OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

17/05/2018 615.88 KB 34857 lượt xem 74 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180517/218297178110_20180517_160542.pdf?r=1463
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài văn mẫu Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử mà HOC247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em có một cái nhìn cận cảnh về vẻ đẹp nên thơ của xứ Huế qua lăng kính của một nhà thơ tài năng thuộc Phong trào Thơ mới. Đồng thời, bài văn mẫu này cũng sẽ góp phần giúp các em nắm được kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học. Mời các em cùng tham khảo. Ngoài ra, để củng cố lại toàn bộ bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đây thôn Vĩ Dạ.

 

 
 

A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý

Cảm nhận khổ thơ đâu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

B. DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Mở bài

  • Vài nét về tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), là một người con của Quảng Bình. Ông là một nhà thơ có nhiều đóng góp to lớn trong Phong trào Thơ mới.
  • Vài nét về bài thơ và đoạn mở đầu:
    • Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác vào khoảng năm 1938, in lần đầu tiên trong tập Thơ điên (về sau đổi tên thành Đau thương).
    • Theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh và người em trai ruột của nhà thơ là Nguyễn Bá Tín, bài thơ được viết ra khi Hàn Mặc Tử nhận được một tấm bưu thiếp từ người con gái mà nhà thơ thầm thương, Hoàng Thị Kim Cúc.
    • Đoạn thơ mở đầu là một bức tranh được vẽ ra với khung cảnh thiên nhiên nên thơ và con người đôn hậu của xứ Huế. Đồng thời, đó cũng là nỗi lòng mà thi sĩ muốn trải bày khi nghĩ về vùng đất ấy trong lúc bản thân mình đang bất lực khi phải đối chọi  với căn bệnh phong quái gở.

2. Thân bài

  • Về mặt nội dung
    • Lời mời gọi về thăm lại thôn Vĩ: “Sao anh không về thăm thôn Vĩ?” chất chứa những nỗi niềm riêng.
    • Hình ảnh hữu tình, thơ mộng của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc mặt trời vừa mới nhô lên sau rặng cau và khu vườn xanh ngọc.
    • Hình ảnh con người xứ Huế đôn hậu, dịu dàng được thể hiện qua khuôn mặt “chữ điền” của người con gái nơi đây.
  • Về mặt nghệ thuật
    • Câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” là một lời mời nhưng có pha chút bâng khuâng, tiếc nuối, trách móc, hờn dỗi nhưng cũng đầy sự thiết tha, khao khát.
    • Hình ảnh nắng và điệp từ “nắng”: “nắng mới lên” là cái nắng sớm ban mai, nhẹ nhàng, tinh khiết; còn điệp từ “nắng” nhằm ý gợi cho người đọc thấy được sự chuyển động nhẹ nhàng, khe khẽ của mặt trời.
    • Cụm từ so sánh “mướt quá xanh như ngọc” được đặt liền kề với cụm từ phiếm chỉ “vườn ai” gợi lên sự sống mơn mởn, mướt mát của cảnh vật nơi đây. Đồng thời, nó cũng như một sự ngỡ ngàng được nhân vật trữ tình thốt ra khi đứng trước cảnh vật thân thuộc và nên thơ ấy. Ở đây, tác giả còn sử dụng phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
    • Hình ảnh “lá trúc che ngang mặt chữ điền”: con người hiện lên với nét đôn hậu, dịu dàng.

⇒ Nét đẹp hài hòa giữa cảnh và người đã làm cho xứ Huế trở nên thơ mộng và thi vị hơn.

3. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ đầu.
  • Khơi gợi và mở rộng thêm kiến thức.

C. BÀI VĂN MẪU

Đề bài: Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Gợi ý làm bài

Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là người con của vùng đất Đồng Hới – Quảng Bình thân thương. Ông là một thi sĩ tài năng và có đóng góp không nhỏ trong Phong trào Thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử thường mang nỗi buồn, u sầu và hướng nội. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác để đời của ông, để lại nhiều ấn tượng khó phai trong trái tim độc giả.

Đoạn thơ đầu của bài thơ đã vẽ nên một khung cảnh nên thơ của xứ Huế cùng nỗi nhớ về vùng đất thơ mộng ấy của nhà thơ khi ông nằm trên giường bệnh:

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền"

Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ sâu sắc được nhà thơ gửi gắm bao tâm tư, tình cảm:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Bài thơ được sáng tác khi Hàn Mặc Tử mắc căn bệnh nan y khó chữa. Ông nằm trong bệnh viện và nhận được tấm bưu thiếp của bà Hoàng Thị Kim Cúc – người con gái ông thầm thương trộm nhớ bấy lâu. Đó chính là nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác. Có ý kiến cho rằng trong tấm bưu thiếp kia có vài lời thăm hỏi của cô gái, hỏi thăm nhà thơ sao bấy lâu không về thăm thôn Vĩ. Nếu hiểu theo cách này thì có lẽ nhà thơ Hàn Mặc Tử đã mượn chính lời hỏi thăm của người con gái Huế để mở đầu cho tác phẩm. Câu thơ như một lời hỏi tâm tình nhưng cũng kèm theo sự trách móc nhẹ nhàng, hờn dỗi một cách đáng yêu của người con gái xinh đẹp. Cũng có thể hiểu theo cách khác rằng chính nhà thơ đã tự phân thân. Ông tự hỏi bản thân mình sao bấy lâu nay không về thăm vùng đất ấy, thôn quê ấy. Câu hỏi tu từ với nhịp thơ 4/3 tạo cho câu thơ một nhịp thơ nhẹ nhàng như một lời hỏi thăm ân tình, tế nhị và gợi cho người đọc nhiều tầng liên tưởng sâu sắc. 

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Chỉ với đoạn thơ ngắn cùng cách sử dụng các biện pháp tu từ khéo léo và ngôn ngữ tài tình, nhà thơ Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh thôn Vĩ yên bình và thơ mộng, qua đó cũng ngợi ca con người đôn hậu, chân thành nơi đây. Đoạn thơ đã để lại trong trái tim người đọc nhiều dư âm tốt đẹp về đất nước con người xứ Huế nói riêng, cũng như đất nước, con người Việt Nam nói chung.

Trên đây chỉ trích dẫn 1 phần bài văn mẫu nêu cảm nhận về khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Toàn bộ khổ thơ đầu là một bức tranh thiên nhiên thật nên thơ với hình ảnh của nắng, hàng cau, khu vườn xanh mướt. Ẩn đằng sau bức tranh thiên nhiên tươi nắng, nên thơ ấy là hình ảnh khuôn mặt chữ điền đôn hậu mà thân quen của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm bài tổng hợp về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Ngoài đề văn về cảm nhận khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, các em còn có thể tham khảo các dạng đề cũng như cách phân tích những khổ thơ còn lại và toàn bộ bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ tại HỌC247.

Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF