, rộn rã và cảnh sông nước Châu Mộc huyền ảo, thơ mộng hiện lên qua nỗi nhớ tác giả.
- Chân dung người lính Tây Tiến hào hùng mà hào hoa, với lí tưởng đẹp “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, với cái chết – bất tử đầy bi tráng.
- Nhà thơ đã rời xa đơn vị, nhưng vẫn gửi lòng mình gắn bó với đơn vị, với những ngày tháng đã qua, với một thời đánh giặc anh hùng, rực lửa.
- Nét đặc sắc nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn: thiên nhiên vừa hoang sơ vừa trữ tình, gắn liền với những kỉ niệm sâu lắng.
- Cảm hứng lãng mạng và sắc thái bi tráng đã tạo nên tính sử thi đặc biệt cho bài thơ.
- Một số thủ Pháp nghệ thuật như: đối lập, cường điệu….
- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc, âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt. Giọng thơ thay đổi theo cảm xúc
c. Kết bài
- Nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật bài thơ
- Phát triển mở rộng (nhận định, suy nghĩ của cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Gợi ý làm bài
“Có một bài ca không bao giờ quên…”
Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến chống Pháp, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dấu ấn của nạn đói năm 1945 vẫn còn, rất đậm trong mỗi người dân Việt Nam. Tự do hay trở về với cuộc đời cũ? Đấy là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi của tự do, những người nông dân, công dân, học sinh, những người mẹ, người chị… tham gia kháng chiến, tạo nên hào khí dân tộc của một thời đại.
Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã ghi lại được hào khí của một thời với hình ảnh bao người mà hình ảnh trung tâm là người chiến sĩ cụ Hồ. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ra đời trong hoàn cảnh chung đó.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Người lính Tây Tiến ra đi nhưng hình ảnh của anh không bao giờ mờ phai trong tâm trí congười. Hình ảnh người lính và những kỷ niệm đậm mãi trong lòng Quang Dũng và mỗi chúng ta.
"Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về sầm nứa chẳng về xuôi."
Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn mãi vang vọng trong tâm hồn ta. Nhịp điệu trùng điệp, nét lãng mạn hào hùng của bài thơ để lại dấu ấn trong ta. Có những tác phẩm đã gặp nhiều mà ta lại quên đi nhưng có những tác phẩm chỉ bắt gặp một lần lại sống mãi. Ấy là Tây Tiến!
Hình ảnh người lính Tây Tiến lung linh ngời sáng với cả hào khí dân tộc!
Trên đây là hệ thống sơ đồ kiến thức, dàn ý và bài văn mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tây Tiến để củng cố thêm kiến thức đã học. Mong rằng tài liệu trên giúp các em giảm được phần nào áp lực khối lượng kiến thức ôn thi THPT Quốc gia. Chúc các em có một kì thi thành công!
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024208 - Xem thêm