OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 CTST Bài 19: Từ trường

20 phút 10 câu 0 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 401207

    Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các

    • A. vụn nhôm vào trong từ trường của nam châm.
    • B.

      vụn sắt vào trong từ trường của nam châm.

    • C. vụn nhựa vào trong từ trường của nam châm.
    • D.

      vụn của bất kì vật liệu nào vào trong từ trường của nam châm.

  • ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 401208

    Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường?

    • A. Nhiệt kế.
    • B. Đồng hồ.
    • C. Kim nam châm có trục quay.
    • D. Cân.
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 401209

    Chiều của đường sức từ của một thanh nam châm cho ta biết

    • A. chiều chuyển động của thanh nam châm.
    • B. chiều của từ trường Trái Đất.
    • C.

      chiều quay của thanh nam châm khi treo vào sợi dây.

    • D. tên các từ cực của nam châm.
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 401210

    Đường sức từ của nam châm không có đặc điểm nào sau đây?

    • A.

      Càng gần hai cực, các đường sức từ càng gần nhau hơn.

    • B.

      Mỗi một điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ đi qua.

    • C.

      Đường sức từ ở cực Bắc luôn nhiều hơn ở cực Nam.

    • D.

      Đường sức từ có hướng đi vào cực Nam và đi ra cực Bắc của nam châm.

  • Câu 5: Mã câu hỏi: 401211

    Chọn phát biểu sai khi mô tả từ phổ của một nam châm thẳng.

    • A.

      Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong.

    • B.

      Các đường cong này nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm.

    • C.

      Các mạt sắt được sắp xếp dày hơn ở hai cực của nam châm.

    • D.

      Dùng mạt sắt hay mạt nhôm thì từ phổ đều có dạng như nhau.

  • Câu 6: Mã câu hỏi: 401212

    Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên Hình 19.6 là mạnh nhất?

     

    Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên Hình 19.6 là mạnh nhất?

     

    • A. Vị trí 1
    • B. Vị trí 2
    • C. Vị trí 3
    • D. Vị trí 4
  • ADMICRO
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 401213

    Phát biểu nào sau đây sai?

    • A. Xung quanh nam châm luôn có từ trường.
    • B.

      Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có nam châm khác đặt trong từ trường này thì nam châm đó sẽ chịu tác dụng của từ trường.

    • C.

      Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có vật có tính chất từ đặt trong từ trường này thì sẽ chịu tác dụng của từ trường.

    • D.

      Chỉ khi nam châm A (hay vật được làm từ vật liệu từ) đặt gần một nam châm B thì lúc đó xung quanh nam châm B mới xuất hiện một từ trường và từ trường này tác dụng lực từ lên nam châm A (hay tác dụng lực từ lên vật được làm từ vật liệu từ).

  • Câu 8: Mã câu hỏi: 401214

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    • A.

      Xung quanh nam châm có từ trường của nam châm đó.

    • B.

      Ở hình ảnh từ phổ của nam châm, nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu hơn.a

    • C.

      Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường mạnh thì lực từ mạnh, nơi nào từ trường yếu hơn thì lực từ yếu hơn.

    • D.

      Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ thưa hơn.

  • Câu 9: Mã câu hỏi: 401215

    Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?

    • A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên
    • B.

      Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam

    • C.

      Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc – Nam

    • D.

      Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc - Nam

  • Câu 10: Mã câu hỏi: 401217

    Chọn phát biểu đúng về từ phổ và từ trường?

    • A.

      Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường

    • B.

      Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện

    • C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu
    • D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF