OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tuần 21 - Tập đọc: Bè xuôi sông La - Tiếng Việt 4


Qua bài giảng tập đọc Tập đọc: Bè xuôi sông La, giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc lưu loát toàn bài thơ. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La; Nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Bè xuôi sông La

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ phiên âm, từ khó:
    • mươn mướt, lán cưa, vàng hoe

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Sông La: con sông thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
    • Dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa: tên các loại gỗ quý.
  • Bố cục
    • Chia làm 3 đoạn
      • Đoạn 1. 4 dòng đầu
      • Đoạn 2. 10 dòng tiếp theo
      • Đoạn 3. 8 dòng còn lại
  • Nội dung
    • Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La.
    • Nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù.
  • Luyện đọc diễn cảm

Bè ta/ xuôi sông La 

Dẻ cau/cùng táu mật

Muồng đen /và trai đất

Lát chun/rồi lát hoa

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bè xuôi sông La

Câu 1 (trang 27 sgk Tiếng Việt 4): Sông La đẹp như thế nào?

Gợi ý:

  • Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. Sóng nước long lanh dưới nắng như từng lớp vảy cá. Người đi bè trên sông La nghe vang vọng tiếng chim hót trên bờ đê.

Câu 2 (trang 27 sgk Tiếng Việt 4): Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?

Gợi ý:

  • Chiếc bè gỗ được ví:

Như bầy trâu lim dim

Đằm mình trong êm ả

  • Cách ví von này hay ở chỗ nó thể hiện cảnh bè gồ trên sông hiện lên cụ thể, sống động. Nó gợi ra một không khí thanh bình, yên ả của một vùng quê tươi đẹp.

Câu 3 (trang 27 sgk Tiếng Việt 4): Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?

Gợi ý:

  • Đi trên bè, tác giả nghĩ tới mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng vì bè này là bè gỗ khai thác được từ trên rừng, được chuyên chở về miền xuôi để phục vụ việc xây dựng nhà cửa và để làm ra các vật dụng cần thiết cho cuộc sống.

Câu 4 (trang 27 sgk Tiếng Việt 4): Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì?

Gợi ý:

  • Hình ảnh:
    • Trong đạn bom đổ nát
    • Bừng tươi nụ ngói hồng
  • Nói lên sức sống mãnh liệt của nhân dân ta. Trong chiến tranh, bom đạn của địch đổ xuống phá hoại nhà cửa, xóm làng của chúng ta. Chúng ta vẫn không sợ chúng, vẫn anh dũng đánh trả những đòn chí tử và khi ta đã hoàn toàn chiến thắng, ta lại xây dựng lại cửa nhà khang trang to đẹp hơn.

Câu 5 (trang 27 sgk Tiếng Việt 4): Học thuộc lòng bài thơ.

ADMICRO
ADMICRO
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Bè xuôi sông La, các em cần nắm được:
    • Đọc lưu loát toàn bài thơ.
    • Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La. Nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu Ai thế nào? cho tiết học tiếp theo.
NONE
OFF