Học247 mời các em tham khảo bài học Số đo góc bên dưới đây, thông qua tài liệu này các em sẽ hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, bên cạnh đó các em còn nắm được phương pháp giải các bài tập và vận dụng vào giải các bài tập tương tự. Chúc các em có một tiết học thật hay và thật vui khi đến lớp!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đo góc
Mỗi góc có một số đo
*Cách đo góc xOy:
Bước 1: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc. Vạch 0 của thước nằm trên cạnh Ox
Bước 2: Xác định xem cạnh Oy đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo của góc
Chú ý: Số đo một góc không vượt quá \(180^0\)
1.2. Các góc đặc biệt
*Ta có thể so sánh 2 góc dựa vào số đo của chúng
Nếu số đo của góc xOy bằng số đo góc mOn thì góc xOy bằng góc mOn, kí hiệu là \(\widehat {xOy}=\widehat {mOn}\)
Nếu số đo của góc xOy lớn hơn số đo góc mOn thì góc xOy lớn hơn góc mOn, kí hiệu là \(\widehat {xOy}>\widehat {mOn}\)
Nếu số đo của góc xOy nhỏ hơn số đo góc mOn thì góc xOy nhỏ hơn góc mOn, kí hiệu là \(\widehat {xOy}<\widehat {mOn}\)
+Góc nhọn là góc số góc có số đo lớn hơn \(0^0\) và nhỏ hơn \(90^0\).
+Góc vuông là góc có số đo bằng \(90^0\)
+Góc tù là góc có số đo lớn hơn \(90^0\) và nhỏ hơn \(180^0\)
+Góc bẹt là góc có số đo bằng \(180^0\)
Bài tập minh họa
Câu 1: Hãy chỉ ra một số hình ảnh góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt có trong thực tế mà em biết.
Hướng dẫn giải
Góc nhọn: góc kim đồng hồ chỉ 1 giờ
Góc vuông : góc tường trong nhà, góc kim đồng hồ chỉ 3 giờ.
Góc tù: góc kim đồng hồ chỉ 10 giờ
Góc bẹt: góc kim đồng hồ chỉ 6 giờ
Câu 2: Hãy sắp xếp các góc sau theo thứ tự số đo từ bé đến lớn: góc vuông, góc nhọn, góc tù và góc bẹt.
Hướng dẫn giải
Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 90 độ.
Góc vuông là góc có số đo bằng 90 độ.
Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90 độ và nhỏ hơn 180 độ.
Góc bẹt là góc có số đo bằng 180 độ
Vậy ta sắp xếp như sau: Góc nhọn ; góc vuông ; góc tù; góc bẹt.
Luyện tập Bài 37 Chương 8 Toán 6 KNTT
Qua bài giảng này giúp các em biết được:
- Cách đó góc
- Số đo các góc đặc biệt
- Áp dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập tương tự.
3.1. Bài tập tự luận về Số đo góc
Câu 1: Cho ba tia chung gốc Ox, Oy, Oz. Biết \(\widehat {xOy} = {30^0};\widehat {yOz} = {50^0}\). Tính góc \(\widehat {xOz}?\).
Câu 2: Cho hai góc kề bù xOy, yOz. Số đo của góc xOy bằng \(\frac{2}{7}\) số đo góc yOz và số đo của góc xOz là \({153^0}\). Tính số đo mỗi góc.
Câu 3: Năm tia phân biệt, chung gốc O là OA, OB, OC, OD, OE tạo thành các góc kề liên tiếp nhau. Biết \(\widehat {AOB} = {30^0},\widehat {BOC} = {80^0},\widehat {COD} = {70^0},\widehat {DOE} = {30^0}\).
a) Biết A, O, D thẳng hàng.
b) Tính góc \(\widehat {EOA}\,\,?\)
c) Ba điểm B, O, E có thẳng hàng không?
3.2. Bài tập trắc nghiệm về Số đo góc
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 37 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. 1200
- B. 1500
- C. 900
- D. 600
-
- A. Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau
- B. \(\widehat A\) được gọi là góc tù nếu \(\widehat A>90^0\)
- C. Nếu tia Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) thì \(\widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \frac{{\widehat {xOy}}}{2}\)
- D. Tam giác MNP là hình gồm các đoạn thẳng MN, MP và NP. Khi ba điểm M, N, P không thẳng hàng.
-
- A. 500
- B. 300
- C. 450
- D. 350
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.3 Bài tập SGK về Số đo góc
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 37 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 2
Giải câu hỏi 1 trang 61 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 1 trang 62 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hoạt động trang 62 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải câu hỏi 2 trang 63 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 2 trang 63 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Vận dụng 2 trang 63 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.31 trang 64 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.32 trang 64 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.33 trang 64 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.34 trang 64 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.48 trang 57 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.49 trang 57 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.50 trang 57 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.51 trang 57 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.52 trang 57 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.53 trang 57 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hỏi đáp Bài 37 Chương 8 Toán 6 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 6 HỌC247