Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 325679
Một chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính R = 50 cm với vận tốc 5m/s. Gia tốc hướng tâm của chuyển động là:
- A. \(100m/{s^2}\)
- B. \(200m/{s^2}\)
- C. \(50m/{s^2}\)
- D. \(10m/{s^2}\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 325680
Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:
- A. tác dụng vào cùng một vật
- B. tác dụng vào hai vật khác nhau
- C. không bằng nhau về độ lớn
- D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 325681
Một lò xo có độ cứng k = 160 N/m. Khi lò xo giãn một đoạn 5 cm so với độ dài tự nhiên, lực đàn hồi tác dụng lên lò xo là:
- A. 8N
- B. 16N
- C. 80N
- D. 160N
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 325682
Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
- A. lực.
- B. trọng lượng.
- C. vận tốc.
- D. khối lượng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 325683
Một người đi nửa quãng đường đầu với vận tốc trung bình là 4 km/h, nửa quãng đường sau với tốc độ trung bình là 6 km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường là
- A. 4,8 km/h
- B. 5 km/h
- C. 4,5 km/h
- D. 5,5 km/h
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 325684
Một người đi trong nửa thời gian đầu với tốc độ trung bình là 4 km/h, nửa thời gian sau với vận tốc trung bình là 6 km/h. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quá trình là
- A. 4,8 km/h
- B. 5 km/h
- C. 4,5 km/h
- D. 5,5 km/h
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 325685
Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc trên trục Ox có dạng: x = 20 – 10t. Chọn phát biểu đúng
- A. chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều
- B. chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều
- C. thời điểm ban đầu, chất điểm ở gốc tọa độ
- D. chất điểm chuyển động thẳng đều, ngược chiều dương
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 325686
Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc trên trục Ox có dạng:
X = -20 + 10t +2t2
- A. chất điểm chuyển động nhanh dần đều
- B. chất điểm chuyển động chậm dần đều
- C. chất điểm bắt đầu chuyển động từ gốc tọa độ
- D. chất điểm chuyển động ngược chiều dương
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 325687
Một chất điểm ở vị trí cách gốc tọa độ 50 m về phía dương của trục tọa độ, bắt đầu chuyển động thẳng nhanh đều với gia tốc 2 m/s2 về phía gốc tọa độ. Phương trình chuyển động của chất điểm là
- A. x = 50 + 2t2
- B. x = 50 - t2
- C. x = 50 - 2t2
- D. x = 50 + t2
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 325688
Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, đi được quãng đường s trong thời gian t. Thời gian vật đi hết nửa quãng đường đầu là
- A. \(\dfrac{t}{2}\)
- B. \(\dfrac{t}{4}\)
- C. \(t - \dfrac{t}{{\sqrt 2 }}\)
- D. \(\dfrac{t}{{\sqrt 2 }}\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 325689
Một vật bắt đầu rơi tự do tại một nơi có gia tốc g, từ độ cao h xuống mặt đấ. Công thức tính vận tốc của vật rơi tự do theo độ cao h là
- A. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}2gh\)
- B. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {2gh} \)
- C. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {\dfrac{{gh}}{2}} \)
- D. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {gh} \)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 325690
Một vật bắt đầu rơ tự do tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2, khi xuống mặt đất vật có vận tốc là 10 m/s. Vật rơi từ độ cao là
- A. 20 m
- B. 10 m
- C. 0,5 m
- D. 5 m
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 325691
Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 36 km/h. Độ cao cực đại mà vật có thể đạt tới là
- A. h = 5 m
- B. h = 15 m
- C. h = 10 m
- D. h = 0,5 m
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 325692
Một đồng hồ có kim giờ dài 3 cm và kim phút dài 4 cm. Tỉ số vận tốc dài của kim giờ và kim phút là
- A. \(\dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{1}{{16}}\)
- B. \(\dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{1}{9}\)
- C. \(\dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{1}{{12}}\)
- D. \(\dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{3}{4}\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 325693
Hai xe đua đi qua đường cong có dạng cung tròn bán kính R, với vận tốc lần lượt là v1 và v2, v1 = 2v2. Chọn nhận xét đúng về mối quan hệ giữa gia tốc hướng tâm của hai xe
- A. a2 = 4a1
- B. a1 = 4a2
- C. a1 = 2a2
- D. a2 = 2a1
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 325694
Cho chuyển động trong đều với chu kì T, bán kính quỹ đạo R. Công thức tính gia tốc hướng tâm của vật có dạng
- A. \(a = 4{\pi ^2}\dfrac{R}{{{T^2}}}\)
- B. \(a = 4\pi \dfrac{R}{{{T^2}}}\)
- C. \(a = 4\pi \dfrac{R}{T}\)
- D. \(a = 4{\pi ^2}\dfrac{{{R^2}}}{{{T^2}}}\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 325695
Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với vận tốc 7 km/h đối với dòng nước. Nước chảy với vận tốc 2 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là
- A. 9 km/h
- B. 8 km/h
- C. 5 km/h
- D. 6 km/h
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 325696
Một người đi từ đầu thuyền đến cuối thuyền với vận tốc 3 km/h so với thuyền. Biết thuyền đang chuyển động thảng ngược chiều dòng nước với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của người đó so với bờ là
- A. 12 km/h
- B. 9 km/h
- C. 3 km/h
- D. 6 km/h
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 325697
Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB. Tốc độ của xe đạp trên nửa quãng đường đầu là 12 km/h và trên nửa quãng đường sau là 18 km/h. Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả quãng đường AB là
- A. 6 km/h
- B. 15 km/h
- C. 14,4 km/h
- D. 30 km/h
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 325698
Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Khi dừng lại, ô tô đã chạy thêm được 100 m. Gia tốc a của ô tô là
- A. -0,5 m/s2
- B. 0,2 m/s2
- C. - 0,2 m/s2
- D. 0,5 m/s2
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 325699
Trái Đất quay một vòng quanh trục của nó mất 24 giờ. Vận tốc góc của Trái Đất đối với trục quay của nó là
- A. 7,27.10-4 rad/s
- B. 7,27.10-5 rad/s
- C. 6,20.10-6 rad/s
- D. 5,42.10--5 rad/s
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 325700
Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 10 m/s. Coi chuyển động ném ngang của viên bi là tổng hợp của hai chuyển động đồng thời: chuyển động thẳng ddeuf theo phương ngang và chuyển động rơi tự do theo phương đứng. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Sau giây đầu tiên kể từ khi bắt đầu chuyển động thì vận tốc của viên bi đối với mặt đất là
- A. 19,8 m/s
- B. 0,2 m/s
- C. 5,6 m/s
- D. 14, 0 m/s
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 325701
Lực tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của vật tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian ấy là
- A. 10 N và 1,5 m
- B. 10 N và 15 m
- C. 1,0 N và 150 m
- D. 1,0 N và 15 m
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 325702
Để một lò xo có độ cứng k = 100 N/m dãn ra được 10 cm thì phải treo vào lò xo ột vật có trọng lượng bằng
- A. 1000 N
- B. 10 N
- C. 100 N
- D. 1 N
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 325703
Một lò xo được giữ cố định ở một đầu. Khi kéo vào đầu kia của nó một lực 1,8N thì nó có chiều dài 17 cm, lực kéo là 4,2 N thì nó có chiều dài là 21 cm. ĐỘ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo này là
- A. 60 N/m và 14 cm
- B. 0,6 N/m và 19 cm
- C. 20 N/m và 19 cm
- D. 10 N/m và 14 cm
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 325704
Một vận động viên môn khúc côn cầu dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu là 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,10. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường trên mặt băng bao nhiêu thì dừng lại ?
- A. 39 m
- B. 51 m
- C. 45 m
- D. 57 m
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 325705
Một người gánh một thùng gạo nặng 300 N và một thùng ngô nặng 200 N bằng một đòn gánh dài 1 m. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Để đòn gánh mằm cân abwnfg trên vai thì người đó phải điều chỉnh vai đặt vào đòn gánh ở vị trí
- A. cách thùng gạo 40 cm
- B. cách thùng ngô 40 cm
- C. chính giữa đòn gành
- D. bất kì trên đòn gánh
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 325706
Hai lực của một ngẫu nhiên lực có độ lớn F = 10N. Cánh tay đòn của ngẫu lực có giá trị d=30 cm. Momen của ngẫu lực có gái trị
- A. 300 N.m
- B. 30 N.m
- C. 3 N.m
- D. \(\dfrac{{100}}{3}\) N.m
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 325707
Một thanh AB chịu tác dụng của hai lực song song, cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 10N và F2 = 14N. Điểm đặt của hai lực cách nhau d = 1,2m. Điểm đặt của hợp lực
- A. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m
- B. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m
- C. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m
- D. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 325708
Một quả cầu có trọng lượng 40N được treo vào một bức tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc 45o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Phản lực của tường tác dụng lên quả cầu bằng
- A. 40N
- B. \(40\sqrt 2 \)
- C. \(20\sqrt 2 \)
- D. 20N
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 325709
Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực \(\overrightarrow F \) của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:
- A. \(F = F_1^2 + F_2^2\)
- B. \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)
- C. \(F = {F_1} + {F_2}\)
- D. \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 325710
Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) thì vecto gia tốc của chất điểm
- A. cùng phương, cùng chiều vs lực \(\overrightarrow {{F_2}} \)
- B. cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)
- C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)
- D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 325711
Đơn vị của hằng số hấp dẫn là:
- A. \(\frac{{N.{m^2}}}{{k{g^2}}}\)
- B. \(\frac{{N.{m^2}}}{{kg}}\)
- C. \(\frac{{kg.m}}{{{N^2}}}\)
- D. \(\frac{{N.k{g^2}}}{{{m^2}}}\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 325712
Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
- A. tăng gấp đôi
- B. giảm đi một nửa
- C. tăng gấp bốn
- D. không đổi
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 325713
Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là
- A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
- B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
- C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
- D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 325714
Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với
- A. trọng tâm của vật rắn.
- B. trọng tâm hình học của vật rắn.
- C. cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực.
- D. điểm đặt của lực tác dụng.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 325715
Một lò xo có một đầu cố định. Khi kéo đầu còn lại với lực 2N thì lò xo dài 22cm. Khi kéo đầu còn lại với lực 4N thì lò xo dài 24cm. Độ cứng của lò xo này là:
- A. 9,1 N/m.
- B. 17.102 N/m.
- C. 1,0 N/m.
- D. 100 N/m.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 325716
Một mẩu gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời v0 = 5 m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn nhà là µt = 0,25. Lấy g = 10 m/s2.
- A. 1 s, 5 m.
- B. 2 s, 5 m.
- C. 1 s, 8 m.
- D. 2 s, 8 m.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 325717
Chuyển động cơ là gì?
- A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
- B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
- C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
- D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 325718
Một ô tô từ A đến B mất 5 giờ, trong 2 giờ đầu ô tô đi với tốc độ 50km/h, trong 3 giờ sau ô tô đi với tốc độ 30km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường AB là
- A. 40 km/h.
- B. 38 km/h.
- C. 46 km/h.
- D. 35 km/h.