Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 475365
Khi kéo một vật trượt lên trên một mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh công là
- A. trọng lực.
- B. phản lực.
- C. lực ma sát.
- D. lực kéo.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 475367
Một lực tác dụng vào một vật nhưng vật đó không chuyển động. Điều này có nghĩa là
- A. lực đã sinh công.
- B. lực không sinh công.
- C. lực đã sinh công suất.
- D. lực không sinh công suất.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 475369
Một vật chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) dưới tác dụng của lực \(\overrightarrow F \) không đổi. Công suất của lực \(\overrightarrow F \)là
- A. P=Fvt.
- B. P=Fv.
- C. P=Ft.
- D. P=Fv2.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 475371
Một vận động viên cử tạ nâng quả tạ khối lượng 200 kg từ mặt đất lên độ cao 1,5 m. Lấy gia tốc trọng trường là g = 9,8m/s2 Độ tăng thế năng của tạ là
- A. 1962 J.
- B. 2940 J.
- C. 800 J.
- D. 3000 J.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 475373
Năng lượng mà vật có được do vị trí của nó so với vật khác được gọi là
- A. động năng.
- B. cơ năng.
- C. thế năng.
- D. hoá năng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 475374
Khi một quả bóng được ném lên thì
- A. động năng chuyển thành thế năng.
- B. thế năng chuyển thành động năng.
- C. động năng chuyển thành cơ năng.
- D. cơ năng chuyển thành động năng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 475376
Một vật nằm yên, có thể có
- A. vận tốc.
- B. động lượng.
- C. động năng.
- D. thế năng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 475378
Hiệu suất càng cao thì
- A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.
- B. năng lượng tiêu thụ càng lớn.
- C. năng lượng hao phí cang ít.
- D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 475380
Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng p và vận tốc v của một chất điểm.
- A. Cùng phương, ngược chiều.
- B. Cùng phương, cùng chiều.
- C. Vuông góc với nhau.
- D. Hợp với nhau một góc α≠0
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 475381
Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi \(\overrightarrow F \). Động lượng của chất điểm ờ thời điểm t là
- A. \(\overrightarrow p = \overrightarrow F .m\)
- B. \(\overrightarrow p = \overrightarrow F .t\)
- C. \(\overrightarrow p = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)
- D. \(\overrightarrow p = \frac{{\overrightarrow F }}{t}\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 475383
Một vật khối lượng 1kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10m/s. Độ biến thiên động lượng của một vật sau \(\frac{1}{4}\)chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động bằng
- A. 20kgm/s
- B. 0
- C. \(10\sqrt 2 \)kgm/s
- D. \(5\sqrt 2 \)kgm/s
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 475384
Viên đạn khối lượng 20g đang bay với vận tốc 600m/s thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0,002s. Sau khi xuyên qua cảnh của vận tốc của đạn còn 300m/s. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng
- A. 3000N
- B. 900N.
- C. 9000N.
- D. 30000N
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 475386
Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là
- A. p=mg.sinα.t
- B. p=mgt.
- C. p=mg.cosα.t
- D. p=g.sinα.t
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 475390
Tìm câu đúng khi nói về hệ kín:
- A. Hệ kín là hệ mà các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau mà không tương tác với các vật bên ngoài hệ
- B. Hệ kín là hệ mà các vật trong hệ chỉ tương tác rất ít với các vật bên ngoài hệ
- C. Hệ kín là hệ mả các vật chỉ tương tác với nhau trong một thời gian rất ngắn
- D. Hệ kín là hệ mà các vật không tương tác với nhau
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 475391
Chuyển động tròn đều có
- A. vectơ vận tốc không đổi.
- B. tốc độ phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
- C. tốc độ góc phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
- D. chu kì tỉ lệ với thời gian chuyển động.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 475392
Một vật đang chuyển động theo đường tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu tăng bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với lúc trước và đồng thời giảm tốc độ còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm
- A. giảm 8 lần.
- B. giảm 4 lần.
- C. giảm 2 lần.
- D. Không thay đổi
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 475393
Hai lò xo cùng chiều dài tự nhiên, có độ cứng lần lượt là k1 = 40 N/m và k2 = 60 N/m. Hỏi nếu ghép song song hai lò xo thì độ cứng tương đương là bao nhiêu?
- A. 100 N/m
- B. 240 N/m.
- C. 60 N/m.
- D. 30 N/m.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 475394
Chọn phát biểu đúng:
- A. Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.
- B. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.
- C. Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.
- D. Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 475395
Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 475418
Chọn câu đúng. Lực ma sát phụ thuộc vào
- A. trạng thái bề mặt và diện tích mặt tiếp xúc.
- B. diện tích bề mặt tiếp xúc và vật liệu.
- C. vật liệu và trạng thái bề mặt tiếp xúc.
- D. trạng thái bề mặt tiếp xúc, diện tích mặt tiếp xúc và vật liệu
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 475419
Đặt một vật dạng hộp có khối lượng 50 kg trên mặt phẳng nghiêng ta thấy vật đứng yên. Mặt phẳng nghiêng dài l=4 m và cao h=1 m. Lấy g=10 m/s2. Lực ma sát nghỉ có độ lớn là
- A. 500 N
- B. 125 N
- C. 484 N
- D. 200 N
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 475420
Một đầu tàu có khối lượng 40 tấn được nối với hai toa, mỗi toa có khối lượng 10 tấn. Đoàn tàu bắt đầu chuyển động với gia tốc a = 0,5 m/s2. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe với đường ray là 0,03. Lấy g = 10 m/s2. Lực phát động F tác dụng lên đoàn tàu và lực căng T ở chỗ nối giữa 2 toa là
- A. F = 36000 N; T = 8000 N
- B. F = 48000 N; T = 8000 N
- C. F = 48000 N; T = 28000 N
- D. F = 36000 N; T = 28000 N
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 475421
Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
- A. Đơn vị của mômen là N.m
- B. Ngẫu lực không có hợp lực
- C. Lực gây ra tác dụng làm quay khi giá của nó không đi qua trọng tâm
- D. Ngẫu lực gồm 2 lực song song, ngược chiều, khác giá, cùng độ lớn, cùng tác dụng vào vật
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 475423
Một ngẫu lực gồm hai lực F1 và F2 có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn của mỗi lực là d. Mômen của ngẫu lực này là:
- A. (F1 - F2)d
- B. 2Fd.
- C. Fd.
- D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 475424
Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho
- A. tác dụng kéo của lực.
- B. tác dụng làm quay của lực.
- C. tác dụng uốn của lực.
- D. tác dụng nén của lực
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 475425
Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?
- A. Cơ năng.
- B. Hóa năng.
- C. Nhiệt năng.
- D. Nhiệt lượng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 475427
Năng lượng phát ra từ Mặt Trời có nguồn gốc là
- A. năng lượng hóa học.
- B. năng lượng nhiệt.
- C. năng lượng hạt nhân.
- D. quang năng
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 475433
Trong ôtô, xe máy nếu chúng chuyển động thẳng trên đường, lực phát động trùng với hướng chuyển động. Công suất của chúng là đại lượng không đổi. Khi cần chở nặng, tải trọng lớn thì người lái sẽ
- A. giảm vận tốc đi số nhỏ.
- B. giảm vận tốc đi số lớn.
- C. tăng vận tốc đi số nhỏ.
- D. tăng vận tốc đi số lớn.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 475435
Một vật có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h thì động năng của nó bằng:
- A. 7200 J.
- B. 200 J.
- C. 200 kJ.
- D. 72 kJ.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 475437
Công mà một lực có thể thực hiện lên một vật bằng:
- A. Độ biến thiên động năng của vật.
- B. Độ biến thiên động lượng của vật.
- C. Độ biến thiên vận tốc của vật.
- D. A và B đúng.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 475438
Khi con lắc đồng hồ dao động thì
- A. cơ năng của nó bằng không.
- B. động năng và thế năng được chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhờ công của lực căng dây treo.
- C. động năng và thế năng được chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhờ công của trọng lực.
- D. động năng và thế năng được chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhờ công của lực ma sát.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 475440
Một vật nhỏ có khối lượng 1,5kg trượt nhanh dàn đều xuống một đường dốc thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3m/s, sau đó 4s có vận tốc 7m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng là
- A. 15 kg.m/s
- B. 7kg.m/s
- C. 12kg.m/s.
- D. 21kg.m/s.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 475442
Một quả bóng khối lượng 0,5kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyền động với vận tốc 40 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
- A. 80 N.s.
- B. 8 N.s.
- C. 20 N.s
- D. 45 N.s.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 475447
Một vật khối lượng 500g chuyển động thẳng theo chiều âm trục toạ độ x với tốc độ 12m/s. Động lượng của vật có giá trị là
- A. 6kg.m/s.
- B. −3kg.m/s.
- C. −6kg.m/s.
- D. 3kg.m/s
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 475449
Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?
- A. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh.
- B. Chuyển động của một quả bóng đang lăn đều trên mặt sân.
- C. Chuyển động quay của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay đang quay đều.
- D. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 475456
Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính R của Trái Đất. Lấy gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g = 10m/s2 và bán kính của Trái Đất bằng R = 6 400 km. Chu kì quay quanh Trái Đất của vệ tinh là
- A. 2 giờ 48 phút.
- B. 1 giờ 59 phút.
- C. 3 giờ 57 phút.
- D. 1 giờ 24 phút.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 475459
Phát biểu nào sau đây là đúng. Trong chuyển động tròn đều
- A. vectơ vận tốc luôn không đổi, do đó gia tốc bằng 0.
- B. gia tốc hướng tâm hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương tốc độ.
- C. phương, chiều độ lớn của vận tốc luôn thay đổi.
- D. gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỷ lệ với bình phương tốc độ góc.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 475462
Một vật đang chuyển động theo đường tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu tăng bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với lúc trước và đồng thời giảm tốc độ còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm
- A. giảm 8 lần.
- B. giảm 4 lần.
- C. giảm 2 lần.
- D. Không thay đổi.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 475463
Vật cấu tạo từ chất nào sau đây sẽ không có tính đàn hồi?
- A. Sắt
- B. Đồng
- C. Nhôm
- D. Đất sét.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 475465
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?
- A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
- B. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn.
- C. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng.
- D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.