OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn GDCD lớp 11 Trường THPT Xuân Giai

29/04/2020 1.07 MB 18651 lượt xem 24 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200429/27497735874_20200429_114247.pdf?r=6824
ADMICRO/
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn GDCD lớp 11 Trường THPT Xuân Giai. Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

NGÂN HÀNG CÂU HỎI GDCD LỚP 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT GIAI XUÂN

 

CHỦ ĐỀ 1. CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NHẬN BIẾT

Câu 1. Yếu tố nào dưới đây là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội?

A. Tài nguyên thiên nhiên.    

B. Sản xuất của cải vật chất của con người.

C. Sản xuất của cải tinh thần của con người.

D. Môi trường tự nhiên.

Câu 2. Yếu tố nào không phải là các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?

A. Lao động.                                                   B. Sức lao động.

C. Đối tượng lao động.                                   D. Tư liệu lao động.

Câu 3. Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò nào đối với sự tồn tại của xã hội?

A. Cơ sở.                                                         B. Quyết định.

C. Quan trọng.                                                D. Tất yếu.

Câu 4. Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định?

A. Sức lao động.                                             B. Đối tượng lao động.

C. Công cụ lao động.                                      D. Tư liệu lao động.

Câu 5. Trong các yếu tố của tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng nhất?

A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.                    B. Hệ thống bình chứa của sản xuất.

C. Công cụ lao động.                                      D. Đối tượng lao động.

Câu 6. Trong các yều tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất?

A. Công cụ lao động   .                                   B. Đối tượng lao động.

C. Hệ thống bình chứa của sản xuất.              D. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.

Câu 7. Sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định

A. mọi hoạt động của xã hội.                         B. số lượng hàng hóa trong xã hội.

C. thu nhập của người lao động.                    D. việc làm của người lao động.

Câu 8. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ c ấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là

A. thúc đẩy kinh tế.                                        B. thay đổi kinh tế.

C. ổn định kinh tế.                                          D. phát triển kinh tế.

Câu 9. Quá trình sản xuất bao gồm những yếu tố nào sau đây?

A. Sức lao động, đối tượng lao động và lao động.                                        

B. Con người, lao động và máy móc.

C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.                                               

D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Câu 10. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào để tạo ra sản phẩm cho mình được gọi là

A. môi trường tự nhiên.                                  B. đối tượng lao động.

C. tài nguyên thiên nhiên.                               D. tư liệu lao động.

Câu 11.Vật làm nhiệm vụ truyền dẫn tác động của con người lên đối tượng lao động được gọi là

A. nguyên liệu.                                                B. quá trình lao động.

C. nhiên liệu.                                                   D. tư liệu lao động.

Câu 12. Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là

A. Cải tạo thiên nhiên.                                    B. Biến đổi tự nhiên.

C. Sản xuất của cải vật chất.                           D. Sản xuất của cải tinh thần.

Câu 13. Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất được gọi là

A. lao động.                                                     B. năng lực lao động.

C. sức lao động.                                               D. thể lực lao động.

THÔNG HIỂU

Câu 1. Trong một nhà máy dệt, yếu tố nào dưới đây là đối tượng lao động?

A. Sợi.                                                                         B. Vải.

C. Máy dệt.                                                                 D. Công nhân.

Câu 2. Trong một xưởng sản xuất, yếu tố nào dưới đây là công cụ lao động?

A. Quần áo.                                                                 B. vải.

C. Máy dệt.                                                                 D. Kho chứa hàng.

Câu 3. Đối với người nông dân tư liệu lao động của họ chính là

A. đất trồng.                                                                B. máy cày.

C. nhân công.                                                  D. hạt thóc sau thu hoạch.

Câu 4. Sơ đồ nào sau đây phản ánh đúng nhất mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất?

A. SLĐ à ĐTLĐ à TLLĐ.                          B. TLLĐ à SLĐ à ĐTLĐ.

C. ĐTLĐ à TLLĐ à SLĐ.                          D. SLĐ à TLLĐ à ĐTLĐ.

Câu 5. Yếu tố nào dưới đây là đều kiện chủ quan để người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động?

A. Môi trường lao động.                                             B. Đối tượng lao động.

C. Sức lao động.                                                         D. Tư liệu lao động.

Câu 6. Để góp phần đưa kinh tế đất nước ta ngày càng phát triển thì nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục và đào tạo là tham gia phát triển

A. môi trường lao động.                                             B. kết cấu hạ tầng sản xuất.

C. sức lao động của xã hội.                                       D. chính sách trong giáo dục.

Câu 7. Đối với người nông dân đối tượng lao động của họ chính là

A. đất trồng.                                                                B. máy cày.

C. nhân công.                                                             D. kênh thủy lợi.

Câu 8. Yếu tố nào được coi là đối tượng lao động của ngành xây dựng?

A. Xi măng.                                                                B. Thợ xây.

C. Cái bay.                                                                D. Giàn giáo.

Câu 9. Yếu tố nào dưới đây được coi căn cứ để phân biệt các thời đại kinh tế?

A. Đối tượng lao động.                                               B. Cơ sở hạ tầng của sản xuất.

C. Sản phẩm làm ra.                                                   D. Tư liệu lao động.

Câu 10. Sự phát triển giáo dục và đào tạo sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của yếu nào sau đây của quá trình sản xuất của cải vật chất?

A. Công cụ lao động.                                                 B. Tư liệu lao động.

C. Sức lao động.                                                      D. Đối tượng lao động.

Câu 11. Hoạt động nào sau đây được coi là lao động?

A. Anh B đang xây nhà.                                             B. H đang nghe nhạc.

C. Ong đang xây tổ.                                                   D. Chim tha mồi về tổ.

Câu 12. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là

A. thúc đẩy kinh tế.                                                    B. thay đổi kinh tế.

C. ổn định kinh tế.                                                      D. phát triển kinh tế.

VẬN DỤNG THẤP

Câu 1. Câu: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”  đã đề cập đến yếu tố nào của sản xuất nông nghiệp trước đây?

A. Đối tượng lao động.                                               B. Tư liệu lao động.

C. Sức lao động.                                                         D. Nguyên liệu lao động.

Câu 2. Câu tục ngữ: “Con trâu là đầu cơ nghiệp” muốn nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố nào của sản xuất nông nghiệp trước đây?

A. Đối tượng lao động.                                                B. Công cụ lao động.

C. Sức lao động.                                                         D. Nguyên liệu lao động.

Câu 3. Công ty T đã đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất hiện đại đồng thời cử người đi đào tạo về cách sử dụng và bảo trì trang thiết bị mới đó. Việc làm này của họ là sự đầu tư cho yếu tố nào sau đây?

A. Sức lao động, đối tượng lao động.            B. Sức lao động, công cụ lao động.

C. Công cụ lao động, công nghệ.                   D. Đối tượng lao động, công nghệ.

Câu 4. Trung tâm khuyến nông huyện C thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn kĩ thuật trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap cho nông dân trong huyện nhằm tạo ra nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc làm trên là sự đầu tư cho yếu tố nào sau đây?

A. Sức lao động.                                                        B. Tư liệu lao động.

C. Công cụ lao động.                                                 D. Đối tượng lao động.

CHỦ ĐỀ 2. HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG

NHẬN BIẾT

Câu 1. Yếu tố nào dưới đây không phải là đều kiện để công nhận một sản phẩm là hàng hóa?

A. Là sản phẩm của lao động.                                    B. Có tính thẫm mỹ cao.

C. Có công dụng nhất định.                            .           D. Thông qua mua bán.

Câu 2. Công dụng của hàng hóa được gọi là

A. giá cả của hàng hóa.                                               B. giá trị của hàng hóa.

C. giá trị sử dụng của hàng hóa.                                 D. giá trị trao đổi của hàng hóa.

Câu 3. Giá trị trao đổi là biểu hiện của

A. giá trị của hàng hóa.                                                           B. giá cả của hàng hóa.

C. giá trị sử dụng của háng hóa.                                             C. công dụng của háng hóa.

Câu 4. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh vào trong hàng hóa được gọi là

A. giá trị của hàng hóa.                                               B. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

C. giá cả của hàng hóa.                                               D. Giá trị cá biệt của hàng hóa.

Câu 5. Cơ sở, nội dung của giá trị trao đổi của hàng hóa là

A. giá trị của hàng hóa.                                               B. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

C. giá cả của hàng hóa.                                               D. Giá trị cá biệt của hàng hóa.

Câu 6. Giá trị sử dụng của một hàng hóa được gọi là

A. giá cả của hàng hóa.                                               B. công dụng của hàng hóa.

C. hình thái của hàng hóa.                                          D. thuộc tính của hàng hóa.

Câu 8. Hàng hóa có hai thuộc tính là

A. Giá trị và giá cả.                             B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.

C. Giá cả và giá trị sử dụng.               D. Giá trị và giá trị sử dụng.

Câu 9. Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có

A. giá trị khác nhau.                                                   B. giá cả khác nhau.

C. giá trị sử dụng khác nhau.                                     D. số lượng khác nhau.

Câu 10Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

A. giá trị trao đổi.                                                        B. giá trị sử dụng.

C. chi phí sản xuất.                                                    D. hao phí lao động.

Câu 11. Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền

A. dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.

B. làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.

C. được dùng để chi trả sau khi giao dịch.

D. dùng để cất trữ.

Câu 12. Chức năng nào của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?

A. Thước đo giá trị.                                                                B. Phương tiện lưu thông.

C. Phương tiện cất trữ.                                                           D. Phương tiện thanh toán.

Câu 13. Khi được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán, tiền đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Thước đo giá trị.                                                                 B. Phương tiện lưu thông.

C. Phương tiện cất trữ.                                                           D. Phương tiện thanh toán.

Câu 14. Khi được rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mua hàng, tiền đã thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Thước đo giá trị.                                                                B. Phương tiện lưu thông.

C. Phương tiện cất trữ.                                                         D. Phương tiện thanh toán.

Câu 16. Chức năng thông tin của thị trường giúp người bán

A. biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.

B. đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.

C. giảm chi phí sản xuất để thu nhiều lợi nhận.

D. điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa.

Câu 17. Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi người sản xuất

A. cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.

B. mang hàng hóa ra thị trường bán.

C. mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được.

D. cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng.

Câu 18. Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là

A. quan hệ giữa người bán và người mua.    

B. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

C. giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.    

D. tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận.

Câu 19. Các nhân tố cơ bản của thị trường là

A. hàng hoá, tiền tệ, người mua - người bán.                  

B. hàng hoá, cung - cầu, giá cả.                                  

C. người mua - người bán, hàng hoá, cung - cầu.              

D. tiền tệ, hàng hoá, cung - cầu, giá cả.

Câu 20. Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi

A. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.

B. tiền dùng để đo lường, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa.

C. tiền rút khỏi thị trường và đi vào sản xuất.

D. tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.

Câu 21. Bản chất của tiền tệ là

A. sự thể hiện chung của giá trị.                                             B. thước do giá trị.

C. Phương tiện lưu thông.                              .                       D. phương tiện thanh toán.

Câu 22. Bản chất của tiền tệ là

A. tiền tệ thế giới.                   .                                  

B. làm vật ngang giá chung cho các loại hàng hóa.

C. làm phương tiện thanh toán khi mua hàng hóa.    

D. phương tiện cất trữ.

Câu 23. Chức năng của tiền tệ là

A. sự thể hiện chung của giá trị.                     .                     

B. làm vật ngang giá chung cho các loại hàng hóa.

C. biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.                  

D. thước đo giá trị.

Câu 24. Trên thị trường, giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng

A. giá cả hàng hóa.                                         B. giá trị sử dụng của hàng hóa.

C. chất lượng của hàng hóa.                          D. công dụng của hàng hóa.

Câu 25. Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẩn nhau để xác định những yếu tố nào sau đây?

A. Chất lượng và số lượng hàng hóa, dịch vụ.         

B. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.

C. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa.               

D. Giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

Câu 25. Thị trường đã thực hiện chức năng nào sau đây khi nó là nơi kiểm tra về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng của hàng hóa?

A. Thông tin   .                                               B. Thừa nhận giá trị, giá trị sử dụng.

C. Điều tiết.                                                    D. Kích thích, điều tiết, hạn chế.

Câu 27. Sự biến động của giá cả trên thị trường có thể làm thay đổi cơ cấu sản xuất, sức mua của người tiêu dùng. Trong trường hợp này thị trường đã thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Thông tin, phản ánh.                                  B. Thừa nhận, thực hiện giá trị.

C. Thông báo, luân chuyển.                            D. Điều tiết, kích thích, hạn chế.

Câu 28. Người sản xuất hàng hóa cần căn cứ vào quy mô cung – cầu, giá cả của hàng hàng để đưa ra quyết định đúng và có lợi nhất cho mình. Trong trường hợp này thị trường đã thực hiện chức năng nào?

A. Thông tin    .                                                                       B. Thừa nhận giá trị.

C. Điều tiết.                                                                            D. Kích thích.

Câu 29. Yếu tố nào sau đây có vai trò điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng?

A. Giá trị của hàng hóa.                                                          B. Giá cả của hàng hóa.

C. Sức mua của người tiêu dùng.                                          D. Sức sản xuất của xã hội.

Câu 30. Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa và dịch được gọi là

A. sàn giao dịch.                                                                     B. chợ, siêu thị.                 

C. thị trường.                                                                          D. thị phần.

THÔNG HIỂU

Câu 1. Sản phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?

A. Dịch vụ internet.                                                     B. Nước máy ở đô thị.

C. Vé mời xem ca nhạc.                                             D. Vé xem phim.

Câu 2. Hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì chúng có

A. giá trị khác nhau.                                       B. giá trị sử dụng khác nhau.

C. giá trị bằng nhau.                                       D. giá trị sử dụng như nhau.

Câu 3. Bà A bán thóc được 2 triệu đồng rồi dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Thước đo giá trị.                                                    B. Phương tiện lưu thông.

C. Phương tiện cất trữ.                                              D. Phương tiện thanh toán.

Câu 4. Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây?

A. Gửi tiết kiệm trong ngân hàng.                             B. Mua vàng cất vào két.

C. Mua xe ô tô để kinh doanh.                                  D. Cho vay.

Câu 6. Bác A dùng tiền tiết kiệm để mua một miếng đất ở trong khu dân cư. Trong trường hợp này tiền đã thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Phương tiện thanh toán.                                         B. Phương cất trữ.

C. Thước đo giá trị.                                                     D. Phương tiện lưu thông.

Câu 7. Ông T dùng tiền tiết kiệm để mua một chiếc ô tô kinh doanh vận tải. Trong trường hợp này tiền đã thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Phương tiện thanh toán.                                         B. Phương cất trữ.

C. Thước đo giá trị.                                                     D. Phương tiện lưu thông.

Câu 9. Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì tiền tệ

A. chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.

B. là quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.

C. được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.

D. không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Câu 10. Bác B  trồng rau ở tỉnh nhưng luôn mang sản phẩm của mình lên thành phố bán vì ở đó có giá cao hơn. Trong trường hợp này thị trường đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng.            

B. Hạn chế sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

C. Thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa.                                                        

D. Thừa nhận giá cả, chất lượng hàng hóa.

Câu 11. Sản phẩm nào dưới đây là hàng hóa phi vật thể?

A. Chuột máy tính.                                                                 B. Ổ cứng máy tính.

C. Hệ điều hành máy tính.                                                     D. Màn hình máy tính.

Câu 12. Sản phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?

A. Hoa quả trong vườn nhà.                          

B. Áo, quần bày bán ở siêu thị.

C. Tác phẩm văn học ở nhà sách.                  

D. Dịch vụ lắp đặt internet.

Câu 13. Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là

A. giá cả.                                                        

B. lợi nhuận.

C. công dụng của hàng hóa.                           

D. số lượng của hàng hóa.

Câu 14. Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là

A. giá cả.                                                       

B. lợi nhuận.

C. công dụng của hàng hóa.                           

D. số lượng hàng hóa.

Câu 15. Bà H bán lúa rồi dùng số tiền bán lúa mua phân bón. Trong trường hợp này tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Phương tiện cất trữ.           .                                              

B. Thước đo giá trị.

C. Phương tiện lưu thông.                                         

D. Tiền tệ thế giới.

Câu 16. Ngân hàng huy động vốn của người dân rồi dùng số tiền đó cho các doanh nghiệp vay lại. Trong trường hợp này, ngân hàng đã sử dụng chức năng nào của tiền tệ?

A. Phương tiện cất trữ.           .                                              

B. Thước đo giá trị.

C. Phương tiện lưu thông.                                         

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 17Hiện nay nhiều nơi nông dân bỏ lúa trồng thanh long vì loại trái cây này đang có giá cao trên thị trường. Trong trường hợp này thị trường đã thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Thông tin, phản ánh.                                             B. Thừa nhận, thực hiện giá trị.

C. Thông báo, luân chuyển.                           D. Điều tiết, kích thích, hạn chế.

Câu 18. Công ty T thường mua trái cây vào lúc thu hoạch rộ để chế biến vì lúc đó giá cả rẻ nhất. Công ty đã vận dụng chức năng nào của thị trường?

A. Thông tin.  .                                               B. Thừa nhận giá trị.

C. Thức hiện giá trị.               .                       D. Điều tiết, kích thích.

Câu 19. Công ty X tung ra thị trường dòng sản phẩm điện thoại mới nhưng không được khách hàng ủng hộ nên đành phải ngừng sản xuất dòng điện thoại ấy. Trong trường hợp này thị trường đã thực hiện chức năng nào của mình?

A. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng.         

 B. Thực hiện chức năng điều tiết kinh doanh.

C. Điều tiết sản xuất và tiêu dùng.                 .                      

D. Hạn chế sản suất và tiêu dùng.

Câu 20. Công ty T sản xuất giày thể thao. Họ phải căn cứ vào yếu tố nào sau đây của hàng hóa để định giá bán cho sản phẩm của mình?

A. Giá trị.                                                                               B. Giá trị sử dụng.

C. Giá cả.                   .                                                           D. Giá trị trao đổi.

Câu 21. Sự biến động cung- cầu, giá cả trên thị trường đã làm cho hàng hóa có sự luân chuyển từ nơi này đến nơi khác. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Chi phối.  

B. Quyết định.        

C. Điều tiết.                   

D Kiểm soát.

VẬN DỤNG THẤP

Câu 1. Sau khi bán vật liệu xây dựng cho một khách hàng, anh C thu được 30 triệu đồng tiền lãi.Việc làm nào dưới đây cho biết anh đã thực hiện chức năng cất trữ của tiền tệ?

A. Cho bạn bè mượn để làm ăn.                                  B. Gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

C. Mua vàng cất đi.                                                      D. Mua đất đai để làm của riêng.

Câu 2. Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con, biếu họ hàng 3 con. Số còn lại bác đem bán. Vậy đã có bao nhiêu con gà trở thành hàng hóa?

A. 12 con.    

B. 15 con.       

C. 17con.  

D. 20 con.

Câu 3T ăn một bát phở và phải trả 50.000 đồng. Điều này có nghĩa là T đã mua yếu tố nào sau đây của hàng hóa?

A. Giá trị.      

B. Giá trị sử dụng. 

C. Giá cả.     

D. Giá trị trao đổi.

Câu 4. Công ty T mua nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài với giá 2 USD/ kg nếu thanh toán bằng tiền Việt thì 45.000 đồng/kg. Trong trường hợp này, sự khác nhau về số tiền phải trả cho 1kg nguyên liệu là do yếu tố nào sau đây?

A. Giá trị của hàng hóa.                                                         B. Giá trị của tiền tệ.

C. Giá cả của hàng hóa.         .                                              D. Giá trị trao đổi.

Câu 5. Hiện hay, các doanh nghiêp sản xuất ô tô tại Việt Nam đang đua nhau giảm giá bán để giành thị phần đối với dòng ô tô giá rẻ đã khiến cho sức tiêu thụ của sản phẩm tăng mạnh. Trong trường hợp này thị trường đã thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Kích thích tiêu dùng.        .                                                B. Kích thích cạnh tranh.

C. Hạn chế sản xuất.                                                             D. Điều tiết sản xuất.

Câu 6. Do có tay nghề cao và biết được thị hiếu của khách hàng nên anh B luôn tạo ra những chiếc tủ có mẫu mã, kiểu dáng đẹp, chất lượng gỗ tốt. Vì vậy, sản phẩm của anh khi hoàn thành đều được khách hàng mua ngay với giá cao. Trong trường hợp này thị trường đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Nắm bắt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.            

B. Môi giới, thúc đẩy quan hệ  mua bán.

C. Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

D. Điều tiết, kích thích sản xuất hàng hóa.   

VẬN DỤNG CAO

Câu 1. T và H cùng nhau đi xem kịch. Họ mua 2 chiếc vé, mỗi vé hết 100.000 đồng, mua nước ngọt hết 50.000 đ, gửi xe hết 10.000 đồng, còn lại 40.000 mua bắp rang. Trong trường hợp này số tiền họ phải trả cho hàng hóa dịch vụ là bao nhiêu?

A. 100.000 đồng.          

B. 210.000 động. 

C. 250.000 đồng.            

D. 260.000 đồng.

Câu 2. Anh K và anh P cùng nhau đi xem phim. Họ mua 2 chiếc vé, mỗi vé hết 100.000 đồng, mua nước ngọt hết 50.000 đ, gửi xe hết 10.000 đồng, còn lại 40.000 mua bắp rang. Trong trường hợp này số tiền họ phải trả cho việc mua hàng cho hàng hóa là bao nhiêu?

A. 200.000 đồng.        

B. 210.000 động.  

C. 290.000 đồng. 

D. 300.000 đồng.

Câu 3. Cơ sở sản xuất bánh trung thu của bà H được khách hàng ủng hộ nhiệt tình nên đạt doanh thu cao, thu nhiều lợi nhuận. Vì vậy, bà H đã thưởng cho mỗi công nhân làm bánh và mỗi đại lý tiêu thụ một hộp bánh. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây không phải là người mua hàng hóa?

A. Công nhân của bà H.                                

B. Bà H và công nhân của mình.

C. Các đại lý, bà H và công nhân.    

D. Các đại lý và công nhân của bà H.

Câu 4. Hộ ông T và ông K cùng trồng thanh long, nhưng khi bán cho thương lái thì ông T luôn nhận được giá cao hơn vì trái to đẹp và vị ngon hơn của ông K. Sự khác nhau về giá bán của hai người là do sự khác nhau của yếu tố nào sau đây?

A. Giá trị của hàng hóa.                    

B. Giá trị lao động kết tinh trong hàng hóa.

C. Giá cả của hàng hóa.         .          

D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

CHỦ ĐỀ 3. QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA

CÂU HỎI NHẬN BIẾT

Câu 1. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với

A. thời gian lao động xã hội cần thiết.                       B. thời gian lao động cá nhân.

C. thời gian lao động tập thể.                                   D. thời gian lao động cộng đồng.

Câu 2. Theo quy luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở

A. thời gian lao động xã hội cần thiết.                       B. thời gian lao động cá biệt.

C. giá trị cá biệt.                                                         D. giá trị xã hội.

Câu 3. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Thời gian lao động cá biệt.           

B. Thời gian lao động xã hội cần thiết.

C. Thời gian cần thiết để sản xuất hàng hóa. 

D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa.

Câu 4. Trong lưu thông hàng hóa, giá cả hàng hóa vận động xoay quanh

A. thời gian lao động xã hội cần thiết.                       B. thời gian lao động cá biệt.          

C. nhu cầu thị trường.                                                 D. giá cả thị trường.

Câu 5. Theo quy luật giá trị việc trao đổi hàng hóa trên thị trường phải dựa trên cơ sở

A. thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.                                              

B. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

C. giá cả và giá trị của hàng hóa đó trên thị trường.                                     

D. giá trị sử dụng của hàng hóa đó.

Câu 6. Theo quy luật giá trị giá cả của hàng hóa trên thị trường bao giờ cũng

A. vận động xoay quanh trục giá trị của hàng hóa.  

B. nằm song song với trục giá trị của hàng hóa.

C. cao hơn trục giá trị của hàng hóa.            

D. thấp hơn trục giá trị của hàng hóa.

Câu 7. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa là quy luật

A. cung - cầu.

B. cạnh tranh.

C. giá cả.           

D. giá trị.

Câu 8. Yếu tố nào dưới đây không phải là nội dung của quy luật giá trị?

A. Trao đổi hàng hóa phải theo nguyên tắc ngang giá.                                

B. Giá cả của hàng hóa luôn xoay quanh trục giá trị của hàng hóa.

C. Thời gian lao động cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.                       

D. Giá trị của hàng hóa phải do giá cả quyết định.

Câu 9. Theo quy luật giá trị, người sản xuất phải căn cứ vào yếu tố nào dưới đây để thực hiện đúng quy luật giá trị nhằm thu nhiều lợi nhuận?

A. Giá trị sử dụng của hàng hóa.                  

B. Giá trị trao đổi của hàng hóa.

C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.          .

D. Thời gian lao động cá biệt.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn GDCD lớp 11 Trường THPT Xuân GiaiĐề thi HK2 nă. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF