Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 400218
Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
- A. Đánh đập con cái thậm tệ.
- B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
- C. Phê bình con cái trước họ hàng.
- D. Phân biệt đổi xử giữa các con.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 400220
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?
- A. Do thiếu thốn tình cảm.
- B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực.
- C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.
- D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 400221
Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
- A. Bạo lực học đường.
- B. Bạo lực gia đình.
- C. Bạo lực cộng đồng.
- D. Bạo lực xã hội.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 400224
Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?
- A. Sự sợ hãi của nạn nhân.
- B. Sự ám ảnh của nạn nhân.
- C. Sự nổi loạn của nạn nhân.
- D. Sự trầm cảm của nạn nhân.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 400226
Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
- A. Giáo viên xâm hại tthân thể đối với học sinh.
- B. Giáo viên lãng mạ học sinh trên lớp.
- C. Giáo viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng.
- D. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 400228
Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?
- A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
- B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm.
- C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý.
- D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 400229
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
- A. Ông K đánh con vì trốn học để đi chơi game.
- B. Cô giáo phê bình P vì thường xuyên đi học muộn.
- C. Bạn T đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.
- D. Bạn A nhắc nhở bạn Q không nên nói chuyện trong giờ học.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 400231
Đâu là hành vi bạo lực học đường?
- A. Quan tâm, giúp đỡ bạn cùng lớp.
- B. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học.
- C. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn.
- D. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 400233
Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
- A. Bộ luật hình sự năm 2015.
- B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
- C. Bộ luật lao động năm 2020.
- D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 400234
Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?
- A. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.
- B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
- C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
- D. Cả A, B, C đều đúng.