OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 33: Nghề thiết kế đồ họa máy tính


Hiện nay, một trong những ngành nghề phát triển của ứng dụng tin học là thiết kế đồ họa. Cùng HỌC247 tìm hiểu xem nhu cầu nghề nghiệp của ngành này như thế nào? Khi học cần phải có những kĩ năng gì? Qua nội dung bài giảng của Bài 33: Nghề thiết kế đồ họa máy tính dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm về thiết kế đồ họa

- Thiết kế đồ hoạ là một nghề, một nghệ thuật và cũng là một ngành học thiết kế các thông điệp truyền thông bằng hình ảnh.

- Đồ hoạ là hình ảnh hay thiết kế trên một bề mặt để biểu diễn thông tin. Các hình ảnh, đồ hoạ do máy tính tạo ra được gọi là "đồ hoạ máy tính".

- Tuỳ theo phương thức thể hiện, thông điệp truyền thông có thể là các ấn phẩm (tấm thiếp, tờ rơi, logo, biển hiệu, áp phích, tài liệu quảng cáo/giới thiệu sản phẩm, bìa sách tạp chí, ...), các trang web, ...

- Các hình ảnh đồ hoạ thường bao gồm nhiều thành phần như văn bản, các đối tượng hình ảnh như các đường, các hình cơ bản hay hình vẽ, ảnh chụp, màu sắc,... Nhiệm vụ của người thiết kế đồ hoạ là lựa chọn, vẽ, cắt, ghép, sắp xếp các thành phần trên để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Hình 33.2. Áp phích quảng bá du lịch

- Nghề thiết kế đồ hoạ đã có từ thời xa xưa, ban đầu nhằm mục đích truyền tin hoặc ghi nhớ. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, thiết kế đồ hoạ đã trở thành một lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng nhằm mục đích trang trí, làm đẹp không thề thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Ngày nay, nhờ máy tính và các phần mềm đồ hoạ, thiết kế đồ hoạ đã trở thành một nghề phổ biến, dễ tiếp cận hơn với nhỉều người.

- Thiết kế đồ hoạ đem lại nhiều lợi ích cho mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau:

+ Giúp tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp của tổ chức hoặc cá nhân đối với mọi người thông qua các sản phẩm như logo, áp phích, danh thiếp, thẻ nhân viên, hình ảnh trên mạng xã hội, ...

+ Mang lại trải nghiệm đặc biệt cho độc giả, người xem thông qua các hình ảnh truyền thông thu hút và hấp dẫn.

+ Tăng hiệu quả tiếp thị và tăng doanh thu nhờ các tờ rơi, quảng cáo,... với các hình ảnh sản phẩm bắt mắt, ấn tượng.

Poster quảng cáo

- Thiết kế đồ hoạ là sáng tạo các thông điệp truyền thông kết hợp giữa hình ảnh, kiểu chữ, màu sắc để truyền tải thông tin đến người xem.

- Thiết kế đồ hoạ đem lại nhiều lợi ích cho mọi ngành nghề, lĩnh vực.

1.2. Kiến thức, kĩ năng cần có của người thiết kế đồ hoạ

- Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có kiến thức, kĩ năng nhất định.

- Đối với ngành thiết kế đồ hoạ, ngoài kĩ năng vẽ, sắp xếp các đối tượng đồ hoạ thì còn đòi hỏi những yêu cầu sau:

+ Có kiến thức về công nghệ nói chung và thành thạo kĩ năng máy tính và các thiết bị thông minh nói riêng, đặc biệt là kiến thức và kĩ năng làm việc trên các phần mềm đồ hoạ máy tính như: Adobe Photoshop, CorelDraw, GIMP, InDesign, Scribus, AutoCad, Corel Designer, Solid Works,...

+ Ngoài ra, có kiến thức về công nghệ in ấn cũng là điểm cộng đối với những người làm thiết kế đồ hoạ.

- Người làm đồ hoạ máy tính cần luôn học hỏi những điều mới, cần có kiến thức rộng về các lĩnh vực như toán học, vật lí, nghệ thuật, xã hội, ... để có thể ứng dụng trong công việc của mình. Đồng thời, họ cần phải có kĩ năng nhận biết được những xu hướng, nắm bắt được nhu cầu của xã hội, tìm kiếm thông tin, tra cứu tài liệu để học hỏi và theo kịp với xu thế của đời sống, xã hội, ...

- Bên cạnh đó, người làm thiết kế đồ hoạ không thể thiếu được khả năng sáng tạo, sự yêu thích cái đẹp, kĩ năng đánh giá, phản biện, phân tích, cũng như tư duy với những con số và khả năng ngoại ngữ.

Người làm nghề thiết kế đồ hoạ cần có:

- Khả năng sáng tạo, yêu thích vả cảm nhận được cái đẹp.

- Kiến thức về công nghệ nói chung, công nghệ in ấn, công nghệ thông tin và truyền thông nói riêng.

- Kiến thức rộng về các lĩnh vực như toán học, vật lí, nghệ thuật xã hội, ...

- Kĩ năng vẽ, sắp xếp các đối tượng đồ hoạ.

- Kĩ năng sử dụng máy tính và thiết bị thông minh, sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế đồ hoạ.

- Kĩ năng học hỏi những điều mới, công nghệ mới, kĩ năng tìm kiếm thông tin.

- Kĩ năng đánh giá, phản biện, phân tích cũng như tư duy với những con số.

1.3. Học tập và việc làm trong thiết kế đồ họa

* Học tập:

- Để bắt đầu với lĩnh vực thiết kế đồ hoạ, các em có thể theo học tại các trung tâm, trường dạy nghề.

- Cũng có thể theo học bậc đại học, cao đẳng tại các trường về mĩ thuật, kiến trúc, thiết kế hoặc nhiều trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin cũng đào tạo chuyên ngành Thiết kế đồ hoạ trên máy tính.

- Có thể tìm kiếm thông tin về hướng nghiệp, việc làm trên Internet thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến như: Google Search, Bing, ... với các từ khoá về nghề như thiết kế đồ hoạ, thiết kế mỹ thuật, thiết kế 3D, thiết kế giao diện, nhận diện thương hiệu, thiết kế quảng cáo, ...

- Cũng có thể truy cập vào các diễn đàn, dịch vụ tìm kiếm việc làm như: LinkedIn, Vietnamworks, ... để tìm kiếm cũng như trao đổi thông tin.

* Nhu cầu việc làm:

- Hiện nay, nhu cầu lao động làm việc trong ngành Thiết kế đồ hoạ rất cao. Vì thế, theo học ngành này, em có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

- Những cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể kể đến:

+ Chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các Công ty quảng cáo, Công ty thiết kế, Công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, xưởng phim hoạt hình và truyện tranh, các toà soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí,...

+ Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự thành lập doanh nghiệp, các Công ty thiết kế, dịch vụ studio hoặc tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm, câu lạc bộ,...

- Hơn nữa như một đặc thù ưu ái, ngành Thiết kế đồ hoạ luôn mang lại những cơ hội làm thêm hấp dẫn tại nhà như: thiết kế website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu, ... Khi đã có những kinh nghiệm cần thiết, em hoàn toàn có tự mở công ty riêng cho mình, nhận dự án của các công ty, tổ chức, ...

- Theo học lĩnh vực thiết kế đồ hoạ tại các trung tâm, trường dạy nghề, các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành thiết kế đồ hoạ, thiết kế đồ hoạ trên máy tính.

- Có thể tìm kiếm thông tin về hướng nghiệp trên Internet hay qua các diễn đàn nghề nghiệp.

- Nhu cầu nhân sự cao với nhiều công việc và cách thức làm việc đa dạng.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Trong các công việc sau, theo em công việc nào có liên quan trực tiếp đến nghề thiết kế đồ hoạ?

Hướng dẫn giải:

Theo em công việc có liên quan trực tiếp đến nghề thiết kế đồ hoạ: kiến trúc sư

Bài tập 2: Em hãy kể nhũng lĩnh vực cần đến thiết kế đồ họa?

Hướng dẫn giải:

Một số công việc cần đến thiết kế đồ hoạ:

- Quảng cáo sản phẩm, thương hiệu.

- Thiết kế bao bì.

- Thiết kế web.

- Thiết kế giao diện phần mềm.

– In ấn, chế bản.

- Làm phim hoạt hình.

- Làm game.

- Làm ảnh nghệ thuật.

ADMICRO

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

- Biết được khái niệm, kiến thức và kĩ năng cần có của nghề thiết kế đồ hoạ.

- Biết các ngành học và nhu cẩu nhân lực liên quan đến nghề thiết kế đồ hoạ.

- Tự tìm kiếm và khai thác được thông tin hướng nghiệp về lĩnh vực thiết kế đồ hoạ, giao lưu và chia sẻ với bạn bè qua các kênh truyền thông tin số về thông tin nghề nghiệp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 33 Tin học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 33 Tin học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 156 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 1 trang 156 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 157 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 2 trang 157 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 158 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 3 trang 158 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 159 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 159 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 33.1 trang 68 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 33.2 trang 68 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 33.3 trang 68 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 33.4 trang 68 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 33.5 trang 68 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 33 Tin học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 HỌC247

NONE
OFF