OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tuần 13 - Tập đọc: Văn hay chữ tốt - Tiếng Việt 4


Qua bài giảng Tập đọc: Văn hay chữ tốt, giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Văn hay chữ tốt

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ:
    • Cao Bá Quát, điểm kém, khẩn khoản, oan uổng, huyện đường, dốc sức, cứng cáp, nổi danh,...
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể dõng dạc, rõ ràng.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Khẩn khoản: tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu của mình.
    • Huyện đường: nơi làm việc của quan huyện trước đây.
    • Ân hận: băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay xảy ra.
  • Bố cục
    • Chia làm 3 đoạn
      • Đoạn 1. Từ đầu..."xin sẵn lòng".
      • Đoạn 2. "Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng"..."sao cho đẹp"
      • Đoạn 3. Còn lại
  • Nội dung
    • Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
  • Luyện đọc diễn cảm

Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay / vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

- Gia đình gài có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?

Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:

- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Văn hay chữ tốt

Câu 1 (trang 130 sgk Tiếng Việt 4): Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

  • Vì chữ viết của Cao Bá Quát rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Câu 2 (trang 130 sgk Tiếng Việt 4): Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?

  • Cao Bá Quát viết hộ cho bà cụ hàng xóm lá đơn kêu oan đề quan xét nỗi oan cho gia đình bà nhưng vì chữ ông xấu quá nên quan đọc không được đã thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường.

Câu 3 (trang 130 sgk Tiếng Việt 4): Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?

  • Ông đã dốc sức luyện chữ viết vào mỗi sáng và tối. Khi chữ viết đã tiến bộ, ông mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều chữ khác nhau.

Câu 4 (trang 130 sgk Tiếng Việt 4): Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của truyện.

Gợi ý:

  • Mở bài: Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
  • Thân bài: "Một hôm" .... "nhiều kiểu chữ khác nhau".
  • Kết bài: Kiên trì kuyeenj tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
ADMICRO
ADMICRO
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Văn hay chữ tốt, các em cần nắm được:
    • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể rõ ràng.
    • Đọc phân biệt lời nhân vật (bà cụ, Cao Bá Quát) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu của các câu trong truyện.
    • Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của từng đoạn trong câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi cho tiết học tiếp theo.
NONE
OFF