Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 320399
Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị?
- A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà.
- B. Nói năng đơn giản, dễ hiểu.
- C. Không chú ý đến hình thức bề ngoài.
- D. Sống khoe khoang, đua đòi.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 320402
Biểu hiện nào thể hiện tính thiếu trung thực của một người?
- A. Sống ngay thẳng, thật thà.
- B. Giúp đỡ khi bạn thực sự khó khăn.
- C. Không nói ra khuyết điểm của bạn vì sợ bạn giận.
- D. Luôn đối xử nhân hậu với mọi người.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 320404
Hành vi nào thể hiện tính tự trọng?
- A. Bố Hải làm nghề vá xe đạp ở đầu ngõ, Hải xấu hổ khi các bạn cùng lớp biết điều đó.
- B. Hoa nhặt được túi xách của ai đánh rơi, trong đó có tiền nên Hoa lấy số tiền đó mua sách vở.
- C. Mai bắt chước các kiểu ăn diện để được tiếng là sành điệu.
- D. Hải rất thành khẩn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm và cố gắng sửa chữa.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 320407
Ý kiến nào thể hiện sự đoàn kết tương trợ?
- A. Đoàn kết với bạn cùng sở thích thì mới thú vị.
- B. Đoàn kết tương trợ không nên có sự phân biệt nào.
- C. Đoàn kết với bạn có học lực và hoàn cảnh như mình thì mới có sự bình đẳng.
- D. Chỉ nên đoàn kết với những người có thể giúp đỡ mình.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 320409
Hành vi nào là đúng với truyền thống tôn sư trọng đạo?
- A. Lễ phép với tất cả thầy, cô giáo.
- B. Không làm theo lời dạy bảo của thầy, cô giáo.
- C. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo đang trực tiếp dạy mình.
- D. Không thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 320413
Ý kiến nào dưới đây thể hiện sự khoan dung?
- A. Khoan dung với bạn bè là nhu nhược.
- B. Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn.
- C. Nên tha thứ cho những lỗi của bạn khi bạn biết lỗi và sửa đổi.
- D. Ai có lòng khoan dung là dễ bị thiệt thòi.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 320415
Biểu hiện nào thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có truyền thống gì đáng tự hào.
- B. Học tập, làm theo truyền thống của gia đình, dòng họ là không cần thiết.
- C. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không cần phát huy.
- D. Giới thiệu truyền thống gia đình, dòng họ cho nhiều người biết.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 320418
Hành vi thể hiện sống giản dị là gì?
- A. Giản dị là qua loa đại khái.
- B. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
- C. Tổ chức sinh nhật linh đình.
- D. Diễn đạt dài dòng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 320421
Người tự tin có biểu hiện như thế nào?
- A. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.
- B. Đánh giá cao bản thân.
- C. Cho rằng việc mình làm không có sai sót.
- D. Tin tưởng vào bản thân.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 320425
Việc làm nào thể hiện tính tự trọng?
- A. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác.
- B. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.
- C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.
- D. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 320428
Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?
- A. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình.
- B. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.
- C. Không nói khuyết điểm của bản thân.
- D. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 320430
Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?
- A. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
- B. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.
- C. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
- D. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 320433
Câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?
- A. Thương người như thể thương thân.
- B. Lá lành đùm lá rách.
- C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- D. Trâu buộc ghét trâu ăn.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 320434
Biểu hiện của gia đình văn hóa là?
- A. Anh em bất hòa.
- B. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.
- C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.
- D. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 320437
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là làm gì?
- A. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
- B. Góp phần làm phong phú truyền thống.
- C. Giúp ta có thêm kinh nghiệm.
- D. Tự hào về truyền thống của gia đình.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 320439
Khoan dung có nghĩa là gì?
- A. Là dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
- B. Là nghiêm khắc với bản thân mình.
- C. Cư xử với mọi người thiếu chân thành.
- D. Là rộng lòng tha thứ với người khác.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 320441
Tự tin có ý nghĩa gì?
- A. Đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
- B. Giúp con người sống đoàn kết, gắn bó với nhau.
- C. Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.
- D. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 320450
Thế nào là một gia đình văn hóa?
- A. Các thành viên biết yêu thương nhau.
- B. Các thành viên đều là người nổi tiếng.
- C. Các thành viên ít khi gặp gỡ, đoàn tụ.
- D. Các thành viên đều giàu có.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 320453
Hành vi nào là biểu hiện không sống giản dị?
- A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
- B. Diễn đạt dài dòng.
- C. Tổ chức sinh nhật gọn nhẹ, tiết kiệm.
- D. Giản dị là đạo đức của con người.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 320456
Người tự tin có biểu hiện nào dưới đây?
- A. đánh giá cao bản thân.
- B. cho rằng việc mình làm không có sai sót.
- C. tin tưởng vào bản thân.
- D. không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 320461
Ăngghen đã từng nói: “Trang bị lớn nhất của con người là….và….”.
- A. Thật thà và khiêm tốn.
- B. Khiêm tốn và giản dị.
- C. Cần cù và siêng năng.
- D. Chăm chỉ và tiết kiệm.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 320463
Biểu hiện của lối sống giản dị là gì?
- A. Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự.
- B. Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt.
- C. Sống hòa đồng với bạn bè.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 320466
Biểu hiện của lối sống không giản dị là?
- A. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.
- B. Không chơi với bạn khác giới.
- C. Không giao tiếp với người dân tộc.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 320467
Sống giản dị là sống phù hợp với….của bản thân, gia đình và xã hội.
- A. Điều kiện.
- B. Hoàn cảnh.
- C. Điều kiện, hoàn cảnh.
- D. Năng lực.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 320470
Em tán thành ý kiến nào dưới đây về đức tính trung thực?
- A. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.
- B. Chỉ cần trung thực với cấp trên.
- C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật.
- D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 320473
Trung thực là luôn tôn trọng............. , tôn trọng chân lí,......; sống ngay thẳng,................và dám ....................... nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
- A. Tôn trọng lẽ phải, sự thật, thật thà, dũng cảm
- B. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, dũng cảm
- C. Tôn trọng sự thật, điều đúng đắn, thật thà, đứng ra
- D. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, đứng ra
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 320476
Câu nào sau đây thể hiện tính trung thực?
- A. Cây ngay không sợ chết đứng.
- B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- C. Người gian thì sợ người ngay Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo
- D. A, B, C đúng.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 320479
Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn sư trọng đạo?
- A. Ra đường và gặp thầy cô giáo cũ Hạnh đứng nghiêm chào cô
- B. Khi phát bài kiểm tra bị điểm thấp nên An đã xé ngay và bỏ vào sọt rác
- C. Khi gặp cô giáo cũ Hoa đã làm lơ và đi luôn
- D. An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 320481
Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là?
- A. Là truyền thống quý báu của dân tộc
- B. Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ
- C. Là nét đẹp trong tâm hồn con người
- D. A, B, C đúng
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 320483
Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn trọng đạo?
- A. Ân trả, nghĩa đền.
- B. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- C. Ăn cháo đá bát.
- D. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 320485
Câu nào nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo?
- A. Không thầy đố mày làm nên
- B. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- C. Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 320487
Hành động vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật là?
- A. Không nói leo trong giờ học.
- B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 320490
Hành động nào sau đây là biểu hiện của đạo đức ?
- A. Ủng hộ người nghèo.
- B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
- C. Tuyên truyền về an toàn giao thông.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 320492
Thế nào là tự trọng?
- A. Biết cư xử đúng mực
- B. Lời nói văn hóa
- C. Gọn gàng sạch sẽ
- D. A, B, C đúng
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 320494
Bạn A thường vi phạm nhiều lần bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi, bạn A không có .............
- A. Trung thực
- B. Yêu thương con người
- C. Tự trọng
- D. Tự chủ
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 320496
Câu tục ngữ nào không nói về lòng tự trọng?
- A. Áo rách cốt cách người thương.
- B. Quân tử nhất ngôn.
- C. Vô công bất hưởng lợi.
- D. Có công mài sắt có ngày nên kim.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 320498
Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói về điều gì?
- A. Tinh thần đoàn kết.
- B. Lòng yêu thương con người.
- C. Tinh thần yêu nước.
- D. Đức tính tiết kiệm.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 320500
Trên đường đi học, em thấy bạn H bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
- B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
- C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
- D. Trêu tức bạn.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 320502
Thế nào là khoan dung?
- A. Rộng lòng tha thứ
- B. Ích kỉ
- C. Không tôn trọng người khác
- D. Không tha thứ cho người khác
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 320505
Ý nghĩa của khoan dung là gì?
- A. Là một đức tính quý báu của con người.
- B. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy.
- C. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với ngau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
- D. A, B, C đúng