OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 8 Bài 10: Làm quen với giải phẫu cơ thể người bằng phần mềm Anatomy


Cùng HOC247 tìm hiểu các thao tác của phần mềm Anatomy trong nội dung của Bài 10: Làm quen với giải phẫu cơ thể người bằng phần mềm Anatomy trong chương trình Tin học 8 để có thể sử dụng phần mềm Anatomy mô phỏng cơ thể người một cách hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Làm quen với phần mềm Anatomy

- Sau khi khởi động chương trình, màn hình có 2 nút lệnh là Learn và Exercise.

- Chọn nút lệnh Learn màn hình sẽ như sau:

Các hệ giải phẫu cơ thể người

- Trong đó:

+ RESPIRATORY SYSTEM: hệ hô hấp

+ CIRCULATORY SYSTEM: hệ tuần hoàn

+ DIGESTIVE SYSTEM: hệ tiêu hóa

+ EXCRETOR SYSTEM: hệ bài tiết

+ NERVOUS SYSTEM: hệ thần kinh

+ SKELETAL SYSTEM: hệ xương

+ MUSCULAR SYSTEM: hệ cơ

+ REPRODUCTIVE SYSTEM: hệ sinh dục

1.2. Hệ xương

- Nháy chuột vào biểu tượng có chữ SKELETAL SYSTEM để tìm hiểu hệ xương của con người.

Mô phỏng hệ xương

a) các thao tác trực tiếp trên hình mô phỏng

- dịch chuyển mô hình lên xuống: kéo thả chuột theo chiều lên xuống.

- xoay mô hình xung quanh trục của mình: kéo thả chuột theo chiều ngang, từ trái sang phải và ngược lại

- Phóng to, thu nhỏ mô hình: di chuyển nút tròn trên thanh trượt hoặc dùng nút cuộn chuột.

b. Bổ sung thêm các hệ khác vào hình mô phỏng

Các bước thực hiện:

- B1: chọn nút dấu + phía bên trái màn hình.

- B2: chọn các cơ quan cần hiển thị.

Bảng chọn xem nhiều cơ quan cùng lúc

Kết quả:

Hiển thị đồng thời các cơ quan

c. Quan sát chi tiết các hệ giải phẫu cơ thể người

- Phần mềm cho phép quan sát kĩ hơn và đưa thêm thông tin về các bộ phận

- Thực hiện: nháy đúp chuột vào bộ phận sẽ đổi màu.

Quan sát chi tiết xương ống chân

1.3. Hệ cơ

- Trên màn hình Learn, nháy chuột vào dòng chữ MUSCULAR SYSTEM để tìm hiểu hệ cơ.

- Chức năng hệ cơ: bám vào xương, có chức năng co dãn, làm cho xương chuyển động.

Một vài bộ phận quan trọng trong hệ cơ:

Cơ ngực: làm cho nồng ngực có thể nở ra hoặc thu hẹp lại theo sự nở của con người.

Cơ ngực

- Cơ bắp tay phía trước – cơ hai đầu.

Cơ hai đầu

Cơ bắp tay phía sau – cơ ba đầu.

Cơ ba đầu

Cơ vai: nâng cánh tay khi chuyển động

Cơ vai

Cơ đùi: có 4 mảnh, 4 đầu là nhóm cơ khỏe nhất của con người.

Cơ đùi

Cơ mông: đỡ cho xương chậu và giúp xương xoay được. đây là bộ cơ lớn nhất về thể tích.

Cơ mông

1.4. Hệ tuần hoàn

- Hệ tuần hoàn với cơ quan chính là trái tim, giúp lưu thông máu đi khắp cơ thể để nuôi từng tế bào.

- Trên màn hình Learn chọn dòng chữ CIRCULATORY SYSTEM để tìm hiểu hệ tuần hoàn của con người.

Hệ tuần hoàn

- Sử dụng chức năng mô phỏng: chức năng này sẽ đưa ra một bộ phim hoạt hình mô tả chi tiết toàn bộ hoạt động của 1 vòng tuần hoàn trong cơ thể.

Chức năng mô phỏng

1.5. Hệ hô hấp

- Hệ hô hấp có chức năng là làm giàu ô-xi trong máu thông qua trao đổi chất với bên ngoài như hít thở không khí.

- Trên màn hình Learn chọn dòng chữ RESPIRATORY SYSTEM để tìm hiểu hệ hô hấp.

- Ta cũng có thể sử dụng chức năng mô phỏng đối với hệ hô hấp, làm tương tự như hệ tuần hoàn.

* Một số bộ phận chính

- Phổi: bao gồm màng phổi bên ngoài, hai lá phổi bên trong. Phổi được bảo vệ trong lồng ngưc bởi hệ thống các xương sườn.

Phổi trong hệ hô hấp

- Các bộ phận bên trong: khoang mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản và các phế quản, phế nang trong phổi.

Các bộ phận của hệ hô hấp

1.6. Hệ tiêu hóa

- Hệ tiêu hóa có chức năng là tiếp quản thức ăn từ miệng và tiêu hóa, hấp thụ và biến thức ăn thành năng lượng đi nuôi cơ thể.

- Các cơ quan chia thành 2 phần: phần khoang miệng và phần khoang bụng được nối với nhau bởi thực quản.

- Thực hiện: Trên màn hình Learn chọn dòng chữ DIGESTIVE SYSTEM để tìm hiểu hệ tiêu hóa.

- Có thể sử dụng chức năng mô phỏng như hệ tuần hoàn. Cách làm tương tự.

Mô phỏng hệ tiêu hóa

- Sử dụng chức năng mô phỏng để tìm hiểu chi tiết cách thức hoạt động của hệ tieu hóa trong cơ thể con người

Mô phỏng hoạt động của hệ tiêu hóa

1.7. Hệ bài tiết

- Hệ thống bài tiết có chức năng thải các chất độc ra bên ngoài cơ thể. Bao gồm thải khí CO2 thông qua hít thở, thải mồ hôi qua da và thải nước tiểu qua thận.

- Thực hiện: Trên màn hình Learn chọn dòng chữ EXCRETOR SYSTEM để tìm hiểu hệ bài tiết.

Hệ bài tiết

- Thể hiện hệ bài tiết cùng các hệ tuần hoàn và hệ xương

Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ xương

- Có thể sử dụng chức năng mô phỏng cho hệ bài tiết, làm tương tự như hệ tuần hoàn.

Mô phỏng hoạt động hệ bài tiết

1.8. Hệ thần kinh

- Hệ thần kinh được chia thành 2 phần:

+ Hệ thần kinh trung ương: gồm não và tủy sống

+ Hệ thần kinh ngoại biên: gồm các dây và mạch thần kinh tỏa đi khắp cơ thể.

- Thực hiện: Trên màn hình Learn chọn dòng chữ NERVOUS SYSTEM để tìm hiểu hệ bài tiết.

Mô phỏng hệ thần kinh

- Thực hiện chức năng mô phỏng thí nghiệm với ngọn lửa khi đưa đến gần ngón tay, dây thần kinh ở ngón tay truyền tín hiệu đến tủy sống sau đó truyền đến não. Và từ não lại truyền thông tin lại đến dây thần kinh vận động điều khiển ngón tay rụt lại, ta gọi hiện tượng đó là phản xạ không điều kiện.

Mô phỏng thí nghiệm phản xạ không điều kiện với ngọn lửa

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: ​Để tìm hiểu hệ xương ta nháy chuột vào biểu tượng có chữ:

A. EXCRETORSYSTEM

B. NERVOUS SYSTEM

C. SKELETALSYSTEM

D. MUSCULAR SYSTEM

Hướng dẫn giải:

Nháy chuột vào biểu tượng có chữ SKELETAL SYSTEM (hệ xương) để tìm hiểu hệ xương của con người.

+ EXCRETOR SYSTEM: hệ bài tiết

+ NERVOUS SYSTEM: hệ thần kinh

+ MUSCULAR SYSTEM: hệ cơ

Đáp án C

Bài tập 2: Nêu các thao tác trực tiếp trên hình mô phỏng hệ xương?

Hướng dẫn giải:

Các thao tác trực tiếp trên hình mô phỏng hệ xương:

- Dịch chuyển mô hình lên xuồng: kéo thả chuột theo chiều lên xuống.

- Xoay mô hình xung quanh trục của mình: kéo thả chuột theo chiều ngang, từ trái sang phải và ngược lại.

- Phóng to, thu nhỏ mô hình: di chuyển nút tròn trên thanh trượt hoặc dùng nút cuộn chuột.

Bài tập 3: Hệ nào sử dụng chức năng mô phỏng thí nghiệm với ngọn lửa khi đưa đến gần ngón tay?

Hướng dẫn giải: 

Trong phần mềm anatomy, sử dụng chức năng mô phỏng thí nghiệm với ngọn lửa khi đưa đến gần ngón tay là hệ thần kinh. Dây thần kinh ở ngón tay truyền tín hiệu đền tùy sống sau đó truyền đền não. Và từ não lại truyền thông tin lại đền dây thần kinh vận động điều khiển ngón tay rụt lại, ta gọi hiện tượng đó là phản xạ không điều kiện.

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 10 Tin học 8

Sau khi học xong các em cần ghi nhớ:

- Quan sát các hệ giải phẫu cơ thể người như hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh.

- Khám phá chức năng của một số bộ phận cơ thể người.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 8 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 90 SGK Tin học 8

Bài tập 2 trang 90 SGK Tin học 8

Bài tập 3 trang 90 SGK Tin học 8

Bài tập 4 trang 90 SGK Tin học 8

Bài tập 5 trang 90 SGK Tin học 8

Bài tập 6 trang 90 SGK Tin học 8

Bài tập 7 trang 90 SGK Tin học 8

4. Hỏi đáp Bài 10 Tin học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 8 HỌC247

NONE
OFF