OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 2 Bài 33: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 100 - Kết nối tri thức


Bài giảng Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 100 bên dưới đây được HỌC247 biên soạn chi tiết lý thuyết cần nhớ, sử dụng các bài tập minh hoạ kèm theo hướng dẫn giải chi tiết, dành cho các em học sinh lớp 2 tham khảo, giúp các em học sinh rèn luyện giải môn Toán lớp 2. Mời các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20

a) Thực hiện phép tính cộng

- Cách 1: Thực hiện phép tính cộng (qua 10) trong phạm vi 20 bằng cách tách số: Tách các số hạng sao cho xuất hiện phép cộng có tổng bằng 10, sau đó lấy 10 cộng với số hạng còn lại.

- Cách 2: Thực hiện phép tính cộng (qua 10) trong phạm vi 20 bằng cách đếm tiếp.

- Thực hiện phép cộng các số của từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái.

b) Thực hiện phép tính trừ

- Các em học sinh tách số bị trừ thành tổng trong đó có một số hạng bằng 10 rồi thực hiện phép trừ trong phạm vi 10 trước rồi cộng với số hạng còn lại.

- Thực hiện phép trừ các số của từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái.

c) Toán đố

- Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng tăng thêm hay giảm bớt và yêu cầu của bài toán.

- Tìm cách giải: Khi bài toán yêu cầu tìm giá trị “cả hai” hoặc “tất cả” thì em thường dùng phép toán cộng.

- Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.

- Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được?

d) Bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị

Dạng toán chung: 

Bài toán yêu cầu tìm giá trị của đại lượng A, biết A có giá trị nhiều hơn B n đơn vị.

Bài toán yêu cầu tìm giá trị của đại lượng A, biết giá trị của B và A có giá trị ít hơn B n đơn vị.

Phương pháp giải

- Đọc và phân tích đề

- Xác định đại lượng có giá trị lớn và bé, mối quan hệ giữa các đại lượng. Thông thường, muốn tìm giá trị của đại lượng lớn thì ta thường sử dụng phép toán cộng.

- Trình bày lời giải cho bài toán.

- Kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.

1.2. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100

a) Đặt tính rồi tính

- Đặt tính thẳng hàng.

- Thực hiện phép cộng: lần lượt lấy hàng đơn vị cộng hàng đơn vị, hàng chục cộng hàng chục.

- Với phép cộng có nhớ thì em cộng thêm 1 vào hàng chục.

- Thực hiện phép trừ lần lượt từ phải sang trái, khi hàng đơn vị của số bị trừ không đủ để trừ thì em cần thực hiện phép trừ có nhớ.

- Từ số ban đầu, lần lượt thực hiện các phép toán và điền kết quả vào ô trống.

b) Bài toán

- Đọc và phân tích đề

- Tìm cách giải: Khi bài toán yêu cầu tìm giá trị “cả hai” hoặc “tất cả” thì em thường dùng phép toán cộng.

 Tìm cách giải của bài toán: Chú ý bài toán có các từ khóa “giảm đi“; “kém“... thì thường sử dụng phép tính trừ để tìm lời giải.

- Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.

- Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Lớp 2A có 8 bạn học hát. Số bạn học võ nhiều hơn số bạn học hát là 5 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu bạn học võ?

Hướng dẫn giải

Lớp 2A có số bạn học võ là:

8 + 5 = 13 (bạn)

Đáp số: 13 bạn học võ

Câu 2: Lấy hai trong ba túi gạo nào đặt lên đĩa bên phải để cân thăng bằng?

Hướng dẫn giải

Ta có: 

ADMICRO

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

- Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn

- Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập

- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả

NONE
OFF