Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 364230
Trong các cách nào nào sau đây làm thước nhựa nhiễm điện.
- A. Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần lên bàn
- B. Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải khô nhiều lần
- C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa
- D. Hơ nóng thước nhựa trên ngọn lửa
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 364231
Nhiều vật sau khi cọ xát ………… các vật khác
- A. Có khả năng đẩy
- B. Có khả năng hút
- C. Có khả năng hút hay đẩy
- D. Không có khả năng hút hay đẩy
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 364232
Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi?
- A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước.
- B. Vì khăn vải khô không dính được các hạt bụi.
- C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải.
- D. Cả ba câu đều sai.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 364233
Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc:
- A. Cây thước hút sợi tóc.
- B. Cây thước đẩy sợi tóc.
- C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc.
- D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 364234
Hạt nào khi dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện? Chọn câu trả lời đúng nhất
- A. Điện tích dương.
- B. Điện tích âm.
- C. Nguyên tử.
- D. Điện tích dương hoặc điện tích âm
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 364235
Theo quy ước sau khi cọ xát với lụa, điện tích thu được ở thanh thuỷ tinh là điện tích dương. Kết luận nào sau đây là SAI?
- A. Điện tích của lụa là điện tích âm
- B. Đưa thanh thuỷ tinh (đã cọ xát) lại gần miếng lụa (đã cọ xát), chúng hút nhau.
- C. Lụa nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn từ thanh thuỷ tinh.
- D. Thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương do nhận thêm hạt nhân nguyên tử từ lụa.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 364236
Trong vật nào dưới đây không có các electron tự do ?
- A. Một đoạn dây thép
- B. Một đoạn dây đồng
- C. Một đoạn dây nhựa
- D. Một đoạn dây nhôm.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 364237
Hai vật nhiễm điện khác loại đặt gần nhau thì giữa chúng có loại lực nào?
- A. Lực căng dây
- B. Lực kéo
- C. Lực đẩy
- D. Lực hút
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 364238
Lấy một vật đã nhiễm điện đưa lại gần một quả cầu treo trên sợi to mảnh, thấy quả cầu bị đẩy ra xa vật đã nhiễm điện. Thông tin nào sau đây là chính xác nhất?
- A. Quả cầu nhiễm điện dương
- B. Quả cầu nhiễm điện âm
- C. Quả cầu nhiễm điện cùng dấu với vật nhiễm điện
- D. Quả cầu nhiễm điện trái dấu với vật nhiễm điện.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 364239
Lấy 1 vật đã nhiễm điện đưa lại gần 1 quả cầu treo trên 1 sợi tơ mảnh thấy quả cầu bị đẩy ra xa vật đã nhiễm điện. Phát biểu nào đúng?
- A. Quả cầu nhiễm điện dương
- B. Quả cầu nhiễm điện âm
- C. Quả cầu nhiễm điện cùng dấu với vật nhiễm điện
- D. Quả cầu nhiễm điện trái dấu với vật nhiễm điện
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 364240
Hai quả cầu bấc cùng nhiễm điện âm, khi đưa chúng lại gần nhau thì hiện xảy ra như thế nào?
- A. Chúng hút nhau
- B. Chúng vừa hút vừa đẩy
- C. Chúng đẩy nhau
- D. Chúng không hút và không đẩy
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 364241
Điều nào sau đây là sai khi nói về điện tích của các hạt trong nghuyên tử và trong kim loại?
- A. Trong nguyên tử, hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm
- B. Các hạt trong nguyên tử không mang điện tích
- C. Trong kim loại, dòng điện chính là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do
- D. Trong kim loại, các electron tự do mang điện tích âm
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 364242
Quan sát chiếc phích cắm điện và cho biết câu mô tả nào sau đây là sai?
- A. Hai chốt cắm làm bằng chất không cho dòng điện chạy qua
- B. Vỏ nhựa của phích làm bằng chất cách điện
- C. Vỏ dây điện làm bằng nhựa, đó là chất cách điện
- D. Lõi của dây điện làm bằng kim loại, đó là chất dẫn điện tốt
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 364243
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều dòng điện trong 1 mạch điện có dùng nguồn điện là pin?
- A. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin
- B. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin
- C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau 1 thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại
- D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 364244
Khi các dụng cụ dùng điện sau đây hoạt động, trường hợp nào tác dụng nhiệt của dòng điện là có lợi ?
- A. Máy bơm nước.
- B. Nồi cơm điện.
- C. Máy vi tính.
- D. Bóng đèn điện
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 364245
Trong các dụng cụ dùng điện sau đây, dụng cụ nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
- A. Máy giặt
- B. Bàn ủi điện
- C. Cầu chì
- D. Ti vi
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 364246
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
- A. Dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên
- B. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng
- C. Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở
- D. Tác dụng nhiệt của dòng điện luôn có hại
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 364247
Mạng điện có hiệu điện thế bao nhiêu thì gây nguy hiểm cho người?
- A. Dưới 220V
- B. Trên 40V
- C. Trên 100V
- D. Trên 220V
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 364248
Người ta mắc cầu chì trong mạng điện gia đình nhằm mục đích nào sau đây?
- A. Cho nhà đẹp thêm
- B. Cho dòng điện chạy qua
- C. Bảo vệ cho các thiết bị điện
- D. Không nhằm vào tất cả các mục đích trên
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 364249
Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật tiêu thụ điện cần phải
- A. Chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị cần đo.
- B. Phải mắc vôn kế song song với vật cần đo.
- C. Mắc vôn kế sao cho dòng điện đi vào chốt (+) và đi ra từ chốt (-) của vôn kế.
-
D.
Kết hợp cả A, B, C
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 364250
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn trong hai trường hợp. Kết quả thu được là: 3,2V và 3,5V. Độ chia nhỏ nhất của vôn kế đã dùng là
- A. 0,2V
- B. 0,5V
- C. 0,1V
- D. 0,25V
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 364251
Ba bóng đèn 6V- 3 W mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 6V . So sánh độ sáng của ba bóng đèn?
- A. Ba đèn sáng như nhau
- B. Một đèn sánh nhất
- C. Một đèn sáng yếu nhất
- D. Độ sáng ba đèn khác nhau
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 364252
Hãy cho biết vôn kế nào trong các vôn kế có giới hạn đo sau đây là phù hợp khi dùng để đo hiệu điện thế của các dụng cụ dùng điện trong gia đình?
- A. 100 mV
- B. 250 V
- C. 50 V
- D. 150 V
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 364253
Điều nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện có dòng điện trong 1 vật dẫn?
- A. Muốn có dòng điện chảy trong 1 vật dẫn cần phải có 1 hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn đó.
- B. Muốn có dòng điện chảy trong 1 vật dẫn cần phải có 1 dụng cụ điện nối giữa 2 đầu vật dẫn đó.
- C. Muốn có dòng điện chảy trong 1 vật dẫn cần phải có 1 dây dẫn nối giữa 2 đầu vật dẫn đó.
- D. Muốn có dòng điện chảy trong 1vật dẫn cần phải có 1 vật nhiễm điện nối kín 2 đầu vật dẫn đó.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 364254
Công thức nào sau đây viết không đúng về đoạn mạch mắc song song:
- A. U = U1 + U2
- B. I = I1 + I2
- C. U = U1= U2
- D. Cả B và C
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 364255
Để đo cường độ dòng điện khoảng từ 0,2A đến 1A ta chọn dụng cụ nào dưới đây?
- A. Ampe kế có GHĐ 10A
- B. Ampe kế có ĐCNN 0,5A
- C. Ampe kế có GHĐ là 100mA
- D. Ampe kế có GHĐ 2A – ĐCNN 0,1 A
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 364256
Chọn câu trả lời đúng. Ở các chốt nối dây của ampe kế thường có ghi kí hiệu (+) và (-)
- A. Kí hiệu (+) là nối với cực âm của nguồn điện
- B. Kí hiệu (-) là nối với cực âm của nguồn điện
- C. Kí hiệu (+) là nối với cực dương của nguồn điện
- D. Câu B và C đúng
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 364257
Trên thực tế, khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện, người ta thường thu được kết quả có giá trị hơi nhỏ hơn giá trị tính toán bằng lí thuyết một chút. Tại sao có sự chênh lệch này?
- A. Vì bất kì 1 ampe kế nào khi mắc vào mạch điện cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến tính chất mạch điện
- B. Vì ampe kế có thể bị hỏng
- C. Vì đọc kết quả không chính xác
- D. Vì không hiệu chỉnh ampekế trước khi đo
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 364258
Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất cho việc đo cường độ dòng điện qua 1 bóng đèn pin (có cường độ dòng điện cho phép lớn nhất là 0,38 A)
- A. Ampe kế có giới hạn đo là 0,4 A
- B. Ampe kế có giới hạn đo là 300 mA
- C. Ampe kế có giới hạn đo là 40 mA
- D. Ampe kế có giới hạn đo là 12 A
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 364259
Ba bóng cùng loại 3V - 2W đèn mắc nối tiếp. Biết các bóng sáng bình thường. Khi đó hiệu điện thế của toàn mạch có giá trị:
- A. 7,5V
- B. 6V
- C. 9V
- D. 15V.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 364260
Có một số nguồn điện loại: 6V, 9V, 12V, 16V và hai bóng đèn loại 6V - 3W. Để các đèn sáng bình thường thì phải:
- A. Hai bóng nối tiếp với nguồn điện 9V.
- B. Hai bóng nối tiếp với nguồn điện 6V.
- C. Hai bóng song song với nguồn điện 12V.
- D. Hai bóng nối tiếp với nguồn điện 12V.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 364261
Hai bóng đèn khác loại, khi mắc nối tiếp với một nguồn điện. Khi đó:
- A. Một sáng bình thường, một không bình thường
- B. Hai bóng mắc trong mạch đều không sáng bình thường
- C. Cường độ dòng như nhau nên chúng sáng bình thường
- D. Nếu nguồn điện đủ hiệu điện thế chúng sáng bình thường
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 364262
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?
- A. Một chiếc quạt đang chạy.
- B. Một thanh ebonit cọ xát vào len.
- C. Một bóng đèn đang sáng.
- D. Máy tính đang hoạt động.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 364263
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật cách điện
- A. Vật cách điện là vật không cho dòng điện chạy qua
- B. Trong vật cách điện có rất ít các electron tự do
- C. Vật cách điện là vật mà các điện tích không thể tự do di chuyển
- D. Các phát biểu A, B, C đều đúng
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 364264
Trong một mạch kín, hai cực của pin được nối với nhau bằng một dây đồng. Các electron tự do trong dây sẽ bị cực nào hút, cực nào đẩy?
- A. Cực dương hút, cực âm đẩy
- B. Cực dương đẩy, cực âm hút
- C. Hai cực cùng hút
- D. Hai cực cùng đẩy
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 364265
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tương tác giữa hai vật nhiễm điện với nhau? Chọn phương án trả lời đúng nhất.
- A. Hai vật nhiễm điện khác loại sẽ hút nhau
- B. Hai vật cùng nhiễm điện âm sẽ đẩy nhau
- C. Hai vật cùng nhiễm điện dương sẽ đẩy nhau
- D. Các phát biểu A, B, C đều đúng
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 364266
Qui ước nào sau đây về điện tích dương là đúng?
- A. Điện tích ở các thanh kim loại sau khi cọ xát với nhau là điện tích dương.
- B. Điện tích ở các thanh êbônít đã cọ xát với lông thú là điện tích dương.
- C. Điện tích ở các thanh thuỷ tinh đã cọ xát với lụa là điện tích dương.
- D. Điện tích ở miếng vải lụa sau khi cọ xát với thanh thuỷ tinh là điện tích dương
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 364267
Có thể nhận biết vật nhiễm điện bằng cách:
- A. Đưa vật lại gần các mẩu giấy vụn, các mẩu giấy bị hút hoặc đẩy
- B. Đưa vật nhẹ lại gần nó sẽ bị hút
- C. Đưa các sợi tơ lại gần nó bị duỗi thẳng
- D. Đưa các sợi tóc lại gần tóc bị xoắn lại
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 364268
Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
- A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
- B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện, nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện.
- C. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
- D. Câu A và C đều đúng.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 364269
Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:
- A. Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.
- B. Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.
- C. Tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.
- D. Khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.