Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 415424
Chọn ý đúng: Số hợp tử được tạo thành từ 160 tinh trùng và 256 trứng là 40, hiệu suất thụ tinh của trứng và tinh trùng lần lượt là?
- A. 15,625%; 25%
- B. 40%; 35%
- C. 12,5%; 36%
- D. 16%; 22,5%
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 415434
Xác định: Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n+1) sẽ tạo nên?
- A. thể tam bội
- B. Thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm
- C. thể tứ bội hoặc thể song nhị bội.
- D. Thể ba nhiễm kép hoặc thể bốn nhiễm.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 415470
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành:
- A. Thể đơn bội.
- B. Thể tứ bội.
- C. Thể lưỡng bội.
- D. Thể tam bội.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 415477
Chọn ý đúng: Vì sao cơ thể lai F1 trong lai khác loài thường bất thụ?
- A. Vì ở cơ thể lai khác loài F1 các nhiễm sắc thể không tồn tại thành cặp tương đồng.
- B. Vì hai loài bố mẹ có nhiễm sắc thể khác nhau về số lượng.
- C. Vì hai loài bố mẹ thích nghi với môi trường sống khác nhau.
- D. Vì bố mẹ có hình thái khác nhau.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 415480
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n=6), nghiên cứu tế bào học hai cây thuộc loài này người ta phát hiện tế bào sinh dựỡng của cây thứ nhất có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm giống nhau đang phân ly về hai cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ 2 có 5 nhiễm sắc thể kép đang xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán:
- A. Cây thứ 2 có thể là thể một, cây thứ nhất có thể là thể ba.
- B. Cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba.
- C. Cả hai tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân.
- D. Cả 2 tế bào đang ở kỳ giữa của giảm phân.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 415485
Một loài động vật có bộ NST 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 40 tế bào có cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ
- A. 49%.
- B. 2%.
- C. 49,5%.
- D. 98%.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 415487
Ở lúa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một cơ thể giảm phân bình thường tạo giao tử, trong đó loại giao tử có 13 nhiễm sắc thể chiếm 50%. Cơ thể đó bị đột biến dạng?
- A. thể tứ bội
- B. thể tam bội
- C. thể một
- D. thể ba
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 415489
Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:
- A. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
- B. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
- C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
- D. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 415493
Cho biết: Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của các cơ chế?
- A. nguyên phân
- B. nguyên phân, giảm phân và phân đôi.
- C. giảm phân và thụ tinh.
- D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 415496
Chọn ý đúng: Xytochalasin B là một hóa chất phá hủy sự hình thành các vi ống. Nó có thể can thiệp vào?
- A. nhân đôi ADN
- B. tạo thoi nguyên phân
- C. phân cắt
- D. tạo đĩa tế bào
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 415498
Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb//bD xảy ra đột biến ở kỳ sau giảm phân I khi cặp Aa không phân ly, xảy ra hoán vị gen giữa alen D và alen d. Theo lý thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên có
- A. 4 tinh trùng thuộc 4 loại khác nhau, trong đó chỉ có 2 tinh trùng có kiểu gen bình thường.
- B. 4 tinh trùng thuộc 4 loại khác nhau, trong đó cả 4 tinh trùng đều có thừa gen so với tinh trùng bình thường.
- C. 4 tinh trùng thuộc 2 loại khác nhau, trong đó 2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng có kiểu gen lệch bội.
- D. 4 tinh trùng thuộc 4 loại trong số 8 loại có thể tạo ra và đều lệch bội.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 415523
Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen Ab/aB hoán vị gen xảy ra giữa alen A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử và tỷ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào nói trên là:
- A. 4 loại với tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1
- B. 4 loại với tỷ lệ phụ thuộc vào tần số HVG
- C. 2 loại với tỷ lệ phụ thuộc vào tần số HVG
- D. 2 loại với tỷ lệ 1 : 1
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 415526
Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
- A. Cơ chế nhân đôi của ADN đặt cơ sở cho sự nhân đôi của NST.
- B. Phân tử ADN đóng xoắn cực đại vào kì đầu 1 trong quá trình phân bào giảm nhiễm.
- C. Các liên kết photphođieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi là các liên kết bền vững do đó tác nhân đột biến phải có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc ADN.
- D. Việc lắp ghép các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi đảm bảo cho thông tin di truyền được sao lại một cách chính xác.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 415528
Cho biết: Một tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen BbDd giảm phân tạo giao tử trong đó có 1 loại tinh trùng là Bd. Tỉ lệ giao tử bd được tạo ra trong quá trình đó là?
- A. 0% hoặc 50%
- B. 0%
- C. 50%
- D. 25%
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 415530
Một cơ thể có kiểu gen Aa\( {Bd\over bD}\) , xét 2 tế bào sinh dục tiến hành giảm phân tạo giao tử trong đó có 1 tế bào có xảy ra trao đổi chéo. Trường hợp nào sau đây có thể xảy ra khi kết thúc giảm phân?
- A. Có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
- B. Tạo ra 6 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
- C. Tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
- D. Có thể tạo ra duy nhất 1 loại giao tử.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 415532
Chọn phương án trả lời đúng: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra 1 loại giao tử?
- A. AaBB.
- B. aaBb.
- C. aaBB.
- D. AABb.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 415536
Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, một tế bào sinh tinh của cơ thể động vật có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 415555
Chọn phương án đúng: Khi nói về các gen nằm trên một nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Di truyền phân li độc lập với nhau.
- B. Là những gen cùng alen với nhau.
- C. Luôn cùng quy định một tính trạng
- D. Di truyền cùng nhau theo từng nhóm liên kết.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 415558
Ở một loài thực vật lưỡng bội xét 2 cặp NST: cặp số 1 chứa cặp gen Aa; cặp số 2 chứa cặp gen bb. Cho lai giữa hai cơ thể (P) có cùng kiểu gen Aabb với nhau, F1 xuất hiện các kiểu gen AAabb, AAAbb, Aaabb, Abb, abb. Biết quá trình phát sinh giao tử đực diễn ra bình thường. Ở giới cái đã xảy ra hiện tượng
- A. một số tế bào có cặp NST số 1 phân li bình thường, cặp NST số 2 rối loạn giảm phân I.
- B. một số tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I, cặp NST số 2 phân li bình thường.
- C. tất cả các tế bào có cặp NST số 1 rối loạn trong giảm phân I, cặp NST số 2 phân li bình thường.
- D. một số tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 2 phân li bình thường.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 415560
Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây không tạo ra giao tử ab?
- A. aaBb.
- B. Aabb.
- C. AABB.
- D. aabb.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 415562
Cho biết: Nếu các gen phân li độc lập, 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb có thể sinh ra số loại giao tử tối đa là?
- A. 4
- B. 2
- C. 8
- D. 16
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 415564
Cho biết: Ở gà, 1 tế bào sinh dục cái có kiểu gen AaBBDdEeffXY khi giảm phân binh thường cho số loại giao tử tối đa là?
- A. 2
- B. 8
- C. 1
- D. 16
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 415565
Tế bào ban đầu có ba cặp NST tưong đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân li. Có thể gặp các tế bào con có thành phần NST là?
- A. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAabDd và aBBbDd
- B. AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBbDd và abDd
- C. AaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd
- D. AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBDd
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 415567
Ở Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Xét 3 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% tế bào con trải qua giảm phân. Số giao tử được sinh ra là:
- A. 96 hay 48
- B. 48
- C. 24
- D. 96
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 415570
Trong một thí nghiệm người ta xử lý 1000 tế bào sinh tinh của một động vật, qua theo dõi thấy có 2% số tế bào sinh tinh giảm phân không bình thường ở lần giảm phân I hoặc giảm phân II (chỉ xảy ra ở một trong hai tinh bào cấp II). Do vậy làm xuất hiện một số tinh trùng (n + 1) và (n – 1). Các tinh trùng được tạo ra từ tất cả các tế bào sinh tinh trên đều tham gia thụ tinh tạo hợp tử trong đó có 98,5% hợp tử bình thường. Biết rằng quá trình giảm phân của các tế bào sinh trứng diễn ra bình thường. Số tế bào sinh tinh xảy ra đột biến ở lần giảm phân I?
- A. 4
- B. 20
- C. 14
- D. 10
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 415571
Xác định: Một cơ thể có 2n = 8, các NST được ký hiệu AaBbCCDd. Xét ba tế bào sinh tinh cùng tham gia giảm phân bình thường tạo giao tử, khả năng không tạo ra tỉ lệ giao tử nào?
- A. 2:2:1:1.
- B. 1:1.
- C. 1:1:1:1:1:1.
- D. 1:1:1:1.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 415581
Một cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào xảy ra sự rối loạn phân ly trong giảm phân ở cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gen Aa. Cơ thể đó có thể tạo ra số loại giao tử tối đa là
- A. 12
- B. 4
- C. 8
- D. 6
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 415583
Có 2 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại tinh trùng tối đa được tạo ra là
- A. 4
- B. 8
- C. 6
- D. 2
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 415589
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen Ab/aB. Khi giảm phân xẩy ra trao đổi chéo, có thể tạo nên số loại giao tử:
- A. 2 loại giao tử với tỉ lệ khác nhau
- B. 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau
- C. 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau
- D. 4 loại giao tử với tỉ lệ khác nhau
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 415593
Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, trong đó mỗi cặp NST đều có cấu trúc khác nhau. Nếu trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST tương đồng mà mỗi cặp xẩy ra trao đổi chéo tại một điểm thì số giao tử được tạo ra là
- A. 26 loại
- B. 27 loại
- C. 25 loại
- D. 210 loại
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 415603
Xác định: Để có thể tạo ra loại tinh trùng mang cả hai nhiễm sắc thể giới tính XY, sự rối loạn trong phân ly của nhiễm sắc thể phải xảy ra ở?
- A. kì giữa của lần phân bào I của giảm phân.
- B. kì sau của lần phân bào II của giảm phân.
- C. kì sau của lần phân bào I của giảm phân.
- D. kì giữa của lần phân bào II của giảm phân.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 415609
Chọn ý đúng: Điểm khác nhau cơ bản giữa dạng tứ bội so với dạng lưỡng bội không phải là ở điểm nào sau đây?
- A. Dạng tứ bội bị bất thụ, không có khả năng sinh sản hữu tính.
- B. Dạng tứ bội có sức sống, khả năng sinh trưởng và chống chịu cao hơn dạng lưỡng bội.
- C. Dạng tứ bội có cơ quan sinh dưỡng to hơn, năng suất cao hơn dạng lưỡng bội.
- D. Dạng tứ bội có số lượng nhiễm sắc thể gấp đôi dạng lưỡng bội.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 415613
Chọn phương án chính xác: Một tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật nguyên phân 3 lần liên tiếp đã nhận của môi trường 322 nhiễm sắc thể đơn. Loài sinh vật này là?
- A. người.
- B. ruồi giấm.
- C. đậu Hà Lan.
- D. lúa nước.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 415616
Xác định: Các loại giao tử của cây tứ bội có kiểu gen Aaaa là gì?
- A. 1AA: 1Aa.
- B. 1AA: 4Aa: 1aa.
- C. 1Aa: 1aa.
- D. 1AA: 1aa.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 415622
Cho biết: Sự rối loạn một cặp NST trong quá trình phân bào đã tạo nên đột biến?
- A. thể ba hoặc thể một.
- B. thể tứ bội hoặc thể ba.
- C. Thể tam bội hoặc thể song nhị bội.
- D. Thể không hoặc đơn bội.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 415625
Xác định: Trong các tế bào sinh dưỡng của một thể dị bội, bộ NST bị thiếu 2 chiếc thuộc 2 cặp NST đồng dạng khác nhau. Thể dị bội này được gọi là thể ?
- A. một kép.
- B. ba đơn.
- C. bốn đơn.
- D. ba kép.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 415628
Xác định: Ở ruồi giấm, đột biến lặp đoạn trên NST X làm mắt lồi biến thành mắt dẹt. Nguyên nhân phát sinh dạng đột biến này có thể do rối loạn quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo xảy ra ở ở kì đầu?
- A. trong lần phân bào 2 của giảm phân ở ruồi đực mắt lồi.
- B. trong lần phân bào 2 của giảm phân ở ruồi cái mắt lồi.
- C. trong lần phân bào 1 của giảm phân ở ruồi cái mắt lồi.
- D. trong lần phân bào 1 của giảm phân ở ruồi đực mắt lồi
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 415630
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Một hợp tử của loài này sau 4 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 400. Hợp tử trên có thể phát triển thành
- A. thể một.
- B. thể bốn.
- C. thể không.
- D. thể ba.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 415631
Một loài có 2n = 12. Một hợp tử của loài nguyên phân liên tiếp 4 đợt môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 150 NST đơn. Hợp tử sẽ phát triển thành thể đột biến dạng
- A. thể ba.
- B. thể không.
- C. thể một.
- D. thể đa.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 415634
Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là
- A. 2n = 46.
- B. 2n = 24.
- C. 2n = 22.
- D. 2n = 42.
Đề thi nổi bật tuần
-
Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2024
16 đề74 lượt thi11/02/2024