OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tuần 13 - Tập đọc: Vàm Cỏ Đông - Tiếng Việt 3


Bài học Tập đọc: Vàm Cỏ Đông​, bước đầu giúp các em đọc lưu loát bài thơ, đồng thời nắm được ý chính của bài học: Cảm nhận được niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả đối với dòng sông quê hương. 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn đọc Vàm Cỏ Đông

  • Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn: xuôi dòng, soi, phe phẩy, trang trải.
  • Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng trôi chảy, tình cảm, tha thiết và ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
  • Nghĩa các từ ngữ khó
    • Vàm Cỏ Đông: một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Long An.
    • Ăm ắp: rất đầy.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Vàm Cỏ Đông

Câu 1 (trang 107 SGK lớp 3): Tình cảm của tác giả đối với dòng sông thể hiện qua những câu nào ở khổ 1?

Gợi ý:

  • Tình cảm của tác giả đối với dòng sông thể hiện ở các câu:

Anh mãi gọi với lòng tha thiết

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm cỏ Đông!

Câu 2 (trang 107 SGK lớp 3): Dòng sông Vàm Cỏ Đông có những nét gì đẹp (khổ thơ 2)?

Gợi ý:

  • Dòng sông Vàm cỏ Đông có nhiều nét đẹp:
    • Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
    • Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
    • Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi

Câu 3 (trang 107 SGK lớp 3): Vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ?

Gợi ý:

  • Tác giả ví con sông như dòng sữa mẹ vì sông luôn đem dòng nước ngọt lành về tưới cho ruộng lúa, vườn cây thêm xanh và đem phù sa về bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng thêm màu mỡ.

Câu 4 (trang 107 SGK lớp 3): Học thuộc lòng bài thơ.

ADMICRO
ADMICRO
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Đọc đúng, trôi chảy, diễn cảm bài thơ (chú ý các từ khó)
    • Nắm được nội dung bài học: Cảm nhận được niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả đối với dòng sông quê hương. Chúc các em học tốt.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Từ địa phương và Dấu chấm hỏi, chấm than để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
NONE
OFF