OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 8 Kết nối tri thức Bài 3: Thực hành khai thác thông tin số


Mời các em tham khảo Bài 3: Thực hành khai thác thông tin số, qua đó các em sẽ biết cách sử dụng các chức năng trong môi trường số, đánh giá được lợi ích của thông tin và đưa ra các ví dụ minh hoạ. HOC247 kỳ vọng rằng các em sẽ có thể tích luỹ được nhiều kiến thức hay thông qua chương trình Tin học 8 Kết Nối Tri Thức. 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. NV 1: Hình thành ý tưởng và cấu trúc trình chiếu về chủ đề năng lượng tái tạo

Yêu cầu

- Xây dựng ý tưởng cho bài trình chiếu.

- Xây dựng cấu trúc bài trình chiếu.

 

Hướng dẫn

Bước 1. Em hãy nêu một khía cạnh hay một vấn đề cụ thể về năng lượng tái tạo mà em định trình bày như thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời,… hoặc năng lượng tái tạo tại địa phương, nơi em đang sinh sống.

- Bước 2. Phát triển ý tưởng thành nội dung cụ thể của bài trình chiếu. Nội dung có thể sắp xếp theo trình tự lôgic và thể hiện dưới dạng những câu hỏi để thuận lợi cho việc tìm tư liệu. Chẳng hạn:

 + Năng lượng tái tạo là gì?

 + Nguồn năng lượng nào sản xuất ra điện ở nơi em sinh sống? Ưu, nhược điểm của nguồn năng lượng đó là gì?

 + Hãy chọn một nguồn năng lượng thay thế. Ưu, nhược điểm của nguồn năng lượng được chọn là gì?

 + Loại năng lượng nào sẽ thay thế xăng dầu hiện đang được sử dụng cho ô tô, xe máy,…?

 + Nếu được quyết định thiết kế một nhà máy điện, em sẽ chọn cách nào để sản xuất điện? Tại sao cách đó tốt hơn những cách khác?

- Bước 3. Xác định mức độ, yêu cầu cụ thể với bài trình chiếu.

 

Ví dụ:

- Bài trình chiếu khoảng 10 trang: trang tiêu đề, trang dàn ý, trang giới thiệu vấn đề, một số trang nội dung, trang kết luận và trang tài liệu tham khảo.

- Mỗi trang nội dung không quá 6 mục; mỗi mục không quá 2 dòng.

- Bài trình chiếu cần có ít nhất 2 hình ảnh minh hoạ cho nội dung trình bày.

 

1.2. NV 2: Tìm kiếm và đánh giá thông tin

Yêu cầu

- Tìm kiếm, khai thác tư liệu trong môi trường số theo chủ đề năng lượng tái tạo.

- Đánh giá lợi ích của thông tin tìm được để giải quyết vấn đề năng lượng tái tạo.

 

Hướng dẫn

- Bưóc 1. Tìm kiếm thông tin. Sử dụng máy tìm kiếm với các từ khoá tìm kiếm như “năng lượng tái tạo”, “năng lượng thay thế”, “ưu, nhược điểm của thuỷ điện”, “ưu, nhược điểm của điện gió”,…

- Bước 2. Ghi chép kết quả tìm kiếm để thuận tiện cho việc đánh giá và tham khảo. 

 

Kết quả tìm kiếm

 

 - Bước 3. Đánh giá thông tin. Trước khi sử dụng thông tin để minh hoạ cho lập luận của mình, em cần đánh giá lợi ích của thông tin bằng cách trả lời một số câu hỏi như:

 + Thông tin có thực sự phù hợp với nội dung trình bày không?

 + Nguồn tin có đáng tin cậy không? 

 

Trang web có địa chỉ …gov.vn là trang thông tin của cơ quan chính phủ

 

1.3. NV 3: Xử lí và trao đổi thông tin

Yêu cầu

- Tạo bài trình chiếu theo cấu trúc đã định.

- Biên tập nội dung bài trình chiếu.

- Chia sẻ bài trình chiếu trong môi trường số.

 

Hướng dẫn

- Bưóc 1. Tạo bài trình chiếu

 + Tạo các trang cúa bài trình chiếu theo cấu trúc đã định.

 + Soạn nội dung từng trang sao cho phù hợp với lập luận của câ bài trình chiếu.

 + Sử dụng thông tin đã được chọn làm tư liệu tham khảo cho các trang nội dung.

 

  

 

- Bước 2. Biên tập nội dung

 + Biên tập nội dung sao cho mỗi trang không quá 6 mục; mỗi mục không quá 2 dòng.

 + Sử dụng phần mềm xử lí hình ảnh để tạo và sửa hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung.

- Bước 3. Chia sẻ bài trinh chiếu

 + Lựa chọn phương tiện kĩ thuật số để chia sẻ bài trinh chiếu: thư điện tử, mạng xà hội, không gian lưu trữ dùng chung,…

 + Giải thích phương án lựa chọn của em theo các tiêu chí: dễ sử dụng và an toàn dữ liệu.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Em hãy tìm thông tin về một người hay nhóm người nổi tiếng mà em biết và đánh giá những nguồn thông tin tìm được?

 

Hướng dẫn giải:

- Học sinh tự tìm thông tin về một người hay nhóm người nổi tiếng mà em hâm mộ. Sau đó, hãy đánh giá nguồn thông tin tìm được.

Gợi ý: Nguồn thông tin đáng tin cậy sẽ là nguồn tin từ chính câu lạc bộ bóng đá đó, trang/tài khoản mạng xã hội của cầu thủ/nghệ sĩ hay các trang mạng xã hội lớn có uy tín.

 

Ví dụ: Thông tin về cầu thủ bóng đá Lionel Messi trên trang web Wikipedia là nguồn tin đáng tin cậy.

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 3 Tin học 8 Kết nối tri thức

Sau khi học xong bài học này, các em sẽ:

- Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số. Nêu được ví dụ minh hoạ.

- Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ cụ thể.

- Đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề, nêu được ví dụ minh hoạ.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Tin học 8 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 8 Kết nối tri thức Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập Bài 3 Tin học 8 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 8 Kết nối tri thức Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 14 SGK Tin học 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 17 SGK Tin học 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 17 SGK Tin học 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 17 SGK Tin học 8 Kết nối tri thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 3 Tin học 8 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 8 HỌC247

NONE
OFF