OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 8 Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến


Nội dung của Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến dưới đây sẽ giúp các em thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến; kết hợp được giữa lệnh write(), writeln() với read()readln() để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím; hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực;.... Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài thực hành.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích, yêu cầu

Bước đầu làm quen cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình.

1.2. Nội dung

a. Ôn tập kiến thức

Các kiểu dữ trong Pascal:

Tên kiểu dữ liệu Phạm vi giá trị
integer Số nguyên trong khoảng từ: -32768 đến 32767
real Số thực trong khoảng từ: 2.9 x 10-39 đến 1.7 x 1038 và số 0
char Kí tự trong bảng chữ cái
string Xâu kí tự tối đa gồm 255 kí tự

Bảng 1. Các kiểu dữ liệu trong Pascal

  • Cú pháp khai báo biến:

Var < Danh sách biến > : < Kiểu dữ liệu >;

Ví dụ 1: Var  thongbao : String;

                   soluong: Integer;

                   dongia, thanhtien: Real;

  • Cú pháp gán giá trị cho biến:

< Tên biến > := < Biểu thức >;

Ví dụ 2:  thongbao := 'So tien phai tra';

             soluong := 10;

             dongia := 5.5;

             thanhtien := soluong * dongia;

  • Cú pháp gán giá trị cho biến bằng câu lệnh nhập từ bàn phím:

Read(tên biến); hoặc Readln(tên biến)

Ví dụ 3:   Readln(soluong);

              Readln(dongia);

  • In giá trị của biến ra màn hình:

Write(tên biến); hoặc Writeln(tên biến)

  • Cú pháp khai báo hằng:

Const < Tên hằng > = < Giá trị >;

Ví dụ 4:   Const bankinh = 5;

b. Thực hành

Bài 1: Viết chương trình nhập vào đơn giá, số lượng của một mặt hàng. Tính tiền phải trả của khách. Ngoài giá trị của hàng hóa, khách hàng còn phải trả phí dịch vụ là 3000. Biết: tiền khách phải trả = số lượng x đơn giá + phí

Gợi ý làm bài:

  • Phần khai báo:
    • Khai báo biến: soluong, dongia, thanhtien;
    • Khai báo hằng: phi
  • Phần thân:
    • Gán giá trị cho biến dongia, soluong từ bàn phím
    • Gán giá trị cho thanhtien \(\leftarrow\) soluong x dongia+ phi
    • In giá trị của biến thanhtien ra màn hình

Chương trình:

Program Tinh_Tien;

Uses Crt;

Var   soluong: integer;

        dongia, thanhtien: real;

        thongbao: String;

        Const phi= 10000;

Begin

     clrscr;

     thongbao:= 'Tong so tien phai thanh toan: ';

     {nhap don gia va so luong hang}

     write('don gia= ‘); readln(dongia);

     write(‘so luong= ‘); readln(soluong);

     thanhtien:= soluong * dongia + phi;

     {In ra so tien phai tra}

     writeln(thongbao, thanhtien:10:2);

     readln

     End.

Bài 2: Viết chương trình nhập các số nguyên x, y, in giá trị  của x và y ra màn hình. Sau đó hoán đổi các giá trị của x và y rồi in lại ra màn hình giá trị của x và y.

Gợi ý làm bài:

  • Phần khai báo:
    • Khai báo 3 biến: x, y, z
  • Phần thân:
    • Gán giá trị cho biến x, y từ bàn phím
    • In giá trị của biến x, y ra màn hình
  • Thực hiện hoán đổi vị trí: Lần lượt gán giá trị đã lưu trong biến x cho biến z, giá trị đã lưu trong biến y cho biến x, giá trị đã lưu trong biến z cho biến y
    • z \(\leftarrow\) x;
    • x \(\leftarrow\) y;
    • y \(\leftarrow\) z;

Chương trình:

Program hoan_doi;

Var x, y, z: Integer;

Begin

  clrscr;

   Write(‘Nhap x, y : ’);

   Read(x,y);

   Writeln(‘x=’, x);

   Writeln(‘y=’, y);

   z:=x;

   x:=y;

   y:=z;

   Writeln(‘x= ’, x);

   Writeln(‘y= ’, y);

   Readln;

End.

ADMICRO
ADMICRO

2. Luyện tập Bài thực hành 3 Tin học 8

Sau khi học xong Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến, các em cần ghi nhớ các nội dung:

1. Cú pháp khai báo biến trong Pascal:

    var < danh sách biến >: < kiểu dữ liệu >;

    trong đó danh sách biến gồm tên các biến và được cách nhau bởi dấu phẩy.

2. Cú pháp lệnh gán trong Pascal:

    < biến > := < biểu thức >;

3. Lệnh read(< danh sách biến >) hay readln(< danh sách biến >), trong đó danh sách biến là tên các biến đã khai báo, được sử dụng để nhập dữ liệu từ bàn phím. Sau khi nhập dữ liệu cần nhấn phím Enter để xác nhận. Nếu giá trị nhập vào vượt quá phạm vi của biến, nói chung kết quả tính toán sẽ sai.

4. Nội dung chú thích nằm trong cặp dấu { và } bị bỏ qua khi dịch chương trình. Các chú thích được dùng để làm cho chương trình dễ đọc, dễ hiểu. Ngoài ra có thể sử dụng cặp các dấu (* và *) để tạo chú thích.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 8 Bài thực hành 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3- 5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3. Hỏi đáp Bài thực hành 3 Tin học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 8 HỌC247

NONE
OFF