OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

20 phút 10 câu 2 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 401716

    Thông tin trên ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết

    • A.

      số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và số lớp electron của nguyên tố đó.

    • B. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó.
    • C.

      số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.

    • D. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và số điện tích hạt nhân của nguyên tố đó.
  • ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 401717

    Cho biết các nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố M có vị trí trong bảng tuần hoàn như sau

    • A. ô số 9, chu kì 3, nhóm IA.ô số 10, chu kì 2, nhóm IA.
    • B. ô số 10, chu kì 2, nhóm IA.
    • C. ô số 12, chu kì 3, nhóm IA.
    • D. ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 401718

    Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo thứ tự tăng dẫn của

    • A. khối lượng
    • B. số proton
    • C. tỉ trọng
    • D. số neutron
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 401719

    Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là

    • A. số proton trong nguyên tử
    • B. số neutron trong nguyên tử
    • C. số electron trong hạt nhân
    • D. số proton và neutron trong hạt nhân
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 401720

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo từ

    • A. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm
    • B. Chu kì, nhóm.
    • C. Ô nguyên tố.
    • D. Chu kì.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 401721

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    • A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
    • B.

      Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.

    • C.

      Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.

    • D.

      Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.a

  • ADMICRO
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 401722

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.

      Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc trên bên phải của bảng tuần hoàn.

    • B.

      Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc dưới bên trái của bảng tuần hoàn.

    • C. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở giữa bảng tuần hoàn.
    • D. Các nguyên tố phi kim nằm ở cuối bảng tuần hoàn.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 401723

    Các kim loại kiềm trong nhóm IA đều có số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu?

    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 7
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 401724

    Những nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VIIA (Halogen)?

    • A. Chlorine, bromine, fluorine
    • B. Fluorine, carbon, bromine
    • C. Beryllium, carbon, oxygen
    • D. Neon, helium, argon
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 401725

    Cho biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +17. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:

    • A.

      Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA; là phi kim; có 17 proton, 7 electron.

    • B.

      Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA; là phi kim; có 17 proton, 17 electron.

    • C.

      Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VIIA; là kim loại; có 17 proton, 17 electron.

    • D.

      Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VIIA; là phi kim; có 17 proton, 7 electron.

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF