Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 365428
Một vật nhiễm điện có đặc điểm
- A. Có khả năng hút các vật khác
- B. Không hút, không đẩy các vật khác
- C. Không hút các vật khác
- D. Vừa hút vừa đẩy các vật khác
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 365429
Một thước nhựa trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành vật nhiễm điện dương khi
- A. Thước nhựa mất bớt điện tích dương
- B. Thước nhựa mất bớt electron
- C. Thước nhựa nhận thêm điện tích dương
- D. Thước nhựa nhận thêm electron
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 365431
Dòng điện trong kim loại là dòng
- A. các electron tự do dịch chuyển có hướng
- B. các phân tử dịch chuyển có hướng
- C. Các nguyên tử dịch chuyển có hướng
- D. các điện tích dịch chuyển có hướng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 365433
Có hai bóng đèn cùng loại 2,5 V được mắc nối tiếp và nối với hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế hợp lý nhất giữa hai cực của nguồn điện sẽ là
- A. 5V
- B. 2,5V
- C. 5,5V
- D. 25V
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 365435
Dòng điện không có tác dụng
- A. làm nóng dây dẫn
- B. hút các vụn giấy
- C. làm quay kim nam châm
- D. làm tê liệt thần kinh
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 365436
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi
- A. mạch điện bị nối tắt giữa hai cực nguồn điện
- B. mạch điện có dây dẫn ngắn
- C. mạch điện không có cầu trì
- D. mạch điện dùng acquy để thắp sáng
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 365438
Nhôm là chất dẫn điện tốt là vì
- A. Nhôm là chất cho dòng điện chạy qua
- B. Nhôm có khối lượng riêng lớn
- C. Nhôm có ít electron tự do
- D. Nhôm có nhiều electron tự do
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 365440
Sơ đồ chỉ đúng chiều của dòng điện theo quy ước là
- A. Hình A
- B. Hình B
- C. Hình C
- D. Hình D
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 365442
Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại là do dòng điện có
- A. tác dụng hóa học
- B. tác dụng từ
- C. tác dụng sinh lý
- D. tác dụng nhiệt
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 365444
Hai vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là:
- A. nhôm, sứ
- B. đồng, cao su
- C. Chì, nilong
- D. sứ, nhựa
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 365445
Đơn vị đo hiệu điện thế là
- A. Vôn (V)
- B. Ampe (A)
- C. kilogam (kg)
- D. Niuton (N)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 365447
Biết nguyên tử Hydro có 1 electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Điện tích hạt nhân của nguyên tử Hydro là
- A. +1e
- B. -1 e
- C. -2e
- D. +2e
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 365449
Bạn An dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện, kết quả thu được là 12 Vôn. An đã dùng Vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp nhất là
- A. 12,5 V và 0,1 V
- B. 12,5 V và 0,01 V
- C. 15 V và 0,1 V
- D. 12 V và 0,5 V
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 365451
Có hai bóng đèn cùng loại 24 V được mắc song song với nhau, để hai đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện sẽ là
- A. 12 V
- B. 24 V
- C. 30 V
- D. 32 V
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 365453
Các bóng đèn trong gia đình được mắc song song không phải vì
- A. có thể bật tắt các bóng đèn độc lập với nhau
- B. một bóng đèn bị hỏng thì các bòng cònlại vẫn sáng
- C. tiết kiệm số đèn cần dùng
- D. các bóng đèn có cùng hiệu điện thế
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 365454
Dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế là
- A. Vôn kế
- B. Am pe kế
- C. Nhiệt kế
- D. nhiệt lượng kế
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 365455
Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc song song giữa hai điểm A và B. Dòng điện chạy qua mỗi đèn có cường độ tương ứng là I1 = 0,3A ; I2 = 0,2A. Cường độ dòng điện (IAB) chạy trong mạch chính có giá trị là
- A. 0,2 A
- B. 0,3 A
- C. 0,5 A
- D. 0,1 A
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 365456
Để đảm bảo an toàn về điện ta cần
- A. Sử dụng dây dẫn bằng kim loại
- B. Lắp rơ le tự ngắt điện
- C. bật cầu dao điện khi lắp các thiết bị dùng điện
- D. sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 365459
Nếu gia đình em có hai bóng đèn giống nhau có ghi 220 V, để hai bóng đèn này hoạt động bình thường và thuận tiện khi sử dụng thì em sẽ mắc hai bóng đèn này theo kiểu
- A. nối tiếp
- B. song song
- C. song song hoặc nối tiếp
- D. hỗn hợp
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 365460
Am pe kế là dụng cụ dùng để đo
- A. cường độ dòng điện
- B. nhiệt độ
- C. khối lượng
- D. hiệu điện thế
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 365461
Dòng điện là:
- A. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn.
- B. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn.
- C. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 365462
Trong các phát biểu sau. Phát biểu nào dưới đây là sai:
- A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.
- B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.
- C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.
- D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 365463
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?
- A. Một chiếc quạt đang chạy.
- B. Một thanh ebonit cọ xát vào len.
- C. Một bóng đèn đang sáng.
- D. Máy tính đang hoạt động.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 365464
Hạt nào sau đây dịch chuyển thành dòng có hướng thì tạo thành dòng điện
- A. Hạt electron
- B. Hạt nguyên tử
- C. Hạt mang điện dương
- D. Hạt electron hoặc hạt mang điện dương.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 365465
Một đèn pin đang sáng, nếu tháo pin ra và đảo chiều một cục pin thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
- A. Đèn vẫn sáng
- B. Đèn không sáng
- C. Đèn sẽ bị cháy
- D. Đèn sáng mờ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 365466
Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?
- A. Quạt điện đang quay liên tục.
- B. Bóng đèn điện đang phát.
- C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện.
- D. Rađio đang nói.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 365467
Tại sao có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn ?
- A. Vì đinamô là một nguồn điện loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.
- B. Vì bóng đèn lắp cho xe đạp là loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.
- C. Vì còn có một dây điện nữa đi ngầm trong khung xe đạp nối giữa đinamô và bóng đèn.
- D. Vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 365468
Khi cầu chì trong gia đình bị đứt, ta có thể áp dụng cách nào sau đây?
- A. Lấy sợi dây đồng thay cho dây chì
- B. Nhét giấy bạc (trong bao thuốc) vào cầu chì
- C. Thay bằng 1 dây chì khác cùng loại với dây chì bị đứt
- D. Bỏ, không dùng cầu chì nữa
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 365469
Người ta mắc cầu chì trong mạng điện gia đình nhằm mục đích nào sau đây?
- A. Cho nhà đẹp thêm
- B. Cho dòng điện chạy qua
- C. Bảo vệ cho các thiết bị điện
- D. Không nhằm vào tất cả các mục đích trên
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 365470
Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật tiêu thụ điện cần phải
- A. Chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị cần đo.
- B. Phải mắc vôn kế song song với vật cần đo.
- C. Mắc vôn kế sao cho dòng điện đi vào chốt (+) và đi ra từ chốt (-) của vôn kế.
- D. Kết hợp cả A, B, C
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 365471
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn trong hai trường hợp. Kết quả thu được là: 3,2V và 3,5V. Độ chia nhỏ nhất của vôn kế đã dùng là
- A. 0,2V
- B. 0,5V
- C. 0,1V
- D. 0,25V
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 365472
Một nguồn điện 12V và ba bóng đèn giống hệt nhau loại 4V. Để đèn sáng bình thường phải mắc các bóng như thế nào giữa hai cực của nguồn?
- A. Mắc song song ba đèn
- B. Mắc nối tiếp ba đèn
- C. Mắc hỗn hợp hai đèn song song và nối tiếp với đèn còn lại
- D. Mắc hỗn hợp hai đèn nối tiếp và song song với đèn còn lại.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 365473
Ba bóng đèn 6V- 3 W mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 6V . So sánh độ sáng của ba bóng đèn?
- A. Ba đèn sáng như nhau
- B. Một đèn sánh nhất
- C. Một đèn sáng yếu nhất
- D. Độ sáng ba đèn khác nhau
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 365474
Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Trên vôn kế, ở các chốt nối dây có kí hiệu dấu (+) và dấu (-). Dấu (+) phải được nối với……………của nguồn, dấu (-) phải nối với………..của nguồn
- A. Cực âm, cực dương
- B. Cực âm, cực âm
- C. Cực dương, cực âm
- D. Cực dương, cực dương
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 365475
Hãy cho biết vôn kế nào trong các vôn kế có giới hạn đo sau đây là phù hợp khi dùng để đo hiệu điện thế của các dụng cụ dùng điện trong gia đình?
- A. 100 mV
- B. 250 V
- C. 50 V
- D. 150 V
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 365476
Điều nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện có dòng điện trong 1 vật dẫn?
- A. Muốn có dòng điện chảy trong 1 vật dẫn cần phải có 1 hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn đó.
- B. Muốn có dòng điện chảy trong 1 vật dẫn cần phải có 1 dụng cụ điện nối giữa 2 đầu vật dẫn đó.
- C. Muốn có dòng điện chảy trong 1 vật dẫn cần phải có 1 dây dẫn nối giữa 2 đầu vật dẫn đó.
- D. Muốn có dòng điện chảy trong 1vật dẫn cần phải có 1 vật nhiễm điện nối kín 2 đầu vật dẫn đó.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 365477
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, ta phải mắc ………… với đoạn mạch đó
- A. Ampe kế nối tiếp
- B. Ampe song song
- C. Vôn kế song song
- D. Vôn kế nối tiếp
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 365478
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện?
- A. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ
- B. Dòng điện chạy qua cái quạt làm cánh quạt quay
- C. Dòng điện chạy qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên
- D. Dòng điện chạy qua mỏ hàn làm cho mỏ hàn nóng lên
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 365479
Trong các vật sau đây, vật nào tác dụng từ khi có dòng điện chạy qua?
- A. Thanh êbônít sau khi đã cọ sát vào miếng dạ
- B. Ắc quy dùng trên xe ôtô
- C. Cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua
- D. Bóng đèn Led
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 365480
Trong các câu sau đây, câu nào có liên quan đến tác dụng từ của dòng điện?
- A. Dòng điện chạy qua cuộn dây làm cho cuộn dây làm cho cuộn dây có tác dụng như 1 nam châm.
- B. Dòng điện chạy qua máy bơm nước làm máy bơm nước làmcho máy bơm có thể hút được nước từ dưới thấp đẩy lên cao.
- C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm cho bóng đèn sáng lên.
- D. Dòng điện chạy qua bàn là làm cho bàn là nóng lên.