Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 478849
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết những nơi nào sau đây có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người đạt trên 16 tỉ đồng?
- A. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng
- B. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương
- C. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai
- D. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 478850
Chuyển biến cơ bản của Ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là gì?
- A. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục
- B. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực
- C. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng
- D. Có nhiều bạn hàng lớn như: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 478928
Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có đặc điểm ra sao?
- A. Hàng hóa ít
- B. Kinh tế chậm phát triển
- C. Dân cư đông đúc
- D. Khí hậu ôn hòa, mát mẻ
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 478936
Nguyên nhân nào được xem là chủ yếu nhất làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên?
- A. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường
- B. Tăng cường sản xuất hàng hóa
- C. Nâng cao năng suất lao động
- D. Tổ chức sản xuất hợp lí
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 478941
Đâu là khó khăn chủ yếu hiện nay đối với phát triển chăn nuôi gia súc lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Thiếu đồng cỏ để phát triển chăn nuôi
- B. Vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng, đô thị)
- C. Thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô cho gia súc
- D. Nguồn lao động trong chăn nuôi chựa được đào tạo nhiều
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 478943
Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển điều gì?
- A. Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới
- B. Cây đặc sản, cây căn quả cận nhiệt và ôn đới
- C. Cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới
- D. Cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 478948
Phát biểu nào không đúng với vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Tiếp giáp hai quốc gia, hai vùng kinh tế
- B. Vị trí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài qua các cửa khẩu
- C. Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng
- D. Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 478952
Phát biểu nào không đúng với việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn
- B. Các nhà máy điện công suất lớn đã xây dựng trên các sông chính
- C. Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông
- D. Việc phát triển thủy điện của vùng này không ảnh hưởng đến môi trường
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 478959
Tại sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng nhất là ở khu vực thành thị?
- A. Do dân nhập cư đông
- B. Do dân số đông, kết cấu dân số trẻ
- C. Do nền kinh tế còn chậm phát triển
- D. Do dân số đông, kết cấu dân số trẻ trong điều kiện kinh tế chậm
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 478963
Đâu là trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?
- A. Phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp, gắn sự phát triển của nó với công nghiệp chế biến
- B. Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, còn các ngành khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa
- C. Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp khai thác, gắn nó với nền nông nghiệp hàng hóa
- D. Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến và khai thác
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 478967
Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là gì?
- A. Vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm
- B. Dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế
- C. Trình độ thâm canh cao
- D. Nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 478969
Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do đâu?
- A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động
- B. Vùng mới được khai thác gần đây
- C. Có nhiều trung tâm công nghiệp
- D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 478973
Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ?
- A. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía Tây
- B. Đảm báo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- C. Góp phần tạo thế liên hoàn theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây
- D. Tạo thế mở cửa cho nền kinh tế, thu hút đầu tư. Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 478978
Phương hướng phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là gì?
- A. Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng khoáng sản của vùng
- B. Xây dựng các cảng nước sâu để nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu hàng hóa
- C. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cho vùng
- D. Xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là cơ sở năng lượng, hệ thống giao thông
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 478982
Những vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
- A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và ven biển
- B. Phát triển mô hình nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp
- C. Kết hợp giữa khâu khai thác, chế biến, tu bổ và trồng rừng
- D. Đẩy mạnh khâu chế biến gỗ và lâm sản
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 478987
Giao thông vận tải có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ do đâu?
- A. Có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào
- B. Có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua
- C. Là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây
- D. Nằm trên con đường xuyên Á kết thúc ở các cảng biển của Việt Nam
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 478992
Vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan sẽ ngày càng quan trọng hơn cùng với việc gì?
- A. Nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam
- B. Xây dựng đường Hồ Chí Minh qua vùng
- C. Phát triển và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng
- D. Nâng cấp các sân bay nội địa và quốc tế trong vùng
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 478995
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do đâu?
- A. Có đường bờ biền dài, ít đảo ven bờ
- B. Có nhiều vũng vịnh rộng
- C. Bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi
- D. Có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 478997
Các tỉnh Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt cá biển cao hơn Bắc Trung Bộ vì sao?
- A. Có bãi tôm bãi cá ven biển và gần ngư trường vịnh Bắc Bộ
- B. Không chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc
- C. Vùng biển tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn nhất
- D. Được trang bị tàu thuyền đánh bắt hiện đại hơn
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 478999
Thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là gì?
- A. Hình thành cơ cấu nông – lâm –ngư
- B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp
- D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 479004
Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do đâu?
- A. Địa hình núi cao và nhiều sông lớn
- B. Nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng lớn
- C. Lượng mưa dồi dào
- D. Nền địa chất ổn định
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 479007
Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là gì?
- A. Ngăn chặn nạn phá rừng
- B. Đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn
- C. Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới
- D. Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 479009
Đâu là tác động chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
- A. Ngăn chặn nạn chặt phá rừng, đốt rừng
- B. Tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
- C. Thu hút hàng vạn lao động từ các vùng khác của đất nước về Tây Nguyên
- D. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn sạt lở
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 479013
Trong thời gian qua, Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ đâu?
- A. Vùng núi, trung du phía Bắc
- B. Đồng bằng sông Cửu Long
- C. Các đô thị ở Đông Nam Bộ
- D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 479019
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là do đâu?
- A. Đây là vùng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng sự phát triển chưa tương xứng vì lãnh thổ hẹp
- B. Đây là vùng có cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác
- C. Đây là vùng có GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước
- D. Sức ép dân số lên các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 479022
Điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ?
- A. Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng
- B. Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng
- C. Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả ngành dịch vụ
- D. Các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng tín dụng, phát triển chậm
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 479024
Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là gì?
- A. Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất
- B. Tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu
- C. Thay đổi cơ cấu cây trồng
- D. Nâng cao trình độ cho nguồn lao động
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 479028
Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế những năm gần đây ở Đông Nam Bộ tăng nhanh, chủ yếu do đâu?
- A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử
- B. Hình thành và phát triển công nghiệp khai thác dầu khí
- C. Tăng cường đầu tư vào ngành dệt, may, da giày
- D. Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 479037
Khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long không phải là gì?
- A. Tài nguyên khoáng sản hạn chế
- B. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng
- C. Mùa khô kéo dài
- D. Gió mùa Đông Bắc và sương muối
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 479040
Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Có nhiều cửa sông đổ ra biển
- B. Phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn
- C. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
- D. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 479042
Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Thiên tai bão, lũ quét, sạt lở đất diễn ra thường xuyên
- B. Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng mùa mưa: tháng V – XI
- C. Chế độ nhiệt cao, ổn định quanh nắm
- D. Khí hậu cân xích đạo
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 479045
Phương hướng chủ yếu hiện nay đối với vấn đề lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là gì?
- A. Đào thêm kênh rạch để thoát lũ nhanh
- B. Xây dựng hệ thống đê bao để ngăn lũ
- C. Trồng rừng ở thượng nguồn để chống lũ
- D. Chủ động sống chung với lũ
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 479049
Đâu là ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta?
- A. Có nhiều tài nguyên hải sản
- B. Có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch
- C. Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền
- D. Thuận lợi cho phát triển giao thông biển
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 479054
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về điều kiện phát triển giao thông vận tải biển nước ta?
1) Có mạng lưới sông ngòi dày đặc với một số sông lớn.
2) Nằn gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.
3) Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu.
4) Dọc bờ biển có nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 479055
Đâu là phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa có hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta?
- A. Đánh bắt xa bờ
- B. Đánh bắt ven bờ
- C. Trang bị vũ khí quân sự
- D. Đẩy mạnh chế biến tại chỗ
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 479056
Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải đươc khai thác tổng hợp vì sao?
- A. Nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biến
- B. Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo
- C. Môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng
- D. Để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 479058
Đâu là loại tài nguyên mới khai thác gần đây nhưng có giá trị rất lớn trên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
- A. Cát thủy tinh
- B. Dầu khí
- C. Muối biển
- D. Hải sản
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 479061
Vùng kinh tế trọng điểm mới được thành lập năm 2009 là gì?
- A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
- B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- D. Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 479067
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ cao đế thấp như sau:
- A. Miền Trung, phía Bắc, phía Nam
- B. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung
- C. Phía Nam, miền Trung, phía Bắc
- D. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 479069
Phương hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc không phải là gì?
- A. Phát triển các khu vực công nghiệp tập trung
- B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
- C. Nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao
- D. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỉ trọng các ngành khai thác
Đề thi nổi bật tuần
-
Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2024
8 đề148 lượt thi20/02/2024