OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền


Ban biên tập HOC247 xin gửi đến các em nội dung bài giảng của Bài 11: Ứng xử trên môi trường số - Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền trong chương trình Tin học 10 Kết nối tri thức nhằm giúp các em có thể tìm hiểu khi giao tiếp cũng như tham gia các hoạt động trên mạng ta cần phải đảm bảo những nguyên tắc, nghĩa vụ nào. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Những vấn đề đạo đức, pháp luật và văn hóa

- Đưa tin không phù hợp lên mạng (bao gồm cả đăng và chia sẻ tin bài): Tuỳ theo nội dung thông tin và hậu quả của việc đăng tin, mà những hành vi đó có thể là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức.

Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép: Gây ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của cá nhân hay tổ chức là hành vi vi phạm pháp luật.

Gửi thư rác hay tin nhắn rác:

+ Những thư hay tin nhắn nhằm mục đích quảng cáo mà người nhận không muốn nhận hoặc không bắt buộc phải nhận theo quy định của pháp luật được gọi là thư hay tin nhắn rác.

+ Về bản chất, quảng cáo bằng tin nhắn không phải là một hành vi xấu và không vi phạm pháp luật, nhưng nếu gửi nhiều mà người nhận đã có phản ứng không muốn tiếp nhận thì lại trở thành hành vi quấy nhiễu.

- Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu và phần mềm: Vấn đề bản quyền không chỉ đặt ra khi giao dịch trên mạng mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, những sản phẩm được số hoá và đưa lên mạng rát dễ bị lấy, phát tán, sửa đổi gây thiệt hại cho chủ sỡ hữu.

- Bắt nạt qua mạng

- Lừa đảo qua mạng: Các hình thức lừa đảo trên mạng khá phổ biến và tinh vi. Nhiều trường hợp lừa đảo qua mạng gây ra những thiệt hại rất lớn.

- Ứng xử thiếu văn hoá:

+ Trên các diễn đàn mạng hiện nay, có nhiều người tranh luận thiếu văn hoá, không tôn trọng người đối thoại, thậm chí chửi tục hay công kích, sĩ nhục lẫn nhau.

+ Trên không gian mạng, giao tiếp không chỉ gián tiếp mà còn có thể ần danh. Điều này làm cho kẻ xấu mạnh bạo hơn và hành vỉ xấu trên mạng khó kiểm soát hơn.

+ Tin tức đưa lên mạng được phát tán nhanh, rộng và lưu trữ lâu dài. Chính ví thế ảnh hưởng cùa một hành vi xấu trên mạng có xu hướng trầm trọng hơn.

Những hành vi vi phạm về đạo đức, pháp luật và văn hoá khi sử dụng mạng:

- Đưa tin không phù hợp lên mạng.

- Công bố thông tin cá nhân không được phép.

- Phát tán thư điện tử, tin nhắn rác.

- Vi phạm bản quyền.

- Bắt nạt qua mạng.

- Ứng xử thiếu văn hoá.

1.2. Một số quy định pháp lí đối với người dùng trên mạng

a) Các văn bản quy phạm pháp luật

- Các văn bản quy phạm pháp luật gồm nhiều loại trong đó có: Các bộ luật do Quốc hội ban hành và các nghị định do Chính phủ ban hành để cụ thể hoá các điều khoản của luật.

- Quốc hội Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật liên quan đến Công nghệ Thông tin (CNTT) như:

+ Luật Giao dịch điện tử (2005)

+ Luật Công nghệ Thông tin (2006)

+ Luật An ninh mạng (2018)

+ Luật Hình sự (2017).

- Những nghị định đề cập đến các hành vi giao dịch trên mạng như:

+ Nghị định 90/2008/NĐ-CP ban hành ngày 13/8/2008 về chống thư rác

+ Nghị định 72/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15/7/2013 về quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet

+ Nghị định 15/2020/NĐ-CP ban hành ngày 3/2/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử.

+ Tháng 6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ban hành ngày 17/6/2021.

⇒ Các luật và nghị định trên đều quy định rõ trách nhiệm trong hoạt động cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức hay cá nhân và trách nhiệm quản lí của các cơ quan nhà nước.

b) Các quy định của pháp luật đối với người dùng trên không gian mạng

* Một số quy định của pháp luật về tính đúng đắn của thông tin khi đưa lên mạng:

Điều 12 khoản 2 của Luật công nghệ thông tin quy định cấm "Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số" nhằm các mục đích sau đây:

a) Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân.

b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa cảc dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mĩ tục của dân tộc.

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định.

d) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân.

e) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.

Điều 8 khoản 1 trong Luật an ninh mạng cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.

b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lỏi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

e) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bản người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi truy, tội ác; phá hoại thuần phong, mĩ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng.

f) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

* Một số hành vi vi phạm pháp luật về đưa tin trên mạng xã hội:

Điều 101, khoản 1 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP bao gồm:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ suý các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi truy., không phù hợp với thuần phong, mĩ tục của dân tộc.

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết tai nạn, kinh dị, rùng rợn.

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

e) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.

f) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hoá, dịch vụ bị cấm.

g) Cung cấp, chia sẻ hỉnh ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia.

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

* Quy tắc ứng xử trên mạng:

- Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định 874/QĐ- BTTTT (2021) về bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

- Ngoài nội dung yêu cầu các tổ chức cá nhân tuân thủ những quy định về đưa thông tin lên mạng đã được các văn bản luật quy định, còn khuyến khích dùng tên thật và khuyến khích đăng tin quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hoá Việt Nam; chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.

Các nguyên tắc để nâng cao tính an toàn khi chia sẻ thông tin trên môi trường số:

- Khi đưa tin lên mạng, hãy xem xét nội dung các tin bài có vi phạm các quy định của pháp luật hay không. Đừng quên rằng, việc chia sẻ một tin vi phạm luật cũng là vi phạm luật.

- Ngay khi tin đưa không phạm luật, vẫn phải tính đến các hậu quả của nó khi nó vi phạm những chuẩn mực đạo đức.

1.3. Quyền tác giả và bản quyền

a) Quyền tác giả

- Quyền tác giả:

+ Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

+ Vấn đề này liên quan tới cả các biến thể của tác phẩm (tác phẩm/bản phái sinh), khi từ tác phẩm gốc người ta tạo ra các biến thể, ví dụ một cuốn sách được dịch sang một ngôn ngữ khác hay môt phần mềm máy tính đươc cải biên để dùng trẽn điện thoại di động,...

+ Trong Luật sở hữu trí tuệ được Quốc Hội ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2019, quy định quyền tác giả đối với tác phẩm (bài thơ, bài báo, bức tranh, hình vẽ, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu,...) bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó:

Quyền nhân thân bao gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả,...

Quyền tài sản bao gồm các quyền: Làm tác phẩm phái sinh; Sao chép tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chủng; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao, chương trình máy tính, ...

b) Vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm tin học

Một số hành vi vi phạm bản quyền đối với các tác phẩm số như:

- Mạo danh tác giả.

- Công bố mà không được phép. Quyền công bố vốn là quyền nhân thân, nhưng việc công bố không đúng lúc, đúng chỗ có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh nên các tổ chửc làm phần mềm không những giữ toàn bộ các quyền tài sản mà còn giữ cả quyền công bố.

- Sửa chữa, chuyển thể phần mềm, dữ liệu mà không được phép của tác giả. Hành vi này phá hoại tính toàn vẹn của sản phầm, làm ảnh hưởng tới tác giả.

- Sử dụng phần mềm lậu, khồng mua quyền sử dụng phần mềm đối với các phần mềm phải trả tiền.

- Phá khoá phần mềm, vô hiệu hoá các biện pháp kĩ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thiết lập. Mặc dù phá khoá phần mềm tức là thay đổi phần mềm, một hành vi vi phạm tính toàn vẹn của tác phẩm, nhưng việc phá khoá nhằm mục đích sử dụng không trả tiền thì hành vi này lại vi phạm quyền tài sản. Rất nhiều các phần mềm nổi tiếng bị phá khoá và đưa lên mạng công khai để mọi người có thể lấy về dùng.

- Làm bản phái sinh, phân phối dữ liệu hay phần mềm, kể cả bản phái sinh mà không được phép.

- Chiếm đoạt mã phần mềm. Thường thì nhân viên phát triền phần mềm cho một công ty là tác giả chứ không sở hữu phần mềm ấy. Có nhiều trường hợp, các nhân viên làm phần mềm ra khỏi công ty đã sử dụng các mã nguồn phần mềm mình đã viết đề làm những công việc khác, trong đó có cả việc làm ra các phần mềm cạnh tranh với chính phần mềm gốc.

- Đăng tải các tác phẩm, kể cả bản phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu.

c) Tôn trọng bản quyền trong tin học

- Trong tin học, khi mua phần mềm, cần phân biệt rõ việc mua bản quyền với mua quyền sử dụng (licence).

+ Khi mua bản quyền thì người mua có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh đối với tác phẩm đó giống như cách Google mua Youtube. 

+ Mua quyền sử dụng thì chỉ được sử dụng. Chúng ta mua hệ điều hành Windows, các phần mềm văn phòng như Word, Excel, PowerPoint đều chỉ là mua quyền sử dụng. Bản quyền của tất cả các phần mềm đó vẫn thuộc công ty Microsoft.

- Vi phạm quyền tài sản sẽ gây thiệt hại trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các chủ sở hữu và gián tiếp đến toàn bộ ngành hoạt động đó.

- Trong lĩnh vực tin học, vi phạm bản quyền có thể gây thiệt hại rất lớn cho người đầu tư vì sản phầm số có đặc tính:

+ Dễ sao chép với chi phí rất thấp. Một công ty mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức để làm ra một phần mềm nhưng kẻ cắp thì chỉ mất một vài phút để sao chép.

+ Dễ phát tán trên quy mô lớn. Nếu phần mềm bị phát tán thì công ty không thể bán được và có thể mất hết đầu tư.

- Nhà nước Việt Nam đã có các quy định rất rõ ràng về những hành vi vi phạm quyền tác giả. Ví dụ, Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định những hành vi vi phạm bản quyền như sau:

+ “Truyền đạt tác phẩm đến công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả". Việc đưa dữ liệu hay phần mềm của người khác lên mạng không được phép sẽ bị phạt.

+ “Sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả’’. Việc sao chép lậu dữ liệu hay phần mềm sẽ bị phạt.

+ “Cố ý huỷ bỏ hoặc lảm vô hiệu các biện pháp kĩ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình". Những ai bẻ khoá phần mềm (crack) để dùng sẽ bị phạt.

- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Khái niệm quyền tác giả và bản quyền không hoàn toàn tương đồng, tuy nhiên, trong thực tế chúng thường được dùng chung. Trong các văn bản pháp luật Việt Nam sử dụng thuật ngữ chính thức là quyền tác giả.

- Phần mềm và dữ liệu số đặc biệt dễ bị xâm phạm bản quyền do dễ sao chép, dễ phát tán.

- Việc vi phạm bản quyền là hành vi phạm pháp, làm tổn hại đến việc kinh doanh của các chủ sở hữu, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của những ngành tạo ra sản phẩm trí tuệ, trong đó có tin học.

- Nhà nước đã ban hành nhiều quy định xử lí các hành vi vi phạm bản quyền. Hãy tôn trọng bản quyền đề phát triển các ngành tạo ra sản phẩm trí tuệ, trong đó có tin học.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Theo em, những vấn đề về đạo đức và pháp luật nảy sinh khi giao tiếp trên mạng đã và đang trở thành phổ biến là gì?

Hướng dẫn giải:

Những vấn đề về đạo đức và pháp luật nảy sinh khi giao tiếp trên mạng đã và đang trở thành phổ biến là:

- Trên mạng tràn lan thông tin xấu, độc hại, ảnh hưởng tới nếp sống văn hoá

- Có xu hướng nghiện mạng xã hội, mất quá nhiều thời gian cho việc lên mạng xã hội

- Bị cận thị, trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe

- Chạy theo lối sống ảo, làm giảm tương tác trực tiếp giữa người với người

- Có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân, bị lừa đảo về kinh tế 

Bài tập 2: Nêu các nguyên tắc để nâng cao tính an toàn khi chia sẻ thông tin trên môi trường số?

Hướng dẫn giải:

- Trước khi đăng tin, hãy kiểm tra tin bài có vi phạm pháp luật hay không

- Không chia sẻ tin bài vi phạm pháp luật. Ngoài ra cần phải biết tin tức có chính xác không. Ngày nay trên mạng rất nhiều tin giả, việc chia sẻ một tin giả chính là tiếp tay cho hành vi tung tin giả

- Ngay cả trong trường hợp việc đưa tin không vi phạm pháp luật thì cũng phải cân nhắc hậu quả, nhất là khía cạnh đạo đức. Một tin vô hại với người này có thể mang lại tai hoạ cho một người khác

ADMICRO

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

- Nêu được những vấn đề nảy sinh về đạo đức, pháp luật và văn hoá khi giao tiếp qua mạng trở nên phổ biến.

- Giải thích được một số nội dung pháp lí liên quan tới việc đưa tin lên mạng và tôn trọng bản quyền thông tin, sản phẩm số.

3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Tin học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 3 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 11 Tin học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 3 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 55 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 1 trang 55 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 57 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 2 trang 57 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 59 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 3 trang 59 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 4 trang 60 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3 trang 62 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 62 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 62 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 11.1 trang 25 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 11.2 trang 25 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 11.3 trang 25 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 11.4 trang 26 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 11.5 trang 26 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 11.6 trang 26 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 11.7 trang 26 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 11.8 trang 26 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 11.9 trang 26 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 11.10 trang 26 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 11 Tin học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

OFF