OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

30 phút 10 câu 44 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 10737

    Lớp vỏ Trái Đất có độ dày là:

    • A. Từ 5 đến 60km
    • B. Từ 5 đến 50km
    • C. Từ 5 đến 70km
    • D. Từ 5 đến 80km
  • ADMICRO/
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 143643

    Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm 

    • A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
    • B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
    • C. Lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa. 
    • D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân.
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 143644

    Thạch quyển bao gồm:

    • A. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.
    • B. Tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.
    • C. Phần trên của lớp manti và lớp vỏ trái đất. 
    • D. Lớp vỏ trái đất.
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 143645

    Vật chất ở nhân trái đất có đặc điểm 

    • A. Là những chất khí có tinh phóng xạ cao.
    • B. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.
    • C. Là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt. 
    • D. Là những kim loại nặng nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 143646

    So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có 

    • A. độ dài lớn hơn, không có tầng granit.
    • B. độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.
    • C. độ dài lớn hơn, có tầng granit. 
       
    • D. độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 143647

    Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là 

    • A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.
    • B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
    • C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. 
       
    • D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 143648

    Dựa vào hình 7.3 - Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển và hình 10 - Các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa Lí 10, có thể thấy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở 

    • A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
    • B. nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.
    • C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh. 
    • D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 143649

    Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a ở Châu Á hình thành là do 

    • A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.
    • B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.
    • C. Sự đụng độ giữ mảng Phi với mảng Âu – Á. 
    • D. Sự đụng độ giữa mẩng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 143650

    Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành là do 

    • A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
    • B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
    • C. Mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ. 
    • D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 143651

    Những vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở 

    • A. trên các lục địa.
    • B. giữa các đại dương.
    • C. các vùng gần cực. 
    • D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF