OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 10 Bài 21: Mạng thông tin toàn cầu Internet


Nội dung của Bài 21: Mạng thông tin toàn cầu Internet, các em sẽ được tìm hiểu về khái niệm Internet, các lợi ích chính do Internet mang lại, sơ lược về giao thức  TCP/IP; các cách kết nối Internet và khái niệm địa chỉ IP. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài học, mời các em cùng theo dõi.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Internet là gì?

  • Internetmạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.
  • Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa.
  • Internet là mạng máy tính lớn nhất toàn cầu, nhiều người sử dụng nhất nhưng không có ai là chủ sở hữu của nó. Internet được tài trợ bởi các chính phủ, các cơ quan khoa học và đào tạo, doanh nghiệp và hàng triệu người trên thế giới.
  • Internet được thiết lập vào năm 1984 và không ngừng phát triển nhờ có nhiều người dùng sẵn sàng chia sẻ những sản phẩm của mình cho mọi người cùng sử dụng, nhờ công nghệ cho các máy chủ ngày càng cải tiến và nguồn thông tin trên mạng ngày càng phong phú. 

Hình 1. Kết nối Internet

1.2. Kết nối Internet bằng cách nào?

Hai cách phổ biến để kết nối máy tính với Internet là sử dụng môđem qua đường điện thoạisử dụng đường truyền riêng.

a. Sử dụng modem qua đường điện thoại

  • Để truy cập:
    • Máy tính được cài môđem và kết nối qua đường điện thoại.
    • Người dùng cần kí kết hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP – Internet Service Provider) để được cấp quyền truy cập (tên truy cập (User name), mật khẩu (Password), số điện thoại truy cập).
  • Ưu điểm: Thuận tiện cho người sử dụng.
  • Nhược điểm: Tốc độ đường truyền không cao.

b. Sử dụng đường truyền riêng (Leased line)

Để sử dụng đường truyền riêng: 

  • Người dùng thuê đường truyền riêng.
  • Một máy tính (gọi là máy uỷ quyền) trong mạng LAN dùng để kết nối. Mọi yêu cầu truy cập Internet đều được thực hiện qua máy uỷ quyền.

Ưu điểm lớn nhất của cách kết nối này là tốc độ của đường truyền cao.

c. Một số phương thức kết nối khác

  • Sử dụng đường truyền ADSL, tốc độ truyền dữ liệu cao hơn rất nhiều so với kết nối bằng đường điện thoại.
  • Hiện nay đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet qua đường truyền hình cáp.
  • Trong công nghệ không dây, Wifi là một phương thức kết nối Internet thuận tiện.

1.3. Các  máy tính trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào?

a. Giao thức TCP/IP

  • Khái niệm:
    • Bộ giao thức TCP/IP là tập hợp các quy định về khuôn dạng dữ liệu và phương thức truyền dữ liệu giữa các thiết bị trên mạng.
    • Bộ giao thức này chứa hàng trăm giao thức khác nhau để chuyển dữ liệu từ máy này đến máy khác.
    • Bộ giao thức này gồm 2 thành phần chính là giao thức TCPgiao thức IP.
  • Giao thức IP (Internet Protocol):
    • Định nghĩa cách đánh địa chỉ (địa chỉ IP) các thực thể truyền thông, xác định mạng đích, định tuyến đường truyền cho phép truyền qua một số mạng trước khi đến đích;
    • Xác định khuôn dạng gói dữ liệu, thực hiện chia gói, hợp nhất các gói khi đến đích.
  • Giao thức TCP (Transmission Control Protocol - giao thức truyền dữ liệu):
    • Làm việc cùng với giao thức IP có chức năng:
      • Xác định khuôn dạng TCP.
      • Giám sát, điều khiển lưu lượng truyền sao cho tối ưu.
      • Thông báo kết quả gửi tin, nếu có lỗi thì bên gửi tự động truyền lại.
      • Khôi phục thông tin ban đầu từ các gói nhận được, huỷ các gói dữ liệu trùng lặp.
  • Nội dung gói tin bao gồm các thành phần:
    • Địa chỉ nhận, địa chỉ gửi.
    • Dữ liệu, độ dài.
    • Thông tin kiểm soát lỗi và các thông tin phục vụ khác. 

Hình 2. Địa chỉ IP của các máy tính trên mạng

b. Tên miền và địa chỉ IP

  • Địa chỉ IP:
    • Mỗi máy tính tham gia vào mạng phải có 1 địa chỉ duy nhất, đó là địa chỉ IP nhằm để định danh duy nhất máy tính đó trên Internet;
    • Địa chỉ IP được biểu diễn dạng số bởi 4 nhóm số nguyên phân cách nhau bởi dấu chấm (.), mỗi nhóm có kích thước 1 byte;
    • Ví dụ 1: 145.39.5.255 hoặc 127.0.0.10
    • Về lý thuyết địa chỉ IP sẽ có giá trị từ 000.000.000.000 đến 255.255.255.255
  • Tên miền (Domain):
    • Khi hoạt động trên mạng, mỗi máy chủ sẽ được gắn một tên mà ta gọi là tên miền, tương tự như mã số sinh viên;
    • DSN sẽ chuyển đổi địa chỉ IP sang dạng kí tự (tên miền);
    • Các trường trong địa chỉ, từ phải sang trái chi tiết hóa dần địa chỉ:
    • Nhóm đầu bên phải thường gồm 2 kí tự chỉ tên nước, như vn (Việt Nam), fr (Pháp), uk (Anh), ru (Nga);
    • Tiếp theo thể hiện các lĩnh vực như giáo dục (edu), thương mại (com), thuộc về chính phủ (gov), mạng (net);
    • Nhóm tiếp do chủ sở hữu địa chỉ đặt và được tổ chức quản lý tên miền đồng ý và là duy nhất.
    • Ví dụ 2: www.hanam.gov.vn; www.dhtn.edu.vn
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 21 Tin học 10

Sau khi học xong Bài 21: Mạng thông tin toàn cầu Internet, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Các cách kết nối Internet;
  • Cách giao tiếp giữa các máy tính trong Internet;
  • Làm thế nào gói tin đến đúng người nhận?

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Là mạng lớn nhất trên thế giới
    • B. Là mạng cung cấp khối l­ợng thông tin lớn nhất  
    • C. Là mạng máy tính toàn cầu sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP 
    • D. Là mạng có hàng triệu máy chủ
    • A. Do cùng sử dụng bộ giao thức TCP/IP
    • B. Do sử dụng chung một loại ngôn ngữ là tiếng Anh
    • C. Do có trình biên dịch ngôn ngữ giữa các máy tính   
    • D. Do dùng chung một loại ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ siêu văn bản
    • A. Địa chỉ người nhận, địa chỉ người gửi, tên người giao dịch ngày giờ gửi...
    • B. Địa chỉ người nhận, địa chỉ người gửi
    • C. Địa chỉ người nhận, địa chỉ người gửi, dữ liệu, độ dài, thông tin kiểm soát lỗi và các thông tin phục vụ khác
    • D. Không đáp án nào đúng

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 144 SGK Tin học 10

Bài tập 2 trang 144 SGK Tin học 10

Bài tập 3 trang 144 SGK Tin học 10

Bài tập 4 trang 144 SGK Tin học 10

3. Hỏi đáp Bài 19 Tin học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 HỌC247

NONE
OFF