Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 421437
Nội dung của môn Vật Lí trong nhà trường phổ thông là
- A. Mô hình hệ vật lí.
- B. Năng lượng và sóng.
- C. Lực và trường.
- D. Mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 421438
Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
- B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
- C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.
- D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 421440
Ta cần tác dụng một moment ngẫu lực 12 N.m để làm quay bánh xe như Hình 14.8. Xác định độ lớn lực tác dụng vào bánh xe ở Hình 14.8a và Hình 14.8b. Từ đó, hãy cho biết trường hợp nào sẽ có lợi hơn về lực.
- A. Trường hợp a.
- B. Trường hợp b.
- C. Cả hai trường hợp như nhau.
- D. Không xác định được.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 421444
Chọn phát biểu đúng về sai số tỉ đối:
- A. Công thức tính sai số tỉ đối là: \(\delta A = \frac{{\Delta A}}{{\bar A}} \times 100\% \).
- B. Sai số tỉ đối càng lớn, phép đo càng chính xác.
- C. Sai số tỉ đối là tích giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
- D. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số hệ thống và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 421450
Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực \(\vec F\) của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:
-
A.
|F1 - F2| F F1 + F2
- B. \(F = {F_1}^2 + {F_2}^2\)
- C. F = F1 + F2
- D. \(F = \sqrt {{F_1} + {F_2}} \)
-
A.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 421451
Quãng đường là một đại lượng:
- A. Vô hướng, có thể âm.
- B. Vô hướng, bằng 0 hoặc luôn dương.
- C. Vectơ vì vừa có hướng và vừa có độ lớn.
- D. Vectơ vì có hướng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 421453
Một máy bay bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hết 1 h 45 p. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì tốc độ trung bình của máy bay là bao nhiêu?
- A. 600 km/h.
- B. 700 km/h.
- C. 800 km/h.
- D. 900 km/h.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 421456
Một tấm ván nặng 150 N được bắc qua một con mương. Biết trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng là 2 m và cách điểm tựa B một khoảng 1 m (Hình 21.5). Hãy xác định lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương.
- A. FA= 100N; FB = 100N.
- B. FA = 50N; FB = 50N.
- C. FA = 50N; FB = 100N.
- D. FA = 100N; FB = 50N.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 421458
Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?
- A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
- B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
- C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
- D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 421460
Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe không thay đổi?
-
A.
Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
- B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 .
- C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
- D. Không có lúc nào tốc độ của xe không thay đổi.
-
A.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 421463
Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900 km theo chiều gió hết 2,5 h. Biết khi không có gió vận tốc của máy bay là 300 km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu?
- A. 360 km/h.
- B. 60 km/h.
- C. 420 km/h.
- D. 180 km/h.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 421465
Hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) song song cùng chiều, cách nhau đoạn 30 cm. Biết F1 = 18N và hợp lực F = 24 N. Điểm đặt của hợp lực cách điểm đặt của lực F2 đoạn là bao nhiêu?
- A. 11,5 cm.
- B. 22,5 cm.
- C. 43,2 cm.
- D. 34,5 cm.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 421467
Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
- A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
- B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
- C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
- D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 421469
Sau 10 s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54km/h xuống còn 18km/h. Tiếp đó, đoàn tàu chuyển động với vận tốc không đổi trong 30 s tiếp theo. Cuối cùng, nó chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn. Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn cuối là:
-
A.
0,5 m/s2.
- B. 1 m/s2.
- C. - 0,5 m/s2.
- D. - 1 m/s2.
-
A.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 421471
Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc của xe là:
-
A.
1,5 m/s2.
- B. 2 m/s2.
- C. 0,5 m/s2.
- D. 2,5 m/s2.
-
A.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 421474
Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Quãng đường mà tàu đi được trong khoảng thời gian trên là:
- A. 0,6 km.
- B. 1,2 km.
- C. 1,8 km
- D. 2,4 km.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 421476
Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ xuống một đường dốc với gia tốc không đổi là 5 m/s2. Sau 2 s thì nó tới chân dốc. Quãng đường mà vật trượt được trên đường dốc là?
- A. 12,5 m.
- B. 7,5 m.
- C. 8 m.
- D. 10 m.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 421477
Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?
- A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.
- B. Một chiếc lá đang rơi.
- C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
- D. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 421480
Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:
-
A.
2 m/s2.
- B. 0,002 m/s2.
- C. 0,5 m/s2.
- D. 500 m/s2.
-
A.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 421482
Đâu là đơn vị cơ bản của chiều dài trong hệ đo lường SI:
- A. m.
- B. inch.
- C. Dặm.
- D. Hải lí.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 421483
Lần lượt tác dụng các lực có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a1 và a2. Biết 3a1 = 2a2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}}\) là:
- A. \(\frac{3}{2}\)
- B. \(\frac{2}{3}\)
- C. 3
- D. \(\frac{1}{3}\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 421484
Hai lực nào sau đây gọi là hai lực cân bằng?
- A. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
- B. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
- C. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào cùng một vật.
- D. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào cùng một vật.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 421485
Lực ma sát trượt của vật chuyển động trên mặt phẳng ngang tỉ lệ với:
- A. Diện tích mặt tiếp xúc.
- B. Tốc độ của vật.
- C. Lực ép vuông góc giữa các bề mặt.
- D. Thời gian chuyển động.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 421486
Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, khi đó độ lớn giữa lực đẩy Archimedes và trọng lượng của vật như thế nào?
- A. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của vật.
- B. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- C. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật.
- D. Không xác định được.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 421488
Trong các cách biểu diễn hệ thức của định luật II Newton sau đây, cách viết nào đúng?
- A. \(\overrightarrow F = ma.\)
- B. \(\overrightarrow F = - m\overrightarrow a \)
- C. \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \)
- D. - \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 421489
Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực:
- A. Là cặp lực cân bằng.
- B. Là cặp lực có cùng điểm đặt.
- C. Là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
- D. Là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 421490
Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?
- A. Chỉ cần dùng một cái cân.
- B. Chỉ cần dùng một lực kế.
- C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ.
- D. Chỉ cần dùng một bình chia độ.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 421491
Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?
- A. \(p = \frac{F}{S}\)
- B. p = F.S.
- C. \(p = \frac{P}{S}\)
- D. p = P.S.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 421492
Thứ tự các bước đúng trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí?
- A. Quan sát, suy luận. Đề xuất vấn đề. Hình thành giả thuyết. Kiểm tra giả thuyết. Rút ra kết luận.
- B. Hình thành giả thuyết. Kiểm tra giả thuyết. Quan sát, suy luận. Đề xuất vấn đề. Rút ra kết luận.
- C. Quan sát, suy luận. Hình thành giả thuyết. Đề xuất vấn đề. Kiểm tra giả thuyết. Rút ra kết luận.
- D. Hình thành giả thuyết. Quan sát, suy luận. Đề xuất vấn đề. Kiểm tra giả thuyết. Rút ra kết luận.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 421493
Bảng ghi thời gian rơi của một vật giữa hai điểm cố định
Sai số tuyệt đối trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu?
- A. 0,015.
- B. 0,0015.
- C. 0,006.
- D. 0,024.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 421494
Tốc độ trung bình là
- A. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.
- B. đại lượng được đo bằng thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
- C. cho biết hướng của chuyển động.
- D. cho biết tốc độ của chuyển động tại một thời điểm.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 421495
Một bạn học sinh đạp xe từ nhà đến trường hết thời gian 30 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường dài 3 km thì tốc độ trung bình của bạn là bao nhiêu?
- A. 90 km/h.
- B. 0,1 km/h.
- C. 10 km/h.
- D. 6 km/h.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 421496
Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A đi đến tỉnh B, rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển, so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu?
- A. 0
- B. AB
- C. 2AB
- D. AB2
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 421497
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng nào?
- A. Độ dịch chuyển và thời gian.
- B. Quãng đường và thời gian.
- C. Độ dịch chuyển và vận tốc.
- D. Quãng đường và vận tốc.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 421498
Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian bên dưới. Xác định tốc độ của chuyển động?
- A. 340 m/s.
- B. 4 m/s.
- C. 1360 m/s.
- D. 85 m/s.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 421499
Đơn vị của mômen lực là:
- A. m/s.
- B. N.m.
- C. kg.m.
- D. N.kg.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 421500
Một vật có khối lượng m và thể tích V, có khối lượng riêng ρ được xác định bằng công thức \(\rho = \frac{m}{V}\). Biết sai số tương đối của m và V lần lượt là 12% và 5%. Hãy xác định sai số tương đối của ρ.
- A. 16%.
- B. 15%.
- C. 17%.
- D. 18%.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 421501
Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) thì vectơ gia tốc của chất điểm
- A. cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_2}} \).
- B. cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) .
- C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)
- D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 421502
Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ. Quãng đường bơi được và độ dịch chuyển của hai anh em.
-
A.
dem = -25m; danh = 0; sem = 25m; sanh = 50m
- B. dem = 0m; danh = 25; sem = 25m; sanh = 50m
- C. dem = 25m; danh = 25; sem = 50m; sanh = 25m
- D. dem = 25m; danh = 0; sem = 25m; sanh = 50m
-
A.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 421503
Một tàu hỏa dừng lại hẳn sau 30s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó tàu chạy được 180m. Tính vận tốc của tàu lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của tàu?
-
A.
Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 15m/s và gia tốc là 0,4m/s2.
-
B.
Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 12m/s và gia tốc là -0,4m/s2.
- C. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 15m/s và gia tốc là 0,2m/s2.
- D. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 12m/s và gia tốc là -0,2m/s2.
-
A.