Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 340945
Sự kiện mở đầu cho cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là
- A. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pêtơrôgrát
- B. cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông
- C. cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Mátxcơva
- D. cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Mátxcơva
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 340947
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhằm duy trì một trật tự thế giới mới và bảo vệ quyền lợi cho mình, các nước tư bản đã thành lập một tổ chức quốc tế có tên gọi là
- A. Liên hợp quốc
- B. Hội quốc liên
- C. Phe liên minh
- D. Liên minh thần thánh
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 340949
Từ năm 1897 đến năm 1914 là khoảng thời gian thực dân Pháp tiến hành
- A. bình định Việt Nam.
- B. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
- C. chính sách "chia để trị" ở Việt Nam.
- D. cướp ruộng đất của nông dân để lập đồn điền.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 340951
Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:
"Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ ) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Sau chiến tranh, khu vực này có sự biến đổi to lớn về………………….. ..Đây là khu vực duy nhất ở châu Á có……………….của thế giới."
- A. Hàn Quốc……địa – chính trị và kinh tế……trung tâm khoa học – kĩ thuật
- B. Trung Quốc……..địa – chính trị…….trung tâm vũ trụ
- C. Hàn Quốc…….địa – chính trị………trung tâm kinh tế - tài chính lớn
- D. Nhật Bản……địa – chính trị…….trung tâm kinh tế - tài chính lớn
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 340954
Hội nghị Ianta (1945) diễn ra trong bối cảnh nào?
- A. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác liệt.
- B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
- C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít.
- D. Thế giới phân chia thành hai cực, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 340957
Năm 1945, ở khu vực Đông Nam Á các quốc gia nào giành được độc lập?
- A. Việt Nam, Lào, Campuchia.
- B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
- C. Việt Nam, Lào, Philíppin.
- D. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 340958
Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đề ra là
- A. đấu tranh bí mật, bất hợp pháp
- B. đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp
- C. đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ
- D. đấu tranh nghị trường
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 340959
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân đội nước nào thuộc phe Đồng minh kéo vào nước ta?
- A. Quân Anh, quân Mĩ.
- B. Quân Pháp, quân Anh.
- C. Quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc.
- D. Quân Liên Xô, quân Trung Hoa Dân quốc
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 340961
Để giải quyết nạn dốt, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh
- A. thành lập một số trường đại học trọng điểm.
- B. thành lập Nha bình dân học vụ.
- C. thành lập Cơ quan Giáo dục quốc gia.
- D. xóa nạn mù chữ
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 340970
Tiêu biểu nhất trong phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) là phong trào ở địa phương nào?
- A. Quảng Ngãi
- B. Bình Định
- C. Bến Tre
- D. Ninh Thuận
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 340972
Chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 - 1965 còn được gọi là
- A. "Chiến tranh đơn phương".
- B. "Chiến tranh đặc biệt".
- C. "Chiến tranh cục bộ"
- D. "Việt Nam hoá chiến tranh".
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 340974
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?
- A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc - Nam.
- B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- C. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
- D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội sau chiến tranh.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 340975
Chính sách văn hoá - giáo dục mà thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm mục đích gì?
- A. Đào tạo đội ngũ trí thức
- B. "Khai hoá" văn minh
- C. Nô dịch, ngu dân
- D. Nâng cao dân trí
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 340977
Hãy sắp xếp các dữ kiện lịch sử sau theo đúng trình tự thời gian:
1) Kinh tế, xã hội Việt Nam chuyển biến sâu sắc.
2) Xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới - dân chủ tư sản.
3) Thực dân Pháp tiến hành khai thác thụộc địa lần thứ nhất.
4) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới
- A. 3 – 1 – 2 – 4
- B. 3 – 1 – 4 – 2
- C. 3 – 2 – 1 – 4
- D. 2 – 1 – 4 – 3
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 340979
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô thay đổi ra sao?
- A. Từ đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh
- B. Từ đối đầu chuyển sang đối thoại, là đối tác quan trọng của nhau
- C. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn
- D. Mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 340981
Sự kiện có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
- B. Các nước thắng trận họp hội nghị ở Vécxai - Oasinhtơn.
- C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xồ viết ra đởi.
- D. Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 340982
Trong những năm 1929 - 1933, mâu thuẫn nào là chủ yếu trong xã hội Việt Nam?
- A. Giữa công nhân với tư sản.
- B. Giữa địa chủ phong kiến với nông dân.
- C. Giữa tư sản Việt Nam với tư bản nước ngoài.
- D. Giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 340983
Bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là
- A. chính quyền của dân.
- B. chính quyền của dân, do dân, vì dân.
- C. chính quyền của đảng cách mạng.
- D. chính quyền của nhà nước vì nhân dân.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 340987
Trước âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp trong những năm 1945 - 1946, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì?
- A. Kêu gọi sự giúp đỡ của quân Đồng minh.
- B. Quyết tâm lãnh đạo kháng chiến, huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.
- C. Đàm phán, nhường cho Pháp một số quyền lợi để chúng không mở rộng chiếm đóng.
- D. Hợp tác chặt chẽ với quân Đồng minh để quân Pháp không có cớ gây hấn.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 340993
Đảng và Chính phủ ta có chủ trương như thế nào trong việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- A. Quyết tâm đánh quân Trung Hoa Dân quốc ngay từ đầu
- B. Hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp
- C. Dựa vào quân Anh để chống quân Trung Hoa Dân quốc
- D. Chấp nhận tất cả các yêu sách của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 340995
Nét nổi bật nhất của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
- A. Mĩ thay chân Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.
- B. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
- C. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến lên CNXH.
- D. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 341001
Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau năm 1954 là
- A. xây dựng CNXH ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam
- B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, chống Mĩ - chính quyền Sài Gòn
- C. xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà
- D. miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam; miền Nam tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 341006
Ý nào không phản ánh đúng thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1968?
- A. Giành thắng lợi toàn diện qua cả ba đợt tiến công trong năm 1968
- B. Tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và đồng minh, giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn
- C. Buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc
- D. Buộc Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 341007
Ý nào phản ánh đúng và đầy đủ quan điểm đổi mới của Đảng ta?
- A. Đổi mới về kinh tế, chính trị và văn hoá - xã hội.
- B. Đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị-xã hội.
- C. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.
- D. Đổi mới để khắc phục những khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 341010
Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XX là
- A. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- B. chi phối toàn bộ thế giới về chính trị và kinh tế.
- C. cùng với Liên Xô phóng nhiều vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất.
- D. ngăn chặn được sự ảnh hưởng của CNXH lan ra toàn thế giớ
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 341013
So với các chiến lược trước, quy mô của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ thay đổi thế nào?
- A. Chiến trường chính là miền Nam Việt Nam.
- B. Mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc Việt Nam.
- C. Mở rộng chiến tranh ra toàn chiến trường Đông Dương.
- D. Lôi kéo nhiều nước tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 341016
Ý nào không phán ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hoà bình và cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học - kĩ thuật tiên tiến
- B. Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình và an ninh thế giới
- C. Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
- D. Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sơ hữu vũ khí hạt nhân
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 341018
Điểm khác cơ bản của tình hình nước Mĩ so với các nước Đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác
- B. chú trọng đầu tư phát triển khoa học - kĩ thuật
- C. không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường
- D. thành lập liên minh quân sự (NATO)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 341022
Ý nào không giải thích đúng về nội hàm khái niệm "Chiến tranh lạnh"?
- A. Đây là cuộc chạy đua vũ trang giữa Mĩ và Liên Xô về vũ khí hạt nhân.
- B. Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe - TBCN và XHCN trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - tư tường.
- C. Ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.
- D. Luôn đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 341024
Điểm khác căn bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (Đảng Cộng sản Việt Nam) so với Luận cương chính trị (Đảng Cộng sản Đông Dương) là
- A. xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam
- B. phân hoá cao độ kẻ thù trong việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc của cách mạng Việt Nam
- C. đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam
- D. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 341030
Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) so với các hội nghị trước đố của Đảng (11- 1939 và 11-1940) là gì?
- A. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến tay sai
- B. Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai
- C. Đề ra chủ trương đánh đổ đế quốc Pháp - Nhật, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập
- D. Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng dân tộc Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt Minh
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 341032
Kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
- A. quân Trung Hoa Dân quốc
- B. thực dân Pháp
- C. đế quốc Anh
- D. phát xít Nhật
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 341034
Quyết định quan trọng đối với cách mạng ba nước Đông Dương của Đại hội đại biểu lần thử II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) là gì?
- A. Chuẩn bị kế hoạch cho các hoạt động quân sự phối hợp lực lượng quân đội ba nước
- B. Tăng cường hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương
- C. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác - Lênin riêng
- D. Cả ba nước cần phải tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của nước ngoài
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 341038
Điểm khác của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là gì
- A. Được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn
- B. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ
- C. Nhằm thực hiện âm mưu "Dùng người Việt đánh người Việt"
- D. Là loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, nhằm chống lại cách mạng miền Nam và nhân dân ta
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 341042
Trong xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển hiện nay, Việt Nam có được những thời cơ và thuận lợi gì?
- A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
- B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động
- C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hoá
- D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và ửng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 341046
Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - những năm đầu thế kỉ XX là gì?
- A. Phải xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân
- B. Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ của hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp
- C. Phải có giai cấp lãnh đạo tiên tiến với đường lối đấu tranh đúng đắn
- D. Phải sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 341050
Trong những năm 1920 - 1930, khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam vì
- A. khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã lỗi thời
- B. đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng công nông
- C. là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu lịch sử
- D. giải quyết được tất cả những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 341053
"Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám chỉ là sự ăn may". Hãy chọn phương án phù hợp nhất để phản biện lại quan điểm trên
- A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám thể hiện sự linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
- B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám được đúc kết từ những bài học lịch sử của các phong trào 1930 - 1931 và 1936 - 1939.
- C. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, quyết tâm đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 341057
Đoạn trích: "Bất là đàn ông, đàn bà, bất là người già, người trẻ, không chia tôn giảo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc" thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng ta trong những năm 1945 - 1954?
- A. Toàn dân kháng chiến
- B. Toàn diện kháng chiến
- C. Trường kì kháng chiến
- D. Tự lực cánh sinh kháng chiến
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 341060
Đường lối thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, độc đáo của Đảng ngay sau khi kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
- A. tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc
- B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
- C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thống nhất nước nhà
- D. tiến hành đồng thời cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc
Đề thi nổi bật tuần
-
Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2024
7 đề242 lượt thi20/02/2024