Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 443939
Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
- A. Tác dụng hóa học
- B. Tác dụng sinh lí
- C. Tác dụng từ
- D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 443940
Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
- A. Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.
- B. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.
- C. Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
- D. Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 443941
Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:
- A. Tác dụng sinh lí của dòng điện
- B. Tác dụng hóa học của dòng điện
- C. Tác dụng từ của dòng điện
- D. Tác dụng nhiệt của dòng điện
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 443942
Phát biểu nào dưới đây là sai?
- A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng sắt thép.
- B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm.
- C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
- D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng (vai trò) như một nam châm.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 443943
Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?
- A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
- B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
- C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.
- D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 443944
Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:
- A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
- B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
- C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
- D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 443945
Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?
- A. Tác dụng hóa học
- B. Tác dụng từ
- C. Tác dụng sinh lí
- D. Tác dụng nhiệt
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 443946
Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?
- A. Các electron của nguyên tử đồng.
- B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.
- C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.
- D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 443947
Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:
- A. Đo huyết áp
- B. Đo điện não đồ
- C. Chụp X – quang
- D. Chạy điện khi châm cứu.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 443948
Chọn câu trả lời đúng: Trong các quá trình sau, quá trình nào không ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện:
- A. Sơn tĩnh điện
- B. Mạ kim loại
- C. Sạc pin
- D. Nạp điện cho bình ắc – qui