Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 475480
Một người tập yoga. Tư thế thứ nhất là đứng hai chân trên sàn, tư thế thứ hai là đứng một chân trên sàn, tư thế thứ ba là nằm trên sàn. Sự so sánh nào sau đây về áp lực và áp suất của người đó trong ba tư thế trên là đúng?
- A. F1 = F2 = F3 và p1 = p2 = p3.
- B. F1 = F2 = F3 và p2 > p1 > p3.
- C. F1 = F2 = F3 và P1 > P2 > P3.
- D. F2 > F1 > F3 và p2 > p1 > p3.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 475485
Một vật có khối lượng 200 g được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng thì chiều dài của lò xo là 20 cm. Biết khi chưa treo vật thì lò xo dài 18 cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ cứng của lò xo này là
- A. 200 N/m
- B. 150 N/m.
- C. 100 N/m.
- D. 50 N/m.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 475487
Người ta treo một đầu lò xo vào một điểm cố định, và móc vào đầu dưới của lò xo những quả nặng, mỗi quả đều có trọng lượng 2 N. Khi chùm quả nặng có 2 quả thì chiều dài lò xo là 10 cm. Khi chùm quả nặng có 5 quả thì chiều dài lò xo là 15 cm. Chiều dài tự nhiên và hệ số đàn hồi của lò xo là:
- A. 12,5 cm; 53,4 N/m
- B. 5,0 cm; 80 N/m
- C. 5,0 cm; 200 N/m
- D. 6,7 cm; 120 N/m
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 475490
Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái đất tác dụng vào vật có độ lớn
- A. lớn hơn trọng lượng của vật.
- B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- C. bằng trọng lượng của vật.
- D. bằng 0
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 475492
Khi lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc
- A. giảm đi
- B. tăng lên.
- C. không thay đổi
- D. không xác định
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 475494
Có 4 tấm tôn xếp chồng lên nhau. Khối lượng mỗi tấm là 10 kg và hệ số ma sát giữa các tấm là \({\mu _t} = {\mu _n} = 0,2\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Cần có một lực là bao nhiêu để kéo tấm thứ ba đếm từ trên xuống?
- A. 80 N
- B. 100 N
- C. 120 N
- D. 60 N
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 475497
Một thanh đồng chất có chiều dài L, trọng lượng 200 N, treo một vật có trọng lượng 450 N vào thanh như Hình 21.2. Các lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \) của thanh tác dụng lên hai điểm tựa có độ lớn lần lượt là
- A. 212 N; 438 N
- B. 325 N; 325 N.
- C. 438N; 212 N.
- D. 487,5 N; 162,5 N.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 475500
Cánh tay đòn của lực là
- A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
- C. khoảng cách từ vật đến giá của lực.
- D. khoảng cách từ trục quay đến vật.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 475505
Lực nào sau đây không thực hiện công khi nó tác dụng vào vật đang chuyển động
- A. Trọng lực.
- B. Lực ma sát.
- C. Lực hướng tâm.
- D. Lực hấp dẫn
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 475507
Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than nặng 400kg từ dưới mỏ có độ sâu 200m lên trên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%. Công suất toàn phần của động cơ là
- A. 8,3 kW
- B. 6,5kW
- C. 83kW
- D. 65kW
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 475510
Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là :
- A. Công cơ học.
- B. Công phát động.
- C. Công cản.
- D. Công suất
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 475522
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?
- A. J.s
- B. W.
- C. N.m/s
- D. HP.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 475525
Một chiếc xe mô tô có khối lượng 220 kg đang chạy với tốc độ 14 m/s. Công cần thực hiện để tăng tốc xe lên tốc độ 19 m/s là bao nhiêu?
- A. 18150 J.
- B. 21560 J.
- C. 39710 J.
- D. 2750 J.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 475528
Một vật trọng lượng 1 N có động năng 1 J (Lấy g = 10m/s2). Khi đó vận tốc của vật bằng:
- A. 0,45m/s.
- B. 1,0 m/s.
- C. 1,4 m/s.
- D. 4,5 m/s.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 475530
Cơ năng là một đại lượng
- A. luôn luôn dương.
- B. luôn luôn dương hoặc bằng không.
- C. có thể âm dương hoặc bằng không.
- D. luôn khác không.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 475531
Động lượng có đơn vị đo là
- A. N.m/s
- B. kg.m/s
- C. N.m
- D. N/s
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 475534
Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi \(F = 0,1N\). Động lượng của chất điểm ở thời điểm t=3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
- A. 30kg.m/s
- B. 3kg.m/s
- C. 0,3kg.m/s
- D. 0,03kg.m/s
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 475537
Tìm câu sai khi nói về động lượng:
- A. Động lượng có đơn vị là: kg.m/s2
- B. Động lượng là một đại lượng véc tơ
- C. Động lượng được xác định bằng tích khối lượng của vật và véc tơ vận tốc của vật
- D. Đối với một hệ kín thì động lượng của hệ được bảo toàn
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 475540
Một viên đạn đang bay với vận tốc 10m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của viên đạn và tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc 25m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là
- A. 12,5m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
- B. 12,5m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
- C. 6,25m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
- D. 6,25m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 475542
Một đầu đạn khối lượng 10g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng khối lượng 5kg với vận tốc 600m/s. Nếu bỏ qua khối lượng của đầu đạn thỉ vận tốc giật của súng là
- A. 1,2cm/s.
- B. 1,2m/s.
- C. 12cm/s.
- D. 12m/s.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 475544
Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai?
- A. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
- B. Độ lớn của gia tốc \(a = \frac{{{v^2}}}{R}\), với v là tốc độ, R là bán kính quỹ đạo.
- C. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc.
- D. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc ở mọi thời điểm.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 475546
Chọn phát biểu đúng. Trong các chuyển động tròn đều
- A. chuyển động nào có chu kỳ quay nhỏ hơn thì tốc độ quay nhỏ hơn.
- B. chuyển động nào có chu kỳ quay lớn hơn thì tốc độ quay lớn hơn.
- C. chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kỳ quay nhỏ hơn.
- D. chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có tốc độ quay nhỏ hơn.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 475549
Hai điểm A và B trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau 20cm. Điểm A ở phía ngoài có tốc độ\({v_A} = 0,6\)m/s, còn điểm B có \({v_B} = 0,2\)m/s. Tốc độ góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay là
- A. 2 rad/s, 10 cm
- B. 2 rad/s; 30 cm.
- C. 4 rad/s; 20 cm.
- D. 4 rad/s; 40 cm.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 475551
Sự so sánh nào sau đây về áp suất của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình là đúng
- A. \({p_1} = {p_2} = {p_3} = {p_4}\)
- B. \({p_4} > {p_1} > {p_2} > {p_3}\)
- C. \({p_1} > {p_4} > {p_2} = {p_3}\)
- D. \({p_1} > {p_2} > {p_3} > {p_4}\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 475553
Trong thí nghiệm vẽ ở Hình 34.2, ban đầu cân thăng bằng. Sau đó nhúng đồng thời cả hai vật chìm trong nước ở hai bình khác nhau. Phương án nào sau đây là đúng?
- A. Cân nghiêng về bên trái.
- B. Cân nghiêng về bên phải.
- C. Cân vẫn thăng bằng.
- D. Chưa xác định được vì chưa biết độ sâu của nước trong các bình.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 475554
Một lò xo có một đầu cố định, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5 N thì lò xo giãn 8cm. Độ cứng của lò xo là
- A. 1,5N/m
- B. 120N/m
- C. 62,5N/m.
- D. 15N/m
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 475555
Muốn lò xo có độ cứng k = 100 N/m dãn ra một đoạn 5 cm ta phải treo vào lò xo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu ? Lấy g = 10 m/s2.
- A. 0,5 kg
- B. 50 g
- C. 50 kg
- D. 5 kg
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 475556
Một lò xo có độ cứng là 60 N/m. Nếu cắt lò xo ra làm 3 phần bằng nhau rồi mắc song song gần nhau có hai đầu chung. Độ cứng của hệ là
- A. 60 N
- B. 20 N
- C. 540 N
- D. 180 N
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 475557
Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một dốc nghiêng dài 10 m, cao 4 m. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Sau bao lâu vật đến chân dốc?
- A. \(\sqrt 2 \) s
- B. \(\sqrt 5 \)s
- C. 5,0 s
- D. 1,5 s
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 475558
Túi khí được trang bị trên xe ô tô có tác dụng gì?
- A. Giữ chặt người lái và hành khách trên ghế ngồi khi xe ô tô đột ngột dừng lại
- B. Giảm khả năng va đập của một số bộ phận cơ thể quan trọng với các vật thể trong xe.
- C. Hấp thụ một phần lực va đập lên người lái và hành khách.
- D. Đảm bảo tính thẩm mỹ bên trong chiếc xe.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 475561
Đại lượng nào sau đây không phụ thuộc vào hướng vectơ vận tốc của vật?
- A. gia tốc.
- B. xung lượng.
- C. động năng.
- D. động lượng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 475565
Một vật chuyển động tròn đều với chu kì T, tần số góc ω, số vòng mà vật đi được trong một giây là f. Chọn hệ thức đúng?
- A. \(T = \omega f\)
- B. \(T = \frac{1}{{{f^2}}}\)
- C. \(\omega = \frac{{2\pi }}{f}\)
- D. \(\omega = \frac{{2\pi }}{T}\)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 475574
Có n lò xo giống hệt nhau, mỗi lò xo có độ cứng k. Nối liền chúng (mắc nối tiếp) thành một lò xo dài. Độ cứng của lò xo mới là k’
- A. \(\frac{k}{{{n^2}}}\)
- B. k.n
- C. \(\frac{k}{{2n}}\)
- D. \(\frac{k}{n}\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 475577
kWh (ki-lô-oát-giờ) là đơn vị của
- A. công.
- B. công suất.
- C. hiệu suất.
- D. áp suất chất lỏng
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 475579
Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 2s. Chu kì quay của bánh xe là
- A. 50 s.
- B. 0,2 s.
- C. 0,02 s.
- D. 0,5 s.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 475583
Một của lựu đạn đang đứng yên thì nổ thành hai mảnh có khối lượng m1 (mảnh lớn) và m2 (mảnh nhỏ) bay ngược chiều nhau. Tỉ số động năng của mảnh lớn và mảnh nhỏ sau khi nổ bằng
- A. \(\frac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\)
- B. \(\frac{{{m_2}}}{{{m_1}}}\)
- C. \(\sqrt {\frac{{{m_2}}}{{{m_1}}}} \)
- D. \({\left( {\frac{{{m_2}}}{{{m_1}}}} \right)^2}\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 475586
Khi nói về chuyển động tròn đều của một vật, nhận xét nào sau đây là sai?
- A. Tốc độ góc của vật luôn không đổi.
- B. Vận tốc của vật luôn tiếp tuyến với quỹ đạo.
- C. Chu kì quay càng nhỏ thì vật chuyển động càng nhanh.
- D. Gia tốc của vật cùng chiều với vận tốc của vật.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 475589
Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s. Lấy g = 10m/s2. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là
- A. 10 kg.m/s.
- B. 5,0 kg.m/s.
- C. 4,9 kg.m/s.
- D. 0,5 kg.m/s.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 475591
Một ô tô tải kéo một ô tô con có khối lượng 2 tấn và chạy nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 0. Sau 50 s đi được 400 m. Khi đó dây cáp nối hai ô tô dãn ra bao nhiêu nếu độ cứng có nó là k = 2,0.106 N/m? Bỏ qua các lực cản tác dụng lên ô tô con.
- A. 1,60 mm.
- B. 0,32 mm.
- C. 6,40 mm.
- D. 0,23 mm
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 475596
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có thể xem như là chuyển động tròn đều vì
- A. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn đáng kể.
- B. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn đáng kể.
- C. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi.
- D. vectơ vận tốc của Trái Đất luôn không đổi.