Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 479352
Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn bao nhiêu hành động sau đây?
(1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức cho phép
(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.
(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,...
- A. 2
- B. 4
- C. 3
- D. 5
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 479365
Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng?
- A. Nghiêm cấm khai thác tại bãi đẻ và nơi kiếm ăn của chúng
- B. Bảo vệ trong sạch môi trường sống của các loài
- C. Bảo vệ ngay trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia
- D. Bảo vệ bằng cách đưa chúng vào nơi nuôi riêng biệt có điều kiện môi trường phù hợp và được chăm sóc tốt nhất
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 479366
Hoạt động nào làm tăng nồng độ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính?
- A. Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, thủy triều,…
- B. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc
- C. Hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất
- D. Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 479367
Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là gì?
- A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
- B. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
- C. Tăng cường khai thác nguồn thú rừng để bảo vệ cây
- D. Phá bỏ các khu rừng già để trồng lại mới
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 479372
Phát biểu nào là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh?
- A. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sinh vật sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp
- B. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tỉnh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tỉnh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn
- C. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật
- D. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sinh vật sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 479373
Phát biểu nào đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?
- A. Những hệ sinh thái có sức sản xuất thấp nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là ở các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp
- B. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh cao do có sức sản xuất cao
- C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật
- D. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô cộng với phần hô hấp của thực vật
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 479375
Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là gì?
- A. Năng lượng gió
- B. Năng lượng điện
- C. Năng lượng nhiệt
- D. Năng lượng mặt trời
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 479376
Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?
- A. Sinh vật sản xuất
- B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
- C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
- D. Sinh vật phân giải
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 479377
Khi nói về chu trình nitơ, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Vi khuẩn nitrat hóa chuyển hóa NH4+ thành NO2-.
2. Để hạn chế sự thất thoát nitơ trong đất cần có biện pháp làm đất tơi xốp.
3. Lượng nitơ trong đất được tổng hợp nhiều nhất bằng con đường bón phân hóa học.
4. Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH3 cung cấp cho cây.
5. Nguồn dự trữ nitơ chủ yếu trong khí quyển, một phần trầm tích trong đất, ao, hồ, sông, …
- A. 2
- B. 3
- C. 5
- D. 4
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 479378
Khi nói về chu trình sinh địa hóa nitơ, phát biểu nào không đúng?
- A. Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể phân hủy nitrat (NO3-) thành nitơ phân tử (N2)
- B. Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí
- C. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôni (NH4+), nitrat (NO3-)
- D. Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôni (NH4+)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 479379
Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò gì?
- A. Chuyển hóa NH4+ thành NO3-
- B. Chuyển hóa N2 thành NH4+
- C. Chuyển hóa NO3- thành NH4+
- D. Chuyển hóa NO2- thành NO3-
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 479380
Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- thành nitơ ở dạng NH4+ là:
- A. Thực vật tự dưỡng
- B. Động vật đa bào
- C. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất
- D. Vi khuẩn phản nitrat hóa
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 479381
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào là đúng?
- A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật
- B. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao
- C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất
- D. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 479382
Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê → hổ → vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
- A. Bậc 1
- B. Bậc 3
- C. Bậc 2
- D. Bậc 4
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 479384
Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô là:
- A. SVTT bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
- B. SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
- C. SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
- D. SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 479386
Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:
- A. Chuột đồng thuộc bậc dinh dưỡng số 1
- B. Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hâu là cao nhất
- C. Việc tiêu diệt bớt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng
- D. Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 479388
Hệ sinh thái nào có sức sản xuất thấp nhất?
- A. Vùng nước khơi đại dương
- B. Hệ Cửa sông
- C. Đồng cỏ nhiệt đới
- D. Rừng lá kim phương Bắc
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 479389
Hệ sinh thái nào có sức sản xuất cao nhất?
- A. Rừng ngập mặn ven biển
- B. Rừng nhiệt đới ẩm
- C. Đồng cỏ nhiệt đới
- D. Rừng lá kim phương Bắc
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 479391
Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào không đúng?
- A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm cả thực vật và vi sinh vật tự dưỡng
- B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và nhóm hệ sinh thái dưới nước
- C. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có 1 loại chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất
- D. Các hệ sinh thái tự nhiên được dình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 479392
Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào đúng?
- A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất chỉ có thực vật
- B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và nhóm hệ sinh thái dưới nước
- C. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có 1 loại chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất
- D. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên không bị biến đổi dưới tác động của con người
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 479394
Khi loài ưu thế “tự đào huyệt chôn mình” thì loài nào chiếm vị trí của loài ưu thế?
- A. Loài đặc trưng
- B. Loài thứ yếu
- C. Loài chủ chốt
- D. Loài đặc hữu
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 479396
Sự phát triển của quá mạnh dẫn đến tự diệt trong diễn thế sinh thái là của loài gì?
- A. Loài đặc trưng
- B. Loài thứ yếu
- C. Loài chủ chốt
- D. Loài ưu thế
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 479397
Khi nói về diễn thế nguyên sinh nhận xét nào sau không đúng?
- A. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh các loài có tuổi thọ thấp, kích thước nhỏ thay thế dần các loài có tuổi thọ cao, kích thước lớn
- B. Giới hạn của các nhân tố sinh thái ngày càng hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn
- C. Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng
- D. Số lượng loài trong quần xã ngày càng tăng, số cá thể của mỗi loài ngày càng giảm
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 479399
Có bao nhiêu nhận xét đúng về diễn thế nguyên sinh?
(1) Sinh vật đầu tiên phát tán đến môi trường thường là nấm, địa y.
(2) Số lượng loài tăng dần, số lượng cá thể từng loài giảm dần.
(3) Sự biến đổi xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh vật sinh sống.
(4) Kết thúc quá trình diễn thế có thể hình thành quần xã suy thoái.
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 1
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 479400
Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, phát biểu nào đúng?
- A. Các quần xã sinh vật khác nhau nhưng có độ đa dạng giống nhau
- B. Số lượng loài trong quần xã là một chỉ tiêu biểu thị độ đa dạng của quần xã đó
- C. Quần xã có độ đa dạng cao khi có số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài thấp
- D. Mức độ đa dạng của quần xã không biểu thị sự ổn định hay suy thoái của quần xã
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 479401
Khẳng định nào sau đây không đúng?
- A. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất định, khác với quần xã khác
- B. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới
- C. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh
- D. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 479407
Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim nhiều nhất?
- A. Savan
- B. Rừng rụng lá ôn đới
- C. Rừng mưa nhiệt đới
- D. Đồng cỏ ôn đới
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 479410
Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim ít nhất?
- A. Rừng lá kim
- B. Rừng rụng lá ôn đới
- C. Rừng mưa nhiệt đới
- D. Đồng cỏ ôn đới
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 479414
Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là gì?
- A. Không kiếm đủ ăn
- B. Sức sinh sản giảm
- C. Gen lặn có hại biểu hiện
- D. Mất hiệu quả nhóm
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 479415
Điều nào không phải là nguyên nhân khi kích thước xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong?
- A. Số lượng cá thể của quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường
- B. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với các cá thể cái ít
- C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra, sẽ dẫn đến suy thoái quần thể
- D. Mật độ cá thể bị thay đổi, làm giảm nhiều khả năng hỗ trợ về mặt dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 479416
Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn tới sự thay đổi về điều gì?
- A. Ổ sinh thái của loài
- B. Giới hạn sinh thái của các cá thể trong quần thể
- C. Kích thước của môi trường sống
- D. Kích thước quần thể
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 479417
Ở những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như thỏ, hươu, nai,... thì yếu tố nào sau đây ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể?
- A. Số lượng kẻ thù ăn thịt
- B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng một đàn
- C. Sự phát tán của các cá thể
- D. Sức sinh sản và mức độ tử vong
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 479418
Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một yếu tố, yếu tố nào sau dây là quan trọng nhất?
- A. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu
- B. Tỉ lệ đực/cái của quần thể
- C. Số lượng con non của một lứa đẻ
- D. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 479419
Khi nói về mức sinh sàn và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- B. Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ
- C. Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường
- D. Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 479420
Điều nào sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể động vật?
- A. Tăng khả năng sinh sản của con cái
- B. Tăng mật độ
- C. Gia tăng tỷ lệ tử vong
- D. Gia tăng vật ăn thịt
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 479421
Hai nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu điều chỉnh kích thước của quần thể?
- A. Mức sinh sản và mức nhập cư
- B. Mức tử vong và mức xuất cư
- C. Mức sinh sản và mức tử vong
- D. Mức sinh sản và mức xuất cư
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 479422
Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo đường nào?
- A. Đường cong hình chữ S
- B. Đường cong hình chữ K
- C. Đường cong hình chữ J
- D. Tới khi số cá thể đạt mức ổn định
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 479423
Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi nào?
- A. Quần thể cân bằng
- B. Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa cân bằng sức chịu đựng của môi trường
- C. Tốc độ tăng trường quần thể giữ nguyên không đổi
- D. Điều kiện môi trường không giới hạn
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 479424
Xem xét hai khu rừng: một là một khu rừng già không bị xáo trộn, trong khi khu rừng kia đã bị chặt. Khu rừng nào có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, và tại sao?
- A. Khu rừng già, bởi vì điều kiện ổn định có thể thúc đẩy tăng trưởng theo tiềm năng của tất cả các loài trong rừng
- B. Khu rừng già, bởi vì nhiều loài được hình thành và có thể sinh ra nhiều con
- C. Khu rừng bị khai thác, bởi vì rừng bị xáo trộn có nhiều nguồn sống để các quần thể tăng trưởng kích thước theo tiềm năng
- D. Khu rừng bị khai thác, bởi vì nhiều quân thể khác nhau được kích thích để có tiềm năng sinh sản cao hơn
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 479425
Đối với một quần thể, khi N (số lượng cá thể trong quần thể) gần tới K (số lượng tối đa), điều nào có thể dự đoán được thông qua phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn:
- A. Tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể không thay đổi
- B. Sức chứa của môi trường sẽ tăng
- C. Tốc độ tăng trưởng sẽ gần tới 0
- D. Quần thể sẽ tăng trưởng theo cấp số mũ
Đề thi nổi bật tuần
-
Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2024
16 đề74 lượt thi11/02/2024