OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin


Ngày nay Tin học là một trong những ngành khoa học không thể thiếu trong cuộc sống. Qúa trình xử lý thông tin một cách tự động bằng các phương tiện kỹ thuật chủ yếu là máy tính? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu nội dung Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin Tin học 10 Kết nối tri thức để biết được quá trình xử lý thông tin của máy tính xảy ra như thế nào? Và dữ liệu máy tính được đo lường bằng cách nào? Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thông tin và dữ liệu

a. Qúa trình xử lí thông tin

- Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết.

- Máy tính không tự nhận thức được mà chỉ là công cụ hỗ trợ cho con người trong quá trình nhận thức

- Qúa trình xử lí thông tin/ dữ liệu bằng máy tính gồm 3 bước được mô tả ngắn gọn như hình dưới đây:

Hình 1. 1. Qúa trình xử lý thông tin/ dữ liệu bằng máy tính

- Nội dung công việc cần thực hiện ở từng bước:

+ Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu là thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài vào máy tính. Thực chất đây là quá trình chuyển đổi các thông tin ở thế giới thực sang dạng biểu diễn thông tin trong máy tính thông qua các thiết bị đầu vào. Máy tính tiếp nhận dữ liệu theo hai cách thường gặp là:

. Từ các thiết bị, ví dụ tập hình ảnh từ máy quét, máy scan là dữ liệu

. Từ bàn phím do con người nhập, ví dụ khi soạn một văn bản, thông tin của người nhập chuyển thành dữ liệu.

+ Bước 2: Xử lý dữ liệu. Biến đổi, phân tích, tổng hợp, tra cứu... những thông tin ban đầu trong bộ nhớ máy tính để tạo ra dữ liệu mới theo những thông tin mong muốn.

Ví dụ, từ nhiệt độ trung bình của nhiều năm gần đây, các phần mềm chuyên dụng có thể cho chúng ta biết khuynh hướng Trái Đất đang nóng dần lên.

+ Bước 3: Đưa ra kết quả. Ðây là quá trình ngược lại với quá trình ban đầu, máy tính sẽ chuyển đổi các thông tin trong máy tính sang dạng thông tin ở thế giới thực thông qua các thiết bị đầu ra. Máy tính có thể đưa ra kết quả theo hai cách:

. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh,... mà con người có thể hiểu được. Như vậy dữ liệu đã được chuyển thành thông tin. 

. Lưu dữ liệu lên một vật mang tin như thẻ nhớ hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho một hoạt động xử lí khác.

b. Phân biệt dữ liệu và thông tin

- Dữ liệu được định nghĩa là tập hợp các dữ kiện và chi tiết như văn bản, số liệu, quan sát, biểu tượng hoặc đơn giản là mô tả về sự vật, sự kiện hoặc thực thể được thu thập nhằm rút ra các suy luận.

- Thông tin được mô tả là dạng dữ liệu được xử lý, tổ chức, cụ thể và có cấu trúc, được trình bày trong cài đặt nhất định. Nó chỉ định ý nghĩa và cải thiện độ tin cậy của dữ liệu, do đó đảm bảo tính dễ hiểu và giảm độ không chắc chắn.

- Các đặc điểm phân biệt dữ liệu và thông tin

* Một số lưu ý:

- Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí đuợc. 

- Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu. Dữ liệu là các yếu tố thể hiện, xác định thông tin Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối. Cũng một thông tin có thể được thể hiện bởi nhiều loại dữ liệu khác nhau. Ngược lại, một dữ liệu có thể mang nhiều thông tin khác nhau. 

- Với vai trò là ý nghĩa thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông tin sai lệch, thậm chí không xác định được.

1.2. Đơn vị lưu trữ dữ liệu

- Dữ liệu máy tính là một dạng thông tin có trong máy tính. Thế chúng ta đo lường dữ liệu kiểu gì?

- Để có thể ước tính được lượng dữ liệu trong máy tính là nhiều hay ít, chúng ta cũng có những đơn vị đo lường dữ liệu (đơn vị lưu trữ dữ liệu hoặc đơn vị lưu trữ thông tin).

- Máy tính tổ chức lưu trữ và truy cập dữ liệu không theo từng bịt mà theo nhóm bit. Byte là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất mà máy tính truy cập được. Một byte gồm 8 bit.

- Các đơn vị đo dữ liệu hơn kém nhau 2010 = 1024 lần

- Một số đơn vị dữ liệu

Bảng 1.1. Các đơn vị lưu trữ dữ liệu

1.3. Lưu trữ, xử lí và truyền thông bằng thiết bị số

- Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. 

- Các thiết bị số được liệt kê trong hình 1.2. SGK Tin học 10 KNTT là: thẻ nhớ, bộ thu phát wifi, máy tính xách tay. Các thiết bị còn lại không phải là thiết bị số

Hình 1.2

- Thiết bị số có các ưu điểm:

+ Giúp xử lí thông tin rất nhanh với độ chính xác cao và có thể làm việc liên tục

+ Có khả năng lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, giá thành rẻ, tìm kiếm nhanh và dễ dàng

+ Có khả năng truyền tin với tốc độ rất lớn.

+ Giúp thực hiện tự động nhiều công việc một cách chính xác, chi phí thấp và tiện lợi.

- Những thành tựu của thiết bị số về:

+ Lưu trữ:

. Thông tin lưu trữ trên thiết bị số còn giúp cho việc tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng.

. Với thiết bị số, người ta có thể lưu trữ một lượng thông tin rất lớn trong một thiết bị nhỏ gọn nhẹ với chi phí thấp như: một đĩa cứng khoảng 2TB có thể chứa một khối lượng thông tin ngang với một thư viện sách của một trường đại học.

. Internet kết nối rất nhiều thiết bị số tạo thành những kho lưu trữ thông tin không lồ trong đó có các website chứa rất nhiều thông tin hữu ích. Trên Internet, có thể tìm được hầu hết mọi thông tin bằng các công cụ tìm kiếm.

+ Xử lí:

. Máy tính xử lý thông tin với tốc độ nhanh và chính xác.

. Tốc độ xử lý ngày càng được nâng cao: Một máy tính cỡ trung bình ngày nay có thể thực hiện vài chục tỉ phép tính một giây. Thậm chí, một số siêu máy tính đã đạt tốc độ tính toán lên tới hàng trăm triệu tỉ phép tính số học mỗi giây.

+ Về truyền thông:

Trước đây, tốc độ truyền tin bằng telex chỉ đạt 60 từ một phút. Nhờ tin học và thiết bị số, công nghệ truyền thông đã có những bước tiến dài, tốc độ và độ tin cậy truyền thông tin được cải thiện nhanh chóng. Ngày nay chúng ta đã có thể xem phim qua Internet, có thể tương tác với nhau trên mạng xã hội một cách tức thời".

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Dữ liệu và thông tin khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Bài tập 2: Quy đổi dung lượng dữ liệu:

1TB = ?GB

2MB = ?KB

Hướng dẫn giải:

1TB = 210GB

2MB = 2.210KB

Bài tập 3: Nêu khái niệm thông tin và dữ liệu máy tính?

Hướng dẫn giải:

- Dữ liệu được định nghĩa là tập hợp các dữ kiện và chi tiết như văn bản, số liệu, quan sát, biểu tượng hoặc đơn giản là mô tả về sự vật, sự kiện hoặc thực thể được thu thập nhằm rút ra các suy luận.

- Thông tin được mô tả là dạng dữ liệu được xử lý, tổ chức, cụ thể và có cấu trúc, được trình bày trong cài đặt nhất định. Nó chỉ định ý nghĩa và cải thiện độ tin cậy của dữ liệu, do đó đảm bảo tính dễ hiểu và giảm độ không chắc chắn.

ADMICRO

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

  • Thông tin, dữ liệu, đơn vị đo dữ liệu
  • Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh… khi đưa vào máy tính chúng đều được biến đổi thành dạng chung: dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn
  • Cho ví dụ về thiết bị số

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Tin học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 1 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Tin học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 6 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 1 trang 7 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 8 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 8 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 2 trang 9 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3 trang 10 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 10 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dung trang 10 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1.1 trang 5 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1.2 trang 5 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1.3 trang 5 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1.4 trang 5 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1.5 trang 5 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1.6 trang 5 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1.7 trang 5 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1.8 trang 5 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1.9 trang 5 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1.10 trang 6 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1.11 trang 6 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1.12 trang 6 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 1 Tin học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 HỌC247

NONE
OFF