Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 6497
Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?
- A. Chủ nô Rô-ma
- B. Quí tộc Rô-ma
- C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man
- D. Nông dân công xã
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 6498
Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?
- A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh
- B. Nông dân
- C. Nô lệ
- D. Nô lệ và nông dân
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 6499
Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất:
- A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.
- B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.
- C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.
- D. Thành thị là nơi buôn bán.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 6500
Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ các tầng lớp nào của xã hội?
- A. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất.
- B. Tướng lĩnh quân sự và quí tộc có nhiều ruộng đất.
- C. Nô lệ được giải phóng.
- D. Tất cả các thành phần trên.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 6501
Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào
- A. Tăng lữ quí tộc và nông dân
- B. Địa chủ và nông dân
- C. Chủ nô và nô lệ
- D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 6502
Lãnh địa phong kiến là gì?
- A. Vùng đất rộng lớn của nông dân.
- B. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự
- C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến
- D. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 6503
Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến:
- A. Trao đổi bằng hiện vật
- B. Là nền kinh tế hàng hóa.
- C. Có sự trao đổi buôn bán.
- D. Không có sự trao đổi buôn bán
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 6504
Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?
- A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.
- B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.
- C. Sản xuất bị đình đốn.
- D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 6505
Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có những biến đổi to lớn là do:
- A. Dân số gia tăng.
- B. Sự xâm nhập của người Giéc-man
- C. Công cụ sản xuất được cải tiến
- D. Kinh tế hàng hóa phát triển
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 6506
Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội phong kiến Tây Âu là:
- A. Quí tộc người Giéc-man, nông dân công xã.
- B. Thủ lĩnh quân sự, quan lại người Giéc-man.
- C. Lãnh chúa, nông nô.
- D. Thủ lĩnh quân sự, nô lệ