Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 417364
Bazơ nào sau đây không tan trong nước?
- A. NaOH
- B. KOH
- C. Ca(OH)2
- D. Cu(OH)2
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 417367
Axit làm quỳ tím hóa
- A. Xanh
- B. Đỏ
- C. Hồng
- D. Vàng
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 417374
Muối nào sau đây không tan trong nước?
- A. K2SO3
- B. Na2SO3
- C. CuCl2
- D. BaSO4
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 417379
Dung dịch axit clohidric có có những tính chất sau:
1.Làm đỏ quỳ tím.
2.Làm biến đổi màu thuốc thử phenolphtalein.
3.Hòa tan được đồng (II) oxit.
4.Tác dụng được với dung dịch FeCl2 cho FeCl3.
Trong những tính chất trên, số tính chất sai là
- A. 3
- B. 2
- C. 1
- D. 4
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 417384
Sản phẩm tạo thành giữa phản ứng Fe2O3 với H2SO4 đặc, đun nóng là:
- A. FeSO4, H2O.
- B. Fe2(SO4)3, H2O.
- C. FeSO4, SO2, H2O.
- D. Fe2(SO4)3, SO2, H2O.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 417388
Khí clo khô không có tính tẩy màu vì khí clo khô
- A. không có tính axit.
- B. không tạo ra HClO
- C. kém bền
- D. phản ứng với không khí.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 417389
Một hỗn hợp gồm Cl2 và O2 có thể tích 4,48 lít (đktc) có số mol bằng nhau. Khối lượng của Al cần để tác dụng hết với hỗn hợp 2 khí đó là: (Al = 27)
- A. 2,7 gam
- B. 1,35 gam
- C. 5,4 gam
- D. 8,1 gam
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 417392
Hóa chất dùng để điều chế nước Gia – ven là:
- A. axit HCl và MnO2.
- B. Cl2 và dung dịch Ca(OH)2.
- C. Cl2 và dung dịch NaOH
- D. dung dịch NaCl và khí SO2.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 417395
Sản phẩm tạo ra khi cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl là
- A. FeCl3
- B. FeCl2
- C. FeCl3, FeCl2.
- D. FeCl3, FeCl2, H2O.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 417397
Chỉ dùng một hóa chất có thể nhận biết được các dung dịch bị mất nhãn sau: Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl. Hóa chất đó là
- A. quỳ tím
- B. dung dịch BaCl2.
- C. dung dịch AgNO3.
- D. BaCO3.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 417398
Cho các sơ đồ phản ứng:
\(\begin{array}{*{20}{c}}
{}&{Zn + HCl \to KhiX + ...}\\
{}&{KMn{O_4} + HCl \to KhiY + ...}\\
{}&{KMn{O_4} \to KhiZ + ...({t^0})}
\end{array}\)Các khí sinh ra (X, Y, Z) có khả năng phản ứng với nhau là:
- A. X và Y, Y và Z.
- B. X và Y, X và Z.
- C. X và Z, Y và Z.
- D. X và Y, Y và Z, X và Z.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 417402
Số sản phẩm phản ứng không tan trong nước, khi trộn các dung dịch sau đây theo từng cặp: KOH, CuSO4, FeCl3, Ba(OH)2 là
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 417407
Khi cho Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, sản phẩm phản ứng là:
- A. FeSO4 + SO2 + H2O.
- B. FeSO4 + H2.
- C. Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
- D. FeSO4 + S + H2O.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 417413
H2SO4 loãng có thể tác dụng với
- A. NaOH, Ag, CuO.
- B. S, BaCl2, MgO.
- C. Mg, Cu(OH)2, BaCl2.
- D. Cu, Mg(OH)2, Ba(NO3)2.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 417416
Cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, sản phẩm được tạo thành từ H2SO4 là:
- A. H2S
- B. SO2
- C. S
- D. H2
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 417421
Trong công nghiệp, phản ứng 2SO2 + O2 → 2SO3 xảy ra trong điều kiện
- A. nhiệt độ phòng.
- B. nhiệt độ phòng và có xúc tác V2O5.
- C. đun nóng đến 5000C.
- D. đun nóng đến 5000C và có xúc tác V2O5.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 417426
Kim loại nào sau đây tác dụng được với cả H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, đun nóng đều cho cùng một loại muối?
- A. Cu
- B. Ag
- C. Al
- D. Fe
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 417431
Oxit nào sau đây khi tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng có thể giải phóng khí SO2?
- A. Al2O3
- B. FeO
- C. Fe2O3
- D. MgO.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 417435
Bằng phương pháp hóa học và chỉ dùng hóa chất nào sau đây để nhận ra các khí: clo, oxi đựng trong các bình riêng lẻ?
- A. Quỳ tím ẩm.
- B. Nước clo.
- C. Cacbon (ở nhiệt độ thường).
- D. Dung dịch phenolphtalein.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 417442
Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
- A. \({2Fe + 3C{l_2}\mathop \to \limits^{{t^0}} 2FeC{l_3}}\)
- B. \({2Cu + {O_2}\mathop \to \limits^{{t^0}} 2CuO}\)
- C. \({Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}}\)
- D. \({Cu{{(N{O_3})}_2} + 2Ag \to 2AgN{O_3} + Cu}\)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 417446
Hòa tan 200 gam SO3 vào 1 lít dung dịch H2SO4 17% (D = 1,12g/ml) thu được dung dịch X. Nồng độ % của dung dịch X là (H = 1, S = 32, O = 16)
- A. 40%
- B. 32,98%
- C. 47,47%
- D. 30%.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 417452
Trong sơ đồ chuyển đổi hóa học:
\(Mn{O_2}(1) \to C{l_2}(2) \to CuC{l_2}(3) \to Cu{(OH)_2}\)
- A. (1) phải là dung dịch HCl loãng.
- B. (2) có thể là CuO.
- C. (3) có thể là NaOH.
- D. (2) không thể chuyển đổi được.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 417456
Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam Al trong khí O2. Có bao nhiêu gam Al2O3 được tạo thành (Al = 27, O = 16)?
- A. 5,2 gam
- B. 5,15 gam.
- C. 5,1 gam
- D. 5,05 gam.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 417461
Khi sục khí CO2 vào dung dịch NaOH thì khối lượng dung dịch
- A. không đổi.
- B. giảm xuống.
- C. tăng lên.
- D. không xác định được.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 417467
Từ Cl2 , Fe, Na, H2O có thể điều chế trực tiếp các muối
- A. FeCl3, NaCl.
- B. FeCl2, NaClO.
- C. KClO3, KClO4.
- D. NaCl, NaClO.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 417470
Khi hòa tan 2,24 lít khí HCl (đktc) vào 100 ml dung dịch HCl 1,2M. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, nồng độ mol/lít của dung dịch mới là
- A. 2,20M
- B. 1,4M
- C. 1,12M
- D. 0,22M.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 417475
Khi cho Na2O vào nước, dung dịch tạo ra ngoài nước còn có
- A. NaOH
- B. H2
- C. NaOH và H2
- D. Na2O.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 417479
Hệ số a và b trong phương trình hóa học:
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + aMnCl2 + bCl2 + 8H2O.
Lần lượt là
- A. 2 và 5
- B. 3 và 4
- C. 4 và 3
- D. 5 và 2
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 417481
Một dòng khí clo dư đi qua ống đựng 9,2 gam kim loại hóa trị I, tạo ra được 23,4 gam muối.
Kim loại đó là: (Li = 7, Na = 23, K = 39, Ag = 108, Cl = 35,5)
- A. Li
- B. K
- C. Na
- D. Ag.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 417483
Cho 2,8 gam Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. Thể tích khí SO2 thu là (đktc, Fe = 56)
- A. 1,56 lít.
- B. 1,68 lít.
- C. 1,86 lít.
- D. 1,65 lít.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 417485
Để phân biệt dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng người ta có thể dùng:
- A. BaCl2
- B. quỳ tím.
- C. phenolphtalein.
- D. NaOH.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 417488
Chất M là muối của canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,2 gam M tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) thì thu được 0,376 gam kết tủa. M có công thức phân tử nào sau đây?
- A. CaCl2
- B. CaBr2.
- C. CaI2.
- D. CaF2.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 417490
Khi cho NaHCO3 vào dung dịch HCl người ta thấy có hiện tượng sùi bọt là do
- A. phản ứng tạo khí CO2 ít tan trong nước nên thoát ra khỏi dung dịch.
- B. H2CO3 không tác dụng với nước.
- C. NaHCO3 là muối axit.
- D. NaCl tạo ra sau phản ứng đã đẩy CO2 ra khỏi dung dịch.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 417491
Ngâm hỗn hợp gồm các kim loại Al, Cu, Fe trong dung dịch AgNO3 (dư). Người ta thu được
- A. Cu
- B. Ag
- C. Fe
- D. cả Cu lẫn Ag.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 417492
Có các chất: brom, iot, clo, nito, oxi. Phi kim ở trạng thái khí, khi ẩm có tính tẩy màu là
- A. brom
- B. oxi
- C. clo
- D. iot
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 417493
Sản phẩm khí thu được khi nhiệt phân hoàn toàn KMnO4 là
- A. K2MnO4
- B. MnO2
- C. O2
- D. O3.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 417494
Cho sơ đồ phản ứng:
\(KCl{O_3}\mathop \to \limits^{xt,{t^0}} X\mathop \to \limits^{{t^0}} Y \to CaC{O_3}\)
X, Y lần lượt là
- A. KCl, KOH
- B. KClO3, CO2
- C. O2, KCl
- D. O2, CO2.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 417497
Quá trình nào dưới đây không sinh ra khí CO2?
- A. đốt cháy khí đốt tự nhiên.
- B. sản xuất vôi sống.
- C. sự hô hấp.
- D. sự tôi vôi.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 417499
Trong các chất: Cl2, HCl, CO2, SO2, CO, O2 các chất làm đục nước vôi trong là
- A. Cl2, HCl, SO2
- B. CO2, SO2
- C. O2, CO2, CO.
- D. Cl2, HCl, O2, CO.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 417502
Một dung dịch KNO3 có lẫn một ít KCl. Để thu được KNO3 tinh khiết ta có thể sử dụng phương pháp
- A. cho với AgNO3 vừa đủ, lọc kết tủa rồi cô cạn dung dịch.
- B. chưng cất để KCl bay hơi.
- C. lọc bỏ kết tủa KCl rồi cô cạn.
- D. nhiệt phân hỗn hợp đến khi khối lượng không đổi ta được KCl, do KNO3 bị phân hủy theo phương trình \(2KN{O_3}\mathop \to \limits^{{t^0}} 2KN{O_2} + {O_2}\)