Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 437797
Cơ chế chủ yếu tham gia điều chỉnh sự thoát hơi nước là
- A. cơ chế hút nước và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- B. cơ chế điều tiết độ đóng, mở của khí khổng
- C. cơ chế điều hòa quá trình hấp thụ muối khoáng.
- D. cơ chế khuếch tán khí oxygen và carbon dioxide.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 437802
Cảm ứng ở sinh vật là các phản ứng của sinh vật với các kích thích
- A. từ môi trường.
- B. từ môi trường ngoài cơ thể.
- C. từ môi trường trong cơ thể.
- D. từ các sinh vật khác.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 437803
Việc làm trụ cho cây hồ tiêu giúp cho cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt dựa trên hiện tượng cảm ứng nào sau đây?
- A. Hướng sáng.
- B. Hướng nước.
- C. Hướng tiếp xúc.
- D. Hướng chất dinh dưỡng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 437804
Hiện tượng cảm ứng nào sau đây có tác nhân kích thích là ánh sáng?
- A. Rễ cây mọc dài về phía có nước.
- B. Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi.
- C. Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng.
- D. hân cây trầu không bám vào thân cây cau.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 437805
Câu nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?
- A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.
- B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.
- C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.
- D. Người giảm cân sau khi bị ốm.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 437807
Sinh trưởng là
- A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
- B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
- C. quá trình tăng về khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
- D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 437811
Ở thực vật Một lá mầm, mô phân sinh lóng nằm ở vị trí
- A. các mắt của thân, có tác dụng làm tăng chiều dài của rễ.
- B. các mắt của thân, có tác dụng làm tăng chiều dài của lóng.
- C. chồi ngọn, có tác dụng làm tăng chiều dài của thân và cành.
- D. chồi nách, có tác dụng làm tăng chiều ngang của lóng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 437813
Nếu thiếu nước, sự sinh trưởng và phát triển của thực vật sẽ
- A. diễn ra bình thường.
- B. diễn ra chậm hoặc ngừng lại.
- C. ngay lập tức bị dừng lại.
- D. diễn ra nhanh chóng hơn.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 437815
Trong quá trình trồng rừng, người trồng rừng thường để mật độ dày khi cây còn non. Biện pháp này nhằm
- A. kích thích cây ra nhiều rễ và cành nhánh.
- B. kích thích cây phát triển về chiều cao và thẳng.
- C. kích thích thân cây phát triển đường kính.
- D. kích thích cây ra nhiều cành và lá.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 437819
Phương pháp nhân giống vô tính bằng chiết cành có ưu điểm là
- A. tạo ra các cây con mang đặc tính của nhiều loài khác nhau.
- B. tạo ra số lượng lớn các cây con đồng đều, sạch bệnh.
- C. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây con, nhanh cho thu hoạch.
- D. tạo ra số lượng lớn các cây con có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 437821
Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn nối tiếp nhau lần lượt là
- A. thụ phấn → thụ tinh → tạo giao tử → hình thành quả và hạt.
- B. tạo giao tử → thụ phấn → thụ tinh → hình thành quả và hạt.
- C. thụ tinh → thụ phấn → tạo giao tử → hình thành quả và hạt.
- D. tạo giao tử → hình thành quả và hạt → thụ tinh → thụ phấn.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 437825
Trong nuôi cấy phôi động vật, người ta có thể kích thích trứng chín và rụng bằng cách nào sau đây?
- A. Điều chỉnh yếu tố nhiệt độ.
- B. Sử dụng hormone nhân tạo.
- C. Bật nhạc cho động vật nghe.
- D. Tăng thời gian chiếu sáng trong ngày.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 437829
Người ta có thể tạo ra các loại quả không hạt bằng cách
- A. ngăn không cho hoa thụ phấn và kích thích để đầu nhị phát triển thành quả không hạt.
- B. ngăn không cho hoa thụ phấn và kích thích để bầu nhụy phát triển thành quả không hạt.
- C. thụ phấn nhân tạo cho hoa và kích thích để đầu nhị phát triển thành quả không hạt.
- D. thụ phấn nhân tạo cho hoa và kích thích để bầu nhụy phát triển thành quả không hạt.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 437832
Khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành vì
- A. thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
- B. tốc độ thoát hơi nước của các cây trên rất nhanh.
- C. cành của các cây trên quá to, khó đứng vững.
- D. khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây trên kém.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 437834
Đối với cây ăn quả, việc người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả sẽ có tác dụng
- A. giúp tăng độ ngọt cho các loại quả.
- B. giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- C. giúp tiêu diệt các loài sâu phá hoại cây.
- D. giúp tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 437836
Tại sao đá nam châm còn được gọi là nam châm vĩnh cửu?
- A. Vì nó có thể giữ từ tính trong thời gian dài.
- B. Vì khi bị nung nóng nó có thể mất đi từ tính.
- C. Vì khi bị va đập mạnh nó có thể mất đi từ tính.
- D. Vì từ tính của nó không bao giờ mất đi.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 437839
Từ trường gây ra hiện tượng nào sau đây?
- A. Làm đồng hồ chạy sai giờ.
- B. Làm xảy ra hiện tượng cực quang ở địa cực.
- C. Làm bóng đèn sợi đốt phát sáng.
- D. Cả A và B.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 437843
Để chuyển hàng là những tấm sắt nặng hàng chục tấn dễ dàng, ta có thể dùng cần cẩu gắn nam châm điện. Đến nơi xếp dỡ hàng, người điều khiển cần
- A. ngắt điện qua nam châm điện.
- B. đổi chiều dòng điện chạy qua nam châm điện.
- C. đóng điện chạy qua nam châm điện.
- D. tăng dòng điện chạy qua nam châm điện.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 437844
Hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh gọi là
- A. nảy chồi.
- B. phân mảnh.
- C. sinh sản.
- D. sinh sản sinh dưỡng.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 437846
Chiết cành là phương pháp
- A. cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi, cắm xuống đất ẩm hoặc giá thể cho cành đó ra rễ và phát triển thành cây mới.
- B. làm cho cành ra rễ ngay trên cắt, rồi cắt đoạn cành mang rễ đó đem trồng thành cây mới.
- C. nuôi cấy tế bào từ mô hoặc các phần của cơ thể thực vật trong môi trường thích hợp, ở điều kiện vô trùng để tạo thành cây con.
- D. dùng bộ phận sinh dưỡng của một cây rồi gắn vào cây khác cho tiếp tục phát triển thành cây mang cành của các cây khác nhau.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 437849
Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có hình thức sinh sản vô tính?
- A. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.
- B. Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô.
- C. Sứa, san hô, giun đất, tôm, cua, thủy tức.
- D. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 437851
Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình tạo ra cơ thể mới từ
- A. một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
- B. sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
- C. sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
- D. cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 437853
Sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử xảy ra trong giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật?
- A. Giai đoạn hình thành giao tử.
- B. Giai đoạn thụ tinh.
- C. Giai đoạn phát triển phôi.
- D. Giai đoạn đẻ con.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 437855
Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa?
- A. Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- B. Hoa đơn tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.
- C. Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng một hoa.
- D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 437977
Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì
- A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
- B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
- C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
- D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 437978
Tại sao vào mùa đông, cây trồng lại ít bị sâu ăn lá hơn so với các mùa khác trong năm?
- A. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng nhiều.
- B. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do nhiệt độ lạnh.
- C. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do độ ẩm thấp.
- D. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 437979
Biện pháp canh tác nào sau đây là ứng dụng ảnh hưởng của độ ẩm trong việc điều khiển sinh trưởng và phát triển của cây trồng?
- A. Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính.
- B. Trồng xen canh hoặc làm luống.
- C. Tưới nước cho cây trồng.
- D. Trồng luân phiên các loại cây khác nhau.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 437980
Mục đích thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long nhằm
- A. kích thích thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
- B. kích thích khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
- C. tăng cường khả năng chống chịu của cây thanh long.
- D. kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 437981
Khi ta sử dụng la bàn để xác định phương hướng thì kim la bàn không chỉ đúng hướng Bắc địa lí vì
- A. kim là bàn chỉ không chính xác.
- B. kim la bàn còn chịu tác dụng của từ trường khác.
- C. trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.
- D. trục từ và trục quay của Trái Đất trùng nhau.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 437982
Gần đến Tết, người ta thường thắp đèn vào những ruộng hoa cúc vì
- A. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để kích thích quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
- B. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
- C. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
- D. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.