Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 440672
Dùng câu lệnh print và kí tự nào để viết được đoạn văn xuống dòng giữa xâu?
- A. Cặp dấu nháy đơn.
- B. Cặp ba dấu nháy kép.
- C. Cặp dấu nháy kép.
- D. Không thể thực hiện được.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 440673
Chọn phát biểu đúng khi nói về môi trường lập trình Python?
- A. Chế độ soạn thảo có dấu nhắc.
- B. Ngoài chế độ gõ lệnh trực tiếp và soạn thảo còn có các chế độ khác
- C. Chế độ gõ lệnh trực tiếp thích hợp cho việc tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh
- D. Chế độ gõ lệnh trực tiếp có con trỏ soạn thảo.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 440674
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về python?
- A. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.
- B. Python có mã nguồn mở thu hút được nhiều nhà khoa học cùng phát triển.
- C. Python có các lệnh phức tạp nên không phổ biến trong giáo dục.
- D. Python có các câu lệnh khá gần ngôn ngữ tự nhiên.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 440675
Output của lệnh: print(1+ 2 + 3+ 4) là gì?
- A. 10.
- B. 15.
- C. 1 + 2 + 3 + 4.
- D. 1 + 2 + 3.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 440676
Để kết thúc một phiên làm việc trong python, ta có thể?
- A. Nháy dấu X góc bên phải màn hình.
- B. Gõ câu lệnh quit() rồi ấn Enter
- C. Sử dụng câu lệnh Exit.
- D. Cả ba cách làm trên đều đúng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 440677
Câu lệnh sau bị lỗi ở đâu?
>>> 3 + * 5
- A. 3.
- B. + hoặc *.
- C. *.
- D. Không có lỗi.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 440678
Phần mở rộng nào sau đây là đúng của tệp Python?
- A. .python.
- B. .pl.
- C. .py.
- D. .p.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 440679
Ngôn ngữ nào sau đây không phải ngôn ngữ bậc cao?
- A. C/C++.
- B. Assembly.
- C. Python.
- D. Java.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 440680
Ngôn ngữ nào gần với ngôn ngữ tự nhiên nhất?
- A. Ngôn ngữ bậc cao.
- B. Ngôn ngữ máy.
- C. Hợp ngữ.
- D. Cả ba phương án đều sai.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 440681
Ngôn ngữ Python được ra mắt lần đầu vào năm nào?
- A. 1995.
- B. 1972.
- C. 1981.
- D. 1991.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 440682
Kết quả khi thực hiện câu lệnh sau:
>>>10 - 5 ** 2 + 8//3 +2
- A. -11
- B. 11
- C. 7
- D. Câu lệnh bị lỗi.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 440683
Để viết 3 mũ 4 trong Python chọn
- A. 3**4.
- B. 3//4.
- C. 3*3+3*3.
- D. 3%4.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 440684
Để tính diện tích đường tròn bán kính R, với pi = 3,14, biểu thức nào sau đây trong Python là đúng?
- A. S:=R*R*pi.
- B. S=R*R*pi.
- C. S:=2(R)*pi.
- D. S:=R2*pi.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 440685
Trong ngôn ngữ Python, tên nào sau đây đặt sai theo quy tắc?
- A. 11tinhoc.
- B. tinhoc11.
- C. tin_hoc.
- D. _11.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 440686
Trong ngôn ngữ lập trình Python, từ khoá và tên:
- A. Có ý nghĩa như nhau.
- B. Người lập trình phải tuân theo quy tắc đặt tên.
- C. Có thể trùng nhau.
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 440687
Đâu là quy tắc đúng khi đặt tên biến cho Python?
- A. Tên biến có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới “_”
- B. Có thể sử dụng keyword làm tên biến
- C. Tên biến có thể bắt đầu bằng một chữ số
- D. Tên biến có thể có các kí hiệu @, #, %, &,…
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 440688
Trong ngôn ngữ Python, tên nào sau đây là từ khoá?
- A. program, sqr.
- B. uses, var.
- C. include, const.
- D. if, else.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 440689
Cho đoạn chương trình sau:
a=16
b=17
x=abs(a-b)
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của x là:
- A. -1
- B. 0
- C. 1
- D. -2
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 440690
Cho đoạn chương trình sau:
a=4
x=math.sqrt(a)
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của x là:
- A. 3
- B. 2
- C. 5
- D. 6
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 440691
Theo em chọn phát biểu sai?
- A. Trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao có kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực.
- B. Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là: print(danh sách biểu thức)
- C. Ở cửa sổ Shell, nếu viết dòng lệnh chỉ chứa tên biến hoặc biểu thức số học thì kết quả tương ứng sẽ được đưa ra màn hình.
- D. Ở cửa sổ Code để viết đưa thông tin ra và lưu lại trên màn hình thì không cần lệnh print ( )
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 440692
Đâu là câu lệnh gán trong Python?
- A. X==6
- B. X=6
- C. X!=6
- D. X:=6
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 440693
Để tính tổng s của hai số 5 và 6, s thuộc kiểu dữ liệu:
- A. int
- B. float
- C. bool
- D. str
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 440694
Theo em phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về Hằng?
- A. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- B. Hằng là các đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- C. Hằng là đại lượng bất kì.
- D. Hằng không bao gồm: số học.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 440695
Gọi s là diện tích tam giác ABC, để đưa giá trị của s ra màn hình ta viết:
- A. print(s)
- B. print s
- C. print('s)
- D. print:(s)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 440696
Để nhập từ bàn phím biến b kiểu thực ta viết:
- A. b=input(‘n=’)
- B. b=float(input(‘n=’))
- C. b=int(input(‘n=’))
- D. b=int()
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 440697
Để nhập từ bàn phím biến a kiểu nguyên ta viết:
- A. a=input(‘n=’)
- B. a=float(input(‘n=’))
- C. a=int(input(‘n=’))
- D. a=int()
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 440698
Theo em phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Các ngôn ngữ lạp trình bậc cao đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh
- B. Điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh có thể là phép gán
- C. Trong cấu trúc if hoặc if-else câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết: Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau
- D. Câu lệnh rẽ nhánh trong Python có 2 dạng cơ bản là if và if-else
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 440699
Theo em chọn phát biểu đúng?
Cho biểu thức: x or y
- A. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False.
- B. Cho kết quả là True khi x và y đều nhận giá trị True.
- C. Đảo giá trị của x và y cho nhau
- D. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x hoặc y nhận giá trị False.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 440700
Cho đoạn chương trình sau:
x=10
y=3
d=0
if x%y==0:
d=x//y
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của d là:
- A. 3
- B. 1
- C. 0
- D. Không xác định
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 440701
< Điều kiện > trong câu lệnh rẽ nhánh là:
- A. Biểu thức tính toán
- B. Biểu thức logic
- C. Biểu thức quan hệ
- D. Các hàm toán học.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 440702
Cho đoạn chương trình sau:
if d>0:
x1=-b-math.sqrt(d)/2*a
x1=-b+math.sqrt(d)/2*a
Lỗi sai trong đoạn chương trình trên là:
- A. Nhóm lệnh không lùi vào một số vị trí so với dòng chứa điều kiện.
- B. Thiều dấu chấm sau mỗi câu lệnh.
- C. Không viết hoa chữ cái đầu của mỗi dòng.
- D. Không có dấu kết thúc câu.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 440703
Theo em trong Python, đối với cấu trúc if hoặc if-else thì câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết như thế nào?
- A. Viết thẳng hàng so với điều kiện.
- B. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và không cần viết thẳng hàng với nhau.
- C. Chỉ lùi vào trongmột số vị trí so với dòng chứa điều kiện khi có nhóm lệnh.
- D. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 440704
Trong Python, đối với cấu trúc if-else thì < câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2 > được thực hiện khi:
- A. Điều kiện sai
- B. Điều kiện đúng.
- C. Điều kiện bằng 0
- D. Điều kiện khác 0.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 440705
Cho đoạn chương trình sau:
for i in range(6):
print(i)
Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 440706
Theo em cho bài toán tính tổng s=1+2+3+...+n. Để giải bài toán trên ta có thể dùng:
- A. Cấu trúc rẽ nhánh.
- B. Cấu trúc lặp.
- C. Hàm ceil()
- D. Hàm toán học sqrt()
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 440707
Em hãy cho biết phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Dùng câu lệnh while ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần biết trước.
- B. Dùng câu lệnh for ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần không biết trước.
- C. Trong Python có 2 dạng lặp: Lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.
- D. Câu lệnh thể hiện lặp với số lần không biết trước phải sử dụng một biểu thức logic làm điều kiện lặp.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 440708
Theo em trong Python có mấy dạng lặp:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 440709
Trong Python, đoạn chương trình sau đưa ra kết quả gì?
for i in range(10, 0, -1):
print(i, ‘’)
- A. 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1.
- B. Đưa ra 10 dấu cách.
- C. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10.
- D. Không đưa ra kết quả gì.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 440710
Đoạn chương trình sau có lỗi tại một dòng lệnh. Theo em, đó là lỗi ở câu lệnh nào:
# program to display student's marks from record
student_name = 'Soyuj'
marks = {'James': 90, 'Jules': 55, 'Arthur': 77}
for student in marks:
if student == student_name:
print(marks(student))
break
else:
print('No entry with that name found.')
- A. Sai kí hiệu chú thích.
- B. Sai khi khai báo danh sách.
- C. Sai khi gọi tới phần tử của danh sách.
- D. Không có lỗi sai ở câu lệnh nào.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 440711
Cho biết kết quả khi chạy đoạn chương trình sau:
s = 0
for i in range(3):
s = s+2*i
print(s)
- A. 12
- B. 10
- C. 8
- D. 6