OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống


Cuộc cách mạng 4.0 đã mang đến những giá trị tích cực cho cuộc sống như thế nào? Bên cạnh, tích cực mạng máy tính còn đem đến những tác động tiêu cực ra sao? Để phòng tránh các tác động tiêu cực ta cần làm gì? Đây là những kiến thức của Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống trong chương trình Tin học 10 Cánh diều mang đến. Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng do HOC247 biên soạn!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mạng máy tính thay đổi thế giới

a. Mở rộng phương thức học tập

- Trong giáo dục, Internet mang lại cho học sinh một phương thức học mới và hiệu quả, đó là học trực tuyến.

+ Bài giảng được số hoá vả đưa lên mạng.

+ Vì vậy, người học có thể học ở nhả, ở thư viện hay bất kì nơi nào có kết nối Internet.

- Các nguồn học liệu mở cung cấp cho người học bải giảng, tài liệu tham khảo, bài tập, thí nghiệm ảo, bài kiểm tra. Những học liệu đó được tổ chức một cách linh động dưới nhiều dạng như: siêu văn bản, âm thanh, hình ảnh động, video như hình 1

Hình 1. Nguồn học liệu mở tại địa chi https://igiaoduc.vn ngày 21/01/2021

- Người học có thể phải tra học phí cho những khoá học qua mạng, cũng có thể khai thác những nguồn học liệu mở được cung cấp miễn phí trên mạng (Hình 2).

- Học liệu mở (OpenCourseWare) là các tài liệu học tập được số hoá và có thể truy cập miễn phí trên mạng.

Hình 2. Một trang web học online miễn phí của đại học Harvard 

(Nguồn: https://online-learning.harvard.edu)

b) Mở rộng phương thức làm việc và nâng cao chất lượng công việc

Internet đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội như:

- Không chỉ đem lại những phương thức học tập mới, Internet cũng mở rộng ca phương thức làm việc như: Nhờ kết nối internet nhiều người có thể làm việc ở nhà, ở quán cà phê, ... thậm chí làm việc trong khi ngồi trên máy bay, tàu xe ⇒ giúp cải thiện năng suất lao động, giảm ách tắc giao thông, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

- Internet là kho tri thức và thông tin khổng lồ, hỗ trợ cho công việc trong hầu hết các ngành nghề trong mọi lĩnh vực.

- Cung cấp hạ tầng truyền thông cho chính phủ điện tử (E-Government), Internet đã thay đổi hẳn phương thức hoạt động của các cơ quan công quyền.

- Internet tạo phương thức kinh doanh mớỉ rất hiệu quả, các doanh nghiệp có thể quảng cáo, tiếp xúc, giới thiệu, bán và tìm sản phẩm trên toàn cầu.

- Thương mại điện tử (E-Commerce) đang phát triển với tốc độ vượt trội so với mô hình kinh doanh truyền thống.

Thương mại điện tử (E-Commerce)

- Với sự phát triển của Internet, thanh toán điện tử (E-payment) xuất hiện và ngày một phổ biến.

c) Nâng cao chất tượng cuộc sống

- Khi phương thức trao đổi thông tin được mở rộng, hiệu quả học tập, làm việc và chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao.

- Không chỉ vậy, Intennet đã đem lại một số thay đổi có tính ưu việt khác nữa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống:

+ Giúp cập nhật tin tức nhanh chóng, sinh động tới mọi người. + Giúp giao lưu với bạn bè người thân và cộng đông qua mạng xã hội, trò chuyện qua mạng, phát trực tiếp trên mạng, ...

+ Giúp phát triển thêm những loại hình dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khoẻ từ xa, robot phục vụ,....

+ Cung cấp nhiều phương tiện và hình thức giải trí như: xem ti vi, chơi game.

Xem tivi cùng gia đình

1.2. Những tác động tiêu cực của Internet

Internet mang lại lợi ích to lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tác hại nêu người sử dụng thiếu hiểu biết và bất cẩn.

- Lười suy nghĩ, ít động não.

- Nghiện Internet.

- Bị tuyên truyền bởi những thông tin xấu, độc hại về tư tưởng.

- Bị tiêm nhiễm thói xấu.

- Bị lừa đảo qua mạng.

- Bị bắt nạt qua mạng.

* Bắt nạt qua mạng:

- Biểu hiện:

+ Xảy ra khi nạn nhân bị nhiều người chế giễu, bêu xấu, miệt thị, đe doạ, gây tổn thương một cách có chủ đích.

+ Người xấu thông qua tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi điện thoại, bài đăng trên website hay ý kiến bình luận trên mạng xã hội đế thực hiện hành vi bắt nạt.

- Ảnh hưởng: Nạn phân bị tổn thương tinh thần, xấu hổ, lo âu, tuyệt vọng, thậm chí tự tử.

- Biện pháp:

+ Khi có hiện tượng bị bắt nạt qua mạng, cần sốm tìm kiếm sự trợ giủp từ thầy, cô giáo, ngưòì thân trong gia đình và bạn thân.

+ Nếu sự việc tiếp diễn hoặc gia tăng cần trình báo công an, chính quyền xử lí kịp thời.

Tác động của bạo lực mạng (Cyber bullying) gây ra rất lớn. (Ảnh: Pixta)

1.3. Lây nhiễm phần mềm độc hại từ Internet

- Khi kết nối Internet, máy tính có thể bị lây nhiễm phần mềm độc hại (malware). Đó là phần mềm được tạo ra với mục đích gây hại cho máy tính, các thiết bị số, phần mềm, dữ liệu và người dùng.

- Có nhiều loại phần mềm độc hại như: virus máy tính, sâu máy tính, phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo.

+ Virus máy tinh (gọi tắt là virus) được giấu trong tệp dữ liệu hoặc chương trình. Khi tệp được sử dụng cũng là lúc virus được kích hoạt đế bắt đầu phá hoại và lây lan.

Virus máy tính

+ Sâu máy tính (worm) tồn tại độc lập và chủ động thực hiện các hành vi như: xoá tệp, đánh cắp dữ liệu, lây lan sang các máy tính khác qua mạng. Sâu máy tính có thể được gửi qua tệp đính kèm email, nằm trong USB hoặc trang web độc hại.

Sâu máy tính

+ Phần mềm gián điệp (spvware) còn bí mật tìm kiếm, thậm chí theo dõi thao tác bàn phím của ngưòi dùng; Nỏ đánh cắp các thông tin như: tên, địa chỉ email, mật khẩu.

+ Phần mềm quảng cảo (adware) tự động hiển thị cửa sổ quảng cảo ngoài ý muốn của người dùng.

* Để tránh phần mềm độc hại, chúng ta cần thực hiện:

- Sử dụng phần mềm diệt virus.

- Thường xuyên cập nhật hệ điều hành, trình duyệt và phần mền diệt virus.

- Chỉ sử dụng các phần mềm có nguồn gốc rõ ràng và trang web đáng tin cậy.

- Không mở email từ địa chỉ lạ hay tải xuống tệp đính kèm không đáng tin cậy.

- Không tò mò truy cặp vào đường link lạ.

- Sử dụng mật khẩu mạnh, thay đổi mật khẩu định kì, không nên dùng chỉ một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau. Khi đăng nhập trên máy tính không phải của mình thì tắt chế độ ghi nhớ thông tin đăng nhập.

- Tránh sử dụng USB, thẻ nhớ, đĩa CD hay các thiết bị nhớ của ngưòi khác. Dùng phần mềm diệt virus để kiểm tra những thiết bị đó trước khi sử dung.

* Để bảo vệ dữ liệu, ngoài những biện pháp trên cần chú ý:

- Không nên gửi các thông tin cá nhân quan trọng (mật khẩu, số thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng) qua thư điện tử.

- Tránh đăng nhập tại máy tính công cộng (noi phần mềm gían điệp có thể ấn náu) hoặc thông qua mạng Wi-Fi công cộng (dễ dàng bị tin tặc chiếm đoạt thông tin).

- Sao lưu những dữ liệu quan trọng và cất giữ bản sao tại nơi an toàn. Trong trường hợp cần thiết có thể đặt mật khẩu cho tệp dữ liệu.

- Nên lựa chọn biện pháp Xác thực hai bước. Đây là một biện pháp mạnh để ngăn chặn tin tặc, tuy nhiên điều đó cũng khiến việc đăng nhập phức tạp hơn. Sau khi nhập đúng tên và mật khẩu, người đăng nhập còn phải nhập đúng mã vừa mới được gửi tới điện thoại thòng minh của chủ tải khoản.

- Mạng máy tính nâng cao chất lượng cuộc sống, cung cấp những phương thức học tập, làm việc và sinh hoạt mới hiệu quả.

- Mạng máy tính cũng tiềm ẩn nhiều mặt trái. Giao tiếp trên mạng có nguy cơ máy tính bị lây nhiễm phần mềm độc hại. Nếu thiếu cảnh giác có thể bị hại bởi những hành vi phạm pháp, phi đạo đức, vô văn hoá.

- Cần tận dụng những ưu việt của mạng máy tính để nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Cảnh giác và áp dụng các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực của mạng máy tính.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Lĩnh vực hay công cụ nào được kể ra dưới đây hoạt động dựa trên mạng máy tính?

- Internet vạn vật

- Điện thoại thông minh

- E – Banking

- Xã hội tri thức và kinh tế tri thức

- Robot hút bụi thông minh

- E – Learning

- E – Government

Hướng dẫn giải:

Tất cả những lĩnh vực và hoạt động trên đều được kết nối qua Internet

Bài tập 2: Những lợi ích của mạng xã hội là gì?

Hướng dẫn giải:

Việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay bởi nhiều tiện ích mà nó mang lại: Cập nhật tin tức và xu hướng nhanh nhất; kết nối với nhiều người, học hỏi những kỹ năng khác nhau; chia sẻ các bức ảnh và kỷ niệm, tìm hiểu về các chủ đề mới; chơi các trò chơi.

Bài tập 3: Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần làm gì?

Hướng dẫn giải:

- Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus.

- Tránh tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính, cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội, truy cập vào các liên kết lạ.

ADMICRO

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

- Trình bày được những thay đổi về chất lượng cuộc sống, phương thức học tập và làm việc mà mạng máy tính đem lại.

- Hiểu được những nguy cơ và tác hại mà Internet có thể gây ra. Trình bày được một số cách đề phòng những tác hại đó. Nêu được một vài cách phòng vệ khi bị bắt nạt trên mạng. Biết cách tự bảo vệ dữ liệu của cá nhân.

- Trình bày được sơ lược về phần mềm độc hại. Sử dụng được một số công cụ thông dụng để ngăn ngừa và diệt phần mềm độc hại.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Chủ đề B Tin học 10 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Cánh diều Chủ đề B Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Chủ đề B Tin học 10 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Cánh diều Chủ đề B Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 26 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Hoạt động 1 trang 26 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Hoạt động 2 trang 28 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Hoạt động 3 trang 29 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 30 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 31 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Tự kiểm tra trang 31 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 1 Chủ đề B Tin học 10 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 HỌC247

NONE
OFF