OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 6 Kết nối tri thức Bài 16: Các cấu trúc điều khiển


Mục đích của nội dung bài học Các cấu trúc điều khiển chương trình SGK Kết nối tri thức nhằm giúp các em biết được: tuần tự, rẽ nhánh và lặp, các thành phần cơ bản của thuật toán cũng như bước đầu hình thành và phát triển tư duy cấu trúc, tư duy phân tích và điều khiển hệ thống.... Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học dưới đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

TRÒ CHƠI: ĐÚNG HAY SAI?

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số phiếu thuộc hai chủ đề: Sinh học và Toán. Mỗi phiếu ghi một câu khẳng định, có thể đúng hoặc sai, ví dụ “Voi thuộc loài ăn thịt" là một câu sai. Chọn ra 2 hoặc 4 bạn chơi.

Cách chơi: Mỗi lượt chơi là hai bạn và được chọn một trong hai chủ đề. Trong thời gian một phút, hai bạn sẽ bốc phiếu thuộc chủ đề mình lựa chọn và trả lời. Với mỗi phiếu, hai bạn thực hiện các công việc sau đây:

1. Bạn thứ nhất đọc câu ghi trong phiếu.

2. Bạn thứ hai trả lời bằng cách gật đầu là đồng ý hoặc lắc đầu là không đồng ý.

Câu trả lời của mỗi lượt được ghi lại.

Kết quả: Kết thúc trò chơi, cả lớp tổ chức đánh giá kết quả của mỗi lượt. Mỗi câu trả lời đúng được một điểm. Hai bạn thắng cuộc là hai bạn có số điểm cao nhất.

 

1. Cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh

- Chúng ta đã biết, thuật toán là một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho. Các bước của thuật toán gấp hình trò chơi Đông-Tây-Nam-Bắc ở Bài 15 được thực hiện lần lượt từng bước theo chiều đi từ bắt đầu đến kết thúc là cấu trúc tuần tự. Hình 6.6 minh hoạ cho cấu trúc tuần tự.

- Trong trò chơi ở phần khởi động, khi đánh giá kết quả của một cặp, Với mỗi phiếu, nếu bạn thứ hai của cặp chơi trả lời đúng thì được cộng một điểm. Như vậy ở bước này, tuỳ vào kết quả kiểm tra là đúng hay sai mà bước xử lí tiếp theo sẽ rẽ theo “nhảnh” tương ứng. Cấu trúc như vậy được gọi là câu trúc rẽ nhánh (hay cấu trúc lựa chọn).

Sơ đồ khối mô tả cấu trúc tuần tự

Hình 6.6. Sơ đồ khối mô tả cấu trúc tuần tự

- Hình thoi được dùng để mô tả điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh, khi đó Sơ đồ khối mô tả việc đánh giá kết quả như Hình 6.7:

Sơ đồ khối mô tả cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

Hình 6.7. Sơ đồ khối mô tả cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

- Cấu trúc rẽ nhánh mô tả việc đánh giá ở Hình 6.7 chỉ thực hiện một công việc (cộng điểm) sau khi kiểm tra điều kiện. Cấu trúc này gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

- Chúng ta xem xét tiếp quyết định của bạn. thứ hai sau khi nghe được câu khẳng định trong phiếu từ bạn thứ nhất. Nếu thấy câu khẳng định đó là đúng thì bạn thứ hai sẽ gật đầu đồng ý, còn không thì lắc đầu. Như vậy, cả hai trường hợp đúng hay sai của điều kiện đều được bạn thứ hai thực hiện bằng hành động tương ứng. Cấu trúc rẽ nhánh này gọi là câu trúc rẽ nhánh dạng đủ.

Sơ đồ khối mô tả cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

Hình 6.8. Sơ đồ khối mô tả cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

 

2. Cấu trúc lặp

- Chúng ta cùng xem lại trò chơi ở phần khởi động, mỗi lần bạn thứ nhất đọc câu khẳng định trong phiếu, bạn thử hại phải sử dụng hiểu biết của mình để trả lời xem câu khẳng định đó đúng hay sai và đưa ra dấu hiệu tương ứng. Hoạt động đọc phiếu và trả lời được lặp lại cho đến khi hết thời gian quy định. Đây là một ví dụ về công việc được lặp lại nhiều lần. Việc lặp này được biểu diễn bởi cấu trúc lặp. Sơ đồ khối mô tả cấu trúc lặp được trình bày trong Hình 6.9.

Sơ đồ khối mô tả cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp

Hình 6.9. Sơ đồ khối mô tả cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp.

- Trong cấu trúc lặp, bao giờ cũng có bước kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp.

- Ba cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp là đủ để mô tả mọi thuật toán.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Em hãy kể hai công việc trong cuộc sống được thực hiện tuần tự theo các bước?

Hướng dẫn giải

- Hai công việc được thực hiện tuần tự theo các bước:

- Soạn sách vở theo thời khóa biểu:

+ b1. xem thời khóa biểu để biết các môn học

+ b2. Lấy sách vở của các môn học

+ b3. cho sách vở vào cặp

- Đánh răng:

+ b1. Lấy kem đánh răng vào bàn chải

+ b2. lấy một cốc nước

+ b3. Đánh răng và súc miệng cho đến khi miệng sạch

 

Bài 2: Em hãy kể hai công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước được lặp lại nhiều lần

Hướng dẫn giải

Hai công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước được thực hiện lặp lại nhiều lần:

a) Rửa rau

+ b1. Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.

+ b2. Dùng tay đảo rau trong chậu.

+ b3. Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu ra.

+ b4. Lặp lại bước 1 đến bước 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc.

b) Đánh răng

+ b1. Lấy kem đánh răng vào bàn chải.

+ b2. Lấy một cốc nước.

+ b3. Đánh răng.

+ b4. Lặp lại bước 3 cho đến khi răng sạch.

+ b5. Súc miệng.

+ b6. Lặp lại bước 5 cho đến khi miệng sạch thì dừng.

 

Bài 3: Bạn An đang lập trình bằng Scratch, Khoa muốn các chú mèo di chuyển 10 bước một liên tục cho đến khi chạm biên thì dừng lại. Điều kiện để chú cá dừng lại là gì? Vẽ sơ đồ khối?

Hướng dẫn giải

- Điều kiện để chú mèo dừng lại là khi chạm biên

- Sơ đồ khối:

Sơ đồ khối

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

  • Biết ba cấu trúc điều khiển thuật toán: tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
  • Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 6 Kết nối tri thức Chủ đề 6 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 6 Kết nối tri thức Chủ đề 6 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập hoạt động 1 trang 67 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 68 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập hoạt động 2 trang 69 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập luyện tập 1 trang 70 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập luyện tập 2 trang 70 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập luyện tập 3 trang 70 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập vận dụng 1 trang 70 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập vận dụng 2 trang 70 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập vận dụng 3 trang 70 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.1 trang 59 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.2 trang 59 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.3 trang 59 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.4 trang 59 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.5 trang 59 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.6 trang 60 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.7 trang 60 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.8 trang 60 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.9 trang 60 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.10a trang 60 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.10B trang 60 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.11a trang 61 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.11b trang 61 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.12 trang 61 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.13 trang 61 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 16.14 trang 62 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Hỏi đáp Bài 16 Tin học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 6 HỌC247

NONE
OFF