Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Toán 6, HỌC247 đã biên soạn bài ôn tập chương 9. Tài liệu được biên soạn với nội dung đầy đủ, chi tiết giúp các em dễ dàng nắm bắt được kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phép thử nghiệm. Sự kiện
a) Phép thử nghiệm
a) Mỗi đồng xu Có hai mặt, một mặt có in giá trị bằng tiền của đồng xu, thường gọi là mặt sấp (S). Mặt còn lại thường được gọi là mặt ngửa (N).
Bạn Hùng tung đồng xu một số lần và ghi lại kết quả vào bảng sau:
Lần tung thứ |
Kết quả |
1 |
S |
2 |
S |
3 |
N |
4 |
S |
5 |
N |
Em hãy cho biết:
- Bạn Hùng đã tung đồng xu bao nhiêu lần và kết quả của lần tung thứ nhất và thứ năm?
- Có bao nhiêu kết quả khác nhau có thể xảy ra khi bạn dùng trung đông xu? Đó là các kết quả nào?
b) Trong hộp CÓ 4 lá thăm bằng giấy có kích thước giống nhau được đánh số từ 1 đến 4
Đến lượt mình, mỗi bạn trong nhóm bốc một lá thăm, xem số rối trả lại hộp. Kết quả các lẫn bốc thăm được ghi lại ở bảng sau:
Lần bốc thử |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Số thăm |
3 |
4 |
2 |
3 |
4 |
1 |
1 |
2 |
4 |
1 |
3 |
2 |
Em hãy cho biết
- Kết quả của lần bốc thăm thứ 5 và thứ 6?
- Có bao nhiều kết quả khác nhau có thể xảy ra trong mỗi lần bốc thăm? Đó là các kết quả nào?
Hãy thực hiện hoạt động trên và lập bảng ghi lại kết quả thu được.
Trong các trò chơi (thí nghiệm) tung đồng xu, bốc thăm, ge0 xúc xắc, quay xổ sổ, ..., mỗi lần tung đồng xu hay bốc thăm như trên được gọi là một phép thử nghiệm.
Khi thực hiện phép thử nghiệm (trò chơi, thí nghiệm), ta rất khó để dự đoán chính xác kết quả của mỗi phép thử nghiệm đó. Tuy nhiên ta có thể liệt kế được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm đó.
b) Sự kiện
Trong phép thử ở câu b, các sự kiện sau có thể xảy ra hay không?
- Bốc được lá thăm ghi số nhỏ hơn 5.
- Bốc được lá thăm ghi số lẻ.
- Bốc được là thăm ghi số chia hết cho 5.
Khi thực hiện phép thử nghiệm, có những sự kiện chắc chắn xảy ra, có những sự kiện không thể xảy ra và cũng cố những sự kiện có thể xảy ra,
Chẳng hạn như khi ta gia một con xúc xắc sáu mặt và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt phía trên thì:
- Sự kiện sổ chấm nhỏ hơn 7 chắc chắn xảy ra.
– Sự kiện số chấm lớn hơn 7 không thể xảy ra,
– Sự kiện số chấm là số chẵn có thể xảy ra.
1.2. Xác suất thực nghiệm
a) Khả năng xảy ra của một sự kiện
Trong hộp có 5 quả bóng xanh và 1 quả bóng đỏ. Không nhìn vào hộp, chọn ra từ hộp một quả bóng. Xét các sự kiện sau
- Bóng chọn ra có màu vàng
- Bống chọn ra không có màu vàng.
- Bảng chọn ra có màu xanh.
Sự kiện nào có khả năng xảy ra cao nhất?
Ta đã biết khi thực hiện một phản thử nghiệm, một sự kiện có thể hoặc không thể xảy ra.
Để nói về khả năng xảy ra của một sự kiện, ta dùng một con số có giá trị từ 0 đến 1,
Một sự kiện không thể xảy ra có khả năng xảy ra bằng 0.
Một sự kiện chắc chắn xảy ra có khả năng xảy ra bằng 1.
b) Xác suất thực nghiệm
Thực hiện việc xây ghim 20 lần quanh trục bút chì và sử dụng bằng kiếm để theo mẫu như hình vẽ để đếm số lần ghim chi
Hãy tính tỉ số của số lần phim chỉ vào ô màu trắng và tổng số lần quay phim.
Tì số trên còn được gọi là xác suất thực nghiệm của sự kiện ghim chỉ vào ô màu trắng sau 20 lần thử.
Thực hành: Tìm xác suất thực nghiệm của sự kiện ghim chỉ vào ô màu xám, màu đen.
0 "
Thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nảo đó n lần. Gọi n(A) là số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó
Tỉ số n(A)/n = Số lần sự kiện A xảy ra/ Tổng số lần thực hiện hoạt động
được gọi là xác suất thực nghiệm của sự kiện A sau n hoạt động vừa thực hiện.
Bài tập minh họa
Câu 1. Ghi lại số bạn đi học muộn của lớp trong 20 ngày liên tiếp. Kết quả cho ở bảng sau:
1 | 1 | 0 | 2 | 1 | 0 | 0 | 2 | 1 | 0 |
0 | 0 | 1 | 1 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 |
Hãy tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện:
a) Một ngày có đúng 3 bạn đi học muộn
b) Một ngày không có bạn nào đi học muộn
c) Một ngày có bạn đi học muộn
Lời giải
a) Số ngày có đúng 3 bạn đi học muộn trong 20 ngày là 1 nên xác xuất thực nghiệm của sự kiện một ngày có đúng 3 bạn đi học muộn là:
\(\frac{1}{20}=0,05\)
b) Số ngày không có bạn nào đi học muộn trong 20 ngày là 10 nên xác xuất thực nghiệm của sự kiện một ngày không có bạn nào đi học muộn là:
\(\frac{10}{20}=0,5\)
c) Số ngày bạn đi học muộn trong 20 ngày là 10 nên xác xuất thực nghiệm của sự kiện một ngày có đúng 3 bạn đi học muộn là:
\(\frac{10}{20}=0,5\)
Câu 2. Trong hộp có 4 thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4. Thảo nhắm mắt lấy ra 1 thẻ từ hộp, ghi số rồi trả lại hộp. Lặp lại hoạt động trên 20 lần, Thảo được bảng kết quả như sau:
2 | 3 | 2 | 1 | 4 | 4 | 3 | 1 | 3 | 2 |
4 | 1 | 1 | 3 | 2 | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 |
Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện:
a) Thảo lấy được thẻ ghi số chẵn
b) Thảo lấy được thẻ ghi số nguyên tố
Lời giải
a) Số lần Thảo lấy được thẻ ghi số chẵn trong 20 lần là 10.
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Thảo lấy được thẻ ghi số chẵn” trong 20 lần thử là:
\(\frac{10}{20}=0,5\)
b) Ta có trong bốn số 1, 2, 3, 4 có hai số nguyên tố là 2 và 3.
Số lần Thảo lấy được thẻ ghi số 2 hoặc số 3 là 10 nên xác suất thực nghiệm của sự kiện Thảo lấy được thẻ ghi số nguyên tố là:
\(\frac{10}{20}=0,5\)
Câu 3. Hộp bút của Ngọc có 1 bút mực, 1 cái bút chì và 1 cái thước kẻ. Ngọc lấy ra hai dụng cụ học tập từ hộp. Hỏi các sự kiện sau là chắc chắn, không thể hay có thể xảy ra?
a) Ngọc lấy được 1 cái bút và 1 thước kẻ.
b) Ngọc lấy được ít nhất 1 cái bút
c) Ngọc lấy được 2 cái thước kẻ.
Lời giải
a) Sự kiện “Ngọc lấy được 1 cái bút và 1 cái thước kẻ” xảy ra khi Ngọc lấy được 1 cái bút mực (hoặc bút chì), 1 thước kẻ và không xảy ra khi Ngọc lấy được 2 cái bút. Do đó, sự kiện này có thể xả ra
b) Sự kiện “Ngọc lấy được ít nhất 1 cái bút” chắc chắn xảy ra
c) Do chỉ có 1 cái thước kẻ nên sự kiện “Ngọc lấy được 2 cái thước kẻ” không thể xảy ra
Luyện tập Ôn tập Chương 9 Toán 6 CTST
Qua bài giảng này giúp các em:
- Hệ thống và ôn tập lại nhưng nội dung đã học
- Áp dụng vào giải các bài tập SGK
3.1. Bài tập trắc nghiệm
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 9 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. \(\dfrac{-13}{30}\)
- B. \(\dfrac{-30}{13}\)
- C. \(\dfrac{13}{30}\)
- D. \(\dfrac{30}{13}\)
-
- A. 65%
- B. 52%
- C. 47%
- D. 57%
-
- A. 76%
- B. 25%
- C. 22%
- D. 78%
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 9 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 2
Giải bài 1 trang 107 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 2 trang 107 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 3 trang 107 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 1 trang 107 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 1 trang 107 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 6 trang 107 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 1 trang 127 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 2 trang 127 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 3 trang 127 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 4 trang 127 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 5 trang 127 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 6 trang 128 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 7 trang 128 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 8 trang 128 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 9 trang 129 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Hỏi đáp Ôn tập Chương 9 Toán 6 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 6 HỌC247