Câu hỏi trắc nghiệm (20 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 21774
Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào thời gian nào?
- A. Ngày 9 tháng 1 năm 1858.
- B. Ngày 1 tháng 9 năm 1858.
- C. Ngày 30 tháng 9 năm 1858.
- D. Ngày 1 tháng 9 năm 1885.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 21775
Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng?
- A. Hoàng Diệu.
- B. Nguyễn Tri Phương
- C. Nguyễn Trung Trực
- D. Trương Định
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 21776
Trận Đà Nẵng có kết quả như thế nào?
- A. Thực dân Pháp chiếm được Đà Nẵng.
- B. Thực dân Pháp phải rút quân về nước.
- C. Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà phải chuyển hướng tấn công Gia Định
- D. Triều đình và Pháp giảng hoà.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 21777
Tháng 2 - 1859 Pháp quyết định đem phần lớn lực lượng đánh ở đâu?
- A. Đánh vào Gia Định.
- B. Đánh vào Sơn Trà (Đà Nẵng).
- C. Đánh vào Nha Trang.
- D. Đánh ra kinh thành Huế.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 21778
Ngày 24-2-1861, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nam Bộ?
- A. Quân Pháp đánh chiếm Định Tường.
- B. Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa.
- C. Quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long.
- D. Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 21779
Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ?
- A. Trương Định.
- B. Nguyễn Tri Phương,
- C. Phan Thanh Giản.
- D. Nguyễn Trường Tộ.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 21780
Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào đâu?
- A. Đại đồn Chí Hoà.
- B. Tỉnh Vĩnh Long.
- C. Tỉnh Định Tường.
- D. Thành Gia Định.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 21781
Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào?
- A. Ngày 5 tháng 6 năm 1862.
- B. Ngày 6 tháng 5 năm 1862.
- C. Ngày 8 tháng 6 năm 1862.
- D. Ngày 6 tháng 8 năm 1862.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 21782
Ngày 20-6-1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép ai phải nộp thành không điều kiện?
- A. Nguyễn Tri Phương.
- B. Nguyễn Trường Tộ.
- C. Phan Thanh Giản.
- D. Trương Định
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 21783
Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?
- A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- B. Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
- C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.
- D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 21784
Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mở ba cửa biển nào cho Pháp vào buôn bán?
- A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn.
- B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên.
- C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên
- D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa việt.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 21785
Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái?
- A. Nguyễn Tri Phương.
- B. Trương Quyền
- C. Nguyễn Trung Trự
- D. Trương Định.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 21786
Sau Hiệp ước Nhâm Tuất triều đình đã có hành động gì?
- A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông: dân ở Trung và Bắc Kì.
- B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.
- C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.
- D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 21787
Tháng 6 - 1867, quân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm ba tỉnh nào?
- A. Vĩnh Long, cần Thơ, An Giang.
- B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên
- C. Vĩnh Long, Hà Tiên, Cần Thơ.
- D. Vĩnh Long, Mĩ Tho, Hà Tiên.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 21788
Nhiều người đã dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc như:
- A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị
- B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Quyền, Phan văn Trị
- C. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tồn, Phan Liêm
- D. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 21789
Hai lần bị giặc bắt, được thả ra ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ. Ông là ai?
- A. Nguyễn Hữu Huân.
- B. Nguyễn Đình Chiểu,
- C. Hồ Huân Nghiệp.
- D. Phan Văn Trị.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 21790
Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?
- A. Trương Định.
- B. Trương Quyền
- C. Nguyễn Trung Trực
- D. Nguyễn Tri Phương.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 21791
Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây?
- A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng
- B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh,
- C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắn, bị giết.
- D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 21792
Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, tính chất cuộc kháng chiến của nhân dân ta bao hàm những nhiệm vụ nào?
- A. Chống thực dân Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
- B. Chống thực dân Pháp xâm lược.
- C. Chống sự đàn áp của quân lính triều đình.
- D. Chống sự nhu nhược, yếu hèn của vua quan nhà Nguyễn.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 21793
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống Pháp ở Nam Kì thất bại ?
- A. Do sự nhu nhược của triều đình Huế.
- B. Thực dân Pháp cấu kết với triều đình đàn áp, khởi nghĩa chưa có đường lối đấu tranh thống nhất.
- C. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ
- D. Kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng ta còn non yếu.