OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 7)

20 phút 10 câu 0 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 403060

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?

    • A. Mọi nam châm luôn có hai cực.
    • B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
    • C.

      Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.

    • D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.
  • ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 403061

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.

      Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì.

    • B.

      Cực bắc thanh nam châm hút cực bắc của thanh nam châm khác.

    • C. Nam châm có thể hút vật được làm từ vật liệu từ.
    • D.

      Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.

  • Câu 3: Mã câu hỏi: 403062

    Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? 

    • A.

      Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 

    • B.

      Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 

    • C.

      Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. 

    • D.

      Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 403063

    Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì

    • A. Trái Đất hút mọi vật về phía nó.
    • B.

      kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam.

    • C. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực.
    • D. ở Trái Đất có nhiều quặng sắt.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 403064

    Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?

    • A. 2 cực.
    • B. 3 cực.
    • C. 4 cực.
    • D. 1 cực.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 403065

    Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại

    • A. Từ trường.
    • B. Trọng trường.
    • C. Điện trường.
    • D. Điện từ trường.
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 403066

    Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không?

    • A.

      Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.

    • B.

      Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.

    • C.

      Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.

    • D.

      Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị trí ban đầu đó thì cục pin hết điện.

  • Câu 8: Mã câu hỏi: 403067

    Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường? 

    • A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên 
    • B.

      Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam. 

    • C.

      Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc – Nam 

    • D.

      Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc - Nam 

  • Câu 9: Mã câu hỏi: 403068

    Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non? 

    • A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non 
    • B.

      Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu

    • C.

      Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện 

    • D.

      Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

  • Câu 10: Mã câu hỏi: 403069

    Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?

    • A. Từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu.
    • B. Từ trường xung quanh Trái Đất.
    • C. Từ trường xung quanh dòng điện.
    • D. Từ trường xung quanh thanh đồng.

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF