Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 415346
Nếu xét 4 cặp alen nằm trên 4 cặp NST thường khác nhau Aa, Bb, Dd, Ee. Số kiểu gen của P có thể là bao nhiêu kiểu khi chúng tạo được 4 kiểu giao tử:
- A. 8
- B. 24
- C. 2
- D. 1
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 415347
Chọn ý đúng: Gen I và II lần lượt có 2, 3 alen. Các gen phân li độc lập. Biết gen I ở trên nhiễm sắc thể thường và gen II trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương đồng với Y. Số kiểu gen tối đa có thể trong quần thể là?
- A. 9
- B. 16
- C. 18
- D. 27
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 415348
Chọn ý đúng: Ba gen E, D, G nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Trong đó gen E có 3 alen, gen D có 4 alen, gen G có 5 alen. Tính số kiểu gen dị hợp tối đa có thể có trong quần thể?
- A. 900
- B. 840
- C. 60
- D. 180
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 415349
Ở một quần thể của một loài động vật, gen A nằm trên nhiễm sắc thể X (không có alen tương ứng trên Y) có 4 alen, gen B nằm trên nhiễm sắc thể Y (không có alen tương ứng trên X) có 5 alen. Gen D nằm trên nhiễm sắc thể thường có 6 alen. Trong trường hợp không có đột biến mới, số loại kiểu gen tối đa được tạo ra về ba gen A, B và D trong quần thể của loài này là
- A. 630
- B. 51
- C. 120
- D. 270
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 415351
Chọn ý đúng: Có thể thực hiện bao nhiêu kiểu phép lai khác nhau về kiểu gen nếu chỉ xét một gen có 2 alen (A, a) tồn tại trên cả NST giới tính X và Y?
- A. 6
- B. 12
- C. 18
- D. 9
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 415352
Ở một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X; gen thứ 2 có 5 alen, nằm trên NST thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại KG tối đa về cả 2 gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
- A. 90
- B. 45
- C. 15
- D. 135
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 415353
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Nếu đột biến lệch bội xảy ra, tính theo lí thuyết, các thể một thuộc loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
- A. 5832.
- B. 192.
- C. 24576.
- D. 2916.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 415355
Ở 1 loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20, vây ta có thể phát hiện được tối đa bao nhiêu nhóm gen liên kết ở loài đó?
- A. 11
- B. 20
- C. 21
- D. 10
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 415361
Gen A có 2 alen, gen D có 3 alen, 2 gen này cùng nằm trên một NST. Số loại kiểu gen dị hợp tử tối đa có thể được tạo ra trong quần thể cây tứ bội là
- A. 15
- B. 140
- C. 120
- D. 126
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 415363
Một loài thực vật có bộ NST 2n =6. Trên mỗi cặp NST xét 1 gen có 2 alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp NST. Theo lý thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét ?
- A. 64
- B. 36
- C. 144
- D. 108
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 415365
Chọn ý đúng: Phép lai AAaa × AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ?
- A. 1/2
- B. 2/9
- C. 1/8
- D. 1/4
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 415367
Thay đổi nhiệt độ đột ngột, làm suất hiện đột biến do cơ chế nào sau đây?
- A. Cơ chế tái sinh ADN bị sai ở điểm nào đó
- B. Cơ chế phân li NST xảy ra không bình thường
- C. Cơ chế nội cân bằng cơ thể không khởi động kịp gây chấn thương bộ máy di truyền
- D. Quá trình trao đổi đoạn ở kì trước I của quá trình giảm phân xảy ra bất thường
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 415368
Trong tự nhiên, có một số trường hợp sự hình thành loài có liên quan đến các đột biến cấu trúc NST. Những loại đột biến cấu trúc NST nào sau đây dễ dẫn tới hình thành loài mới?
- A. Đột biến chuyển đoạn và đột biến mất đoạn
- B. Đột biến chuyển đoạn và đột biến đảo đoạn
- C. Đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn
- D. Đột biến đảo đoạn và đột biến lặp đoạn
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 415370
Chọn ý đúng: Phát biểu nào không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
- A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
- B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
- C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
- D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 415371
Cho biết: Xảy ra trong sự ghép đôi và bắt chéo giữa 2 NST tương đồng ở kỳ đầu GPI là gì?
- A. chuyển đoạn tương hỗ
- B. lặp đoạn nguyên phát
- C. lặp đoạn thứ phát
- D. chuyển đoạn không tương hỗ
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 415372
Cho biết: Phát biểu sai khi nói về đảo đoạn quanh tâm là?
- A. luôn luôn có chỉ số tâm không thay đổi
- B. 2 chỗ đứt ở 2 nhánh hai bên tâm
- C. trật tự các locut chỉ thay đổi ở phần đảo đoạn
- D. nhận biết được bằng cách nhuộm band
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 415373
Chọn ý đúng: NST hình vòng nhẫn (ring) là kết quả của?
- A. mất đoạn giữa
- B. mất đoạn cuối
- C. mất đoạn giữa ở cả 2 nhánh
- D. mất đoạn cuối ở cả 2 nhánh
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 415374
Chọn ý đúng: Tiếp hợp và trao đối chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc sẽ gây ra dạng đột biến?
- A. đảo đoạn NST.
- B. mất đoạn và lặp NST.
- C. đa bội.
- D. lệch bội.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 415375
Xác định: Khi nói về đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể là chỉ chuyển cho nhau các đoạn trong nội bộ của một nhiễm sắc thể.
- B. Chuyển đoạn lớn ở nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật.
- C. Chuyến đoạn không tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang nhiễm sắc thể khác và ngược lại.
- D. Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn của nhiễm sắc thể hoặc cả một nhiễm sắc thể này sát nhập vào nhiễm sắc thể khác.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 415376
Xác định ý đúng: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của NST?
- A. Đột biến điểm.
- B. Thể một.
- C. Thế đa bội.
- D. Chuyển đoạn.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 415377
Cho biết: Khi nói về hậu quả của đột biến NST, phát biểu nào sai?
- A. Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của NST.
- B. Đột biến mất đoạn làm giảm chiều dài của NST.
- C. Đột biến chuyển đoạn có thể làm cho gen chuyển từ NST này sang NST khác.
- D. Đột biến đảo đoạn làm tăng số lượng gen trên NST.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 415378
Xác định: Loại đột biến nào thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên 1NST?
- A. lặp đoạn NST
- B. Mất đoạn NST
- C. Chuyển đoạn giữa hai NST khác nhau
- D. Đảo đoạn NST
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 415379
Hãy cho biết: Khi nói về đột biến NST phát biểu sai là?
- A. Đột biến chuyến đoạn có thế không làm thay đôi hàm lưọng ADN ở trong nhân tế bào.
- B. Đột biến đa bội sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
- C. Đột biến đa bội lẽ thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
- D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thế sẽ làm thay đối trình tự sắp xểp của các gen trên nhiễm sắc thể.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 415380
Chọn ý đúng: Đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng nào?
- A. đa bội chẳn và đa bội lẻ
- B. thêm đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể
- C. lệch bội và đa bội
- D. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 415381
Hãy cho biết: Đột biến cấu trúc NST ở sinh vật thường dẫn đến hậu quả gì?
- A. Thường gây chết, giảm sức sống hoặc thay đổi biểu hiện tính trạng
- B. Rối loạn quá trình tự nhân đôi ADN
- C. Ảnh hưởng tới hoạt động của NST trong tế bào
- D. Làm NST bị đứt gãy dẫn đến thay đổi vật chất di truyền
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 415382
Hãy cho biết: Loại đột biến NST nào làm tăng cường hoặc giảm thiếu sự biểu hiện của tính trạng?
- A. Đảo đoạn
- B. Mất đoạn
- C. Chuyển đoạn
- D. Lặp đoạn
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 415383
Cho biết: Ruồi giấm có 2n = 8. Quan sát 1 tế bào ruồi giấm thấy 7 NST bình thường và 1 NST có tâm động ở vị trí khác thường nhưng kích thước không thay đổi. NST khác thường này có thể được hình thành do đột biến
- A. Chuyển đoạn không tương hỗ.
- B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể không mang tâm động.
- C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể mang tâm động.
- D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 415384
Hãy cho biết: Mất đoạn lớn nhiễm sắc thể thường dẫn đến hậu quả gì?
- A. Làm giảm cường độ biểu hiện các tính trạng.
- B. Gây chết và giảm sức sống.
- C. Mất khả năng sinh sản.
- D. Làm tăng cường độ biểu hiện các tính trạng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 415385
Xác định: Hậu quả di truyền học của đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể là gì?
- A. không có ảnh hưởng gì tới cơ thể.
- B. giảm khả năng sinh sản
- C. tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
- D. gây chết.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 415386
Hãy cho biết: Loại đột biến không làm thay đổi hàm lượng vật chất di truyền trên NST là?
- A. Lặp đoạn
- B. Đảo đoạn
- C. Mất đoạn
- D. Chuyển đoạn không tương hỗ.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 415387
Chọn phương án đúng nhất: Dạng đột biến nào sau đây có bộ NST 2n + 1?
- A. Đột biến đảo đoạn NST.
- B. Thể một.
- C. Thể ba.
- D. Thế tứ bội.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 415388
Hãy cho biết: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Khi nói về các thể đột biến của loài này, phát biểu nào đúng nhất?
- A. Một tế bào của đột biến thể ba nhiễm tiến hành nguyên phân, ở kì sau có 30 NST đơn.
- B. Ở loài này có tối đa 14 loại đột biến thể một nhiễm.
- C. Một tế bào của thể đột biến ở loài này bị mất 1 đoạn ở NST số 1, trong tế bào chỉ còn 13 NST .
- D. Một cá thể mang đột biến thể ba tiến hành giảm phân tạo giao tử, theo lí thuyết thì tỉ lệ giao tử (n) được tạo ra là 1/8.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 415389
Xác định ý đúng: Ở cải bắp 2n = 18 NST. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là?
- A. 21
- B. 36
- C. 19
- D. 9
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 415390
Hãy chọn ý đúng: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể môṭ được phát hiện ở loài này là?
- A. 12
- B. 24
- C. 36
- D. 18
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 415391
Cho biết: Kiểu gen nào là kiểu gen đột biến?
- A. AaBbDd
- B. AABBDD
- C. AAbbDDd
- D. Aabbdd
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 415392
Cặp NST số II ở 1 quần thể động vật có cấu trúc: AB.CDEF và ab.cdef. Kết quả giảm phân của một tế bào sinh dục đực (của một cá thể đột biến trong quần thể) thu được 4 loại giao tử, trong đó có 2 loại giao tử bình thường (AB.CDEF ; ab.cdef) và 2 giao tử không có sức sống (AB.CFef ; ab.cdED). Cơ chế tạo ra các giao tử trên là do
- A. trao đổi chéo giữa 2 crômatit trong đó có cả 2 crômatit có mang chuyển đoạn tương hỗ.
- B. trao đổi chéo kép giữa 2 crômatit trong đó có 1 crômatit có mang lặp đoạn.
- C. trao đổi chéo giữa 2 crômatit không chị em trong đó có 1 crômatit có mang đảo đoạn.
- D. trao đổi chéo giữa 2 crômatit chị em mang đảo đoạn.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 415393
Câu có nội dung đúng sau đây là:
- A. Các đoạn mang gen trong 2 nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không tương đồng với nhau.
- B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen qui định tính đực hoặc tính cái, còn có các gen qui định các tính trạng thường.
- C. Ở động vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
- D. Ở các loài thực vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY còn giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 415394
Hãy cho biết: Để có thể tạo ra loại tinh trùng mang cả hai nhiễm sắc thể giới tính XY, sự rối loạn trong phân ly của nhiễm sắc thể phải xảy ra ở?
- A. kì giữa của lần phân bào I của giảm phân.
- B. kì sau của lần phân bào II của giảm phân.
- C. kì sau của lần phân bào I của giảm phân.
- D. kì giữa của lần phân bào II của giảm phân.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 415395
Xác định: Một tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật nguyên phân 3 lần liên tiếp đã nhận của môi trường 322 nhiễm sắc thể đơn. Loài sinh vật này là?
- A. người.
- B. ruồi giấm.
- C. đậu Hà Lan.
- D. lúa nước.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 415396
Cho biết: Sự rối loạn một cặp NST trong quá trình phân bào đã tạo nên đột biến?
- A. thể ba hoặc thể một.
- B. thể tứ bội hoặc thể ba.
- C. Thể tam bội hoặc thể song nhị bội.
- D. Thể không hoặc đơn bội.
Đề thi nổi bật tuần
-
Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2024
16 đề74 lượt thi11/02/2024