Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 136899
Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm sau:
- Cho cùng thể tích V ml dung dịch gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 vào hai cốc
- Thả vào cốc thứ nhất một lá kẽm và cốc thứ hai một lá đồng và đợi phản ứng xảy ra hoàn toàn
Bạn học sinh đó đã ghi lại những hiện tượng quan sát được như sau:
1. Khối lượng 2 lá kim loại cùng tăng lên
2. Dung dịch ở cốc thứ nhất có màu trắng xanh
3. Dung dịch ở cốc thứ hai có màu xanh lam
4. Có vảy bạc bám vào lá kẽm
5. Có vảy sắt bám vào lá đồng
Trong các hiện tượng trên , có bao nhiêu hiện tượng mô tả đúng?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 136900
Cho các quy trình sau:
1. Điện phân nóng chảy Al2O3
2. Điện phân dung dịch AlCl3
3. Cho Mg tác dụng với Al2O3 ở trạng thái nóng chảy
4. Cho Na tác dụng với AlCl3 ở trạng thái nóng chảy
Trong các quy trình trên, số quy trình có thể tạo ra Al là:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 136901
Để điều chế hiđro người ta cho vài mẩu kẽm vào dung dịch axit H2SO4 , sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch X vào để khí thoát ra mạnh hơn. Cho các chất sau: HNO3,NaOH,MgSO4,AlCl3,CuSO4,AgNO3. Trong số các chất trên có bao nhiêu chất có thể là chất X?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 136902
Nhúng một miếng sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. Nhỏ thêm vài giọt CuSO4 vào dung dịch H2SO4 loãng. Nhỏ thêm vài giọt CuSO4 vào dung trên. Hiện tượng quan sát được là:
- A. Dung dịch chuyển hẳn sang màu xanh lam
- B. Có kết tủa nâu đỏ trên toàn bộ bề mặt miếng sắt
- C. Xuất hiện kết tủa đen trong dung dịch
- D. Khí thoát ra mạnh từ một số vị trí trên miếng sắt
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 136903
Tiến hành thí nghiệm
+ Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 3ml dung dịch HCl loãng
+ Lần lượt cho 3 mẫu kim loại Fe, Al, Cu có kích thích tương đương nhau vào 3 ống nghiệm
Hiện tượng xảy ra trong 3 ống nghiệm là:
- A. Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Al nhanh hơn so với ống nghiệm khi thả Fe. Ống nghiệm khi thả Cu không có hiện tượng gì.
- B. Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Al chậm hơn so với ống nghiệm khi thả Fe. Ống nghiệm khi thả Cu không có hiện tượng gì.
- C. Cả ba ống đều có bọt khí thoát ra nhanh
- D. Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Cu nhanh hơn so với ống nghiệm khi thả Al. Ống nghiệm khi thả Fe không có hiện tượng gì.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 136904
Tiến hành thí nghiệm:
Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút quan sát màu đinh sắt và màu dung dịch.
- A. Trên Cu xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Fe); dung dịch nhạt dần màu xanh.
- B. Trên Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Cu); dung dịch nhạt dần màu đỏ
- C. Không có hiện tượng gì xảy ra
- D. Trên Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Cu); dung dịch nhạt dần màu xanh
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 136905
Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp bảo vệ điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực bảo vệ ?
- A. Na
- B. Zn
- C. Sn
- D. Cu
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 136906
Một học sinh đã đưa ra các phương án điều chế kim loại Mg như sau :
(1) Kết tủa Mg(OH)2 từ dung dịch MgCl2, nhiệt phân lấy MgO rồi khử bằng H2 Ở nhiệt độ cao để điều chế Mg.
(2) Dùng kim loại mạnh đẩy Mg ra khỏi dung dịch MgCl2
(3) Diện phân dung dịch MgCl2 để thu được Mg.
(4) Cô cạn dung dịch MgCl2, điện phân nóng chảy để thu được Mg.
Trong các phương án trên có bao nhiêu phương án có thể áp dụng để điều chế Mg ?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 136907
Quấn một sợi dây kẽm quanh một thanh thép (là hợp kim của sắt và cacbon) và để ngoài không khi. Hiện tượng quan sát được là:
- A. sợi dây kẽm bị ăn mòn.
-
B.
kim loại sắt trong thanh thép bị ăn mòn,
-
C.
sợi dây kẽm và sắt trong thanh thép bị ăn mòn.
- D. hiện tượng ăn mòn không xây ra.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 136908
Một mẩu kim loại Ag dạng bột có lẫn Fe, Cu. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi khối lượng Ag ban đầu, có thể ngâm mẩu Ag trên vào lượng dư dung dịch nào sau đây ?
- A. HNO3
- B. HCl
- C. AgNO3
- D. Fe(NO3)3