Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 468496
Hai lực đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)hợp với nhau một góc α, hợp lực của hai lực này có độ lớn là:
- A. \(F = {F_1} + {F_2} + 2{F_1}{F_2}\cos \alpha \)
- B. \({F^2} = F_1^2 + F_2^2 - 2{F_1}{F_2}\)
- C. \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \)
- D. \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \alpha } \)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 468499
Điền từ vào chỗ trống sao cho có nội dung phù hợp: “Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực (1) …… với 2 lực và có độ lớn bằng (2) …… các độ lớn của 2 lực thành phần”.
- A. (1) song song, cùng chiều; (2) tổng.
- B. (1) song song, ngược chiều; (2) tổng.
- C. (1) song song, cùng chiều; (2) hiệu.
- D. (1) song song, ngược chiều; (2) hiệu.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 468502
Công thức tính momen lực đối với một trục quay
- A. M=F.d
- B. \(M = \frac{F}{d}\)
- C. \(M = \frac{d}{F}\)
- D. M=F2.d
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 468504
Công suất có độ lớn được xác định bằng:
- A. Giá trị công có khả năng thực hiện.
- B. Công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
- C. Công thực hiện trên một đơn vị độ dài.
- D. Tích của công và thời gian thực hiện công.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 468505
Thế năng hấp dẫn là đại lượng
- A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
- B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
- C. vectơ cùng hướng với vectơ trọng lực.
- D. vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 468508
Đơn vị nào không phải đơn vị của công suất:
- A. N.m/s.
- B. W.
- C. J.s.
- D. HP.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 468511
Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
Momen của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng … của lực.
- A. làm quay
- B. kéo
- C. đẩy
- D. hút
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 468513
Gọi \({F_1}\) và \({F_2}\) là độ lớn của hai lực thành phần, là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là ĐÚNG.
- A. F không bao giờ nhỏ hơn cả \({F_1}\) và \({F_2}\).
- B. F không bao giờ bằng \({F_1}\) hoặc \({F_2}\).
- C. F luôn lớn hơn cả \({F_1}\) và \({F_2}\).
- D. Trong mọi trường hợp:\(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 468516
Công của trọng lực khi vật rơi tự do:
- A. Bằng tích của khối lượng với gia tốc rơi tự do và hiệu độ cao hai đầu quỹ đạo.
- B. Phụ thuộc vào hình dạng và kích thước đường đi.
- C. Chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối đường đi.
- D. Không phụ thuộc vào khối lượng của vật di chuyển.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 468522
Điền vào chỗ trống tên thế năng tương ứng với đặc điểm của nó.
… là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
… là đại lượng vô hướng, luôn dương hoặc bằng không.
- A. Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi
- B. Thế năng đàn hồi, thế năng tĩnh điện
- C. Thế năng hấp dẫn, thế năng tính điện
- D. Thế năng tĩnh điện, thế năng đàn hồi
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 468525
Chọn phát biểu SAI?
- A. Tác dụng của hai vật bao giờ cũng có tính tương hỗ.
- B. Lực tác dụng lên vật thì luôn gây ra gia tốc cho vật.
- C. Lực là đại lượng vecto.
- D. Lực đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 468528
Chọn câu sai
- A. Với cánh tay đòn không đổi, lực càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn.
- B. Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng bé.
- C. Momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
- D. Mọi vật quay quanh một trục đều có mức quán tính.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 468529
Công thức moment lực là
- A. M = F.d
- B. \(M = \frac{F}{d}\)
- C. M = F2.d
- D. \(M = F.\frac{d}{2}\)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 468530
Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là
- A. tổng các moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay) bằng 0.
- B. moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực tiểu.
- C. moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực đại.
- D. tổng các moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực đại.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 468532
Khi ngẫu lực tác dụng lên vật
- A. chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.
- B. chỉ làm cho vật tịnh tiến chứ không quay.
- C. làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.
- D. làm cho vật đứng yên
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 468535
Khi đun nước bằng ấm điện thì có quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra?
- A. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
- B. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
- C. Quang năng chuyển hóa thành điện năng.
- D. Quang năng chuyển hóa thành hóa năng.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 468536
Đơn vị của công là
- A. jun (J).
- B. niutơn (N).
- C. oát (W).
- D. mã lực (HP).
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 468539
Trường hợp nào sau đây trọng lực tác dụng lên ô tô thực hiện công phát động?
- A. Ô tô đang xuống dốc.
- B. Ô tô đang lên dốc.
- C. Ô tô chạy trên đường nằm ngang.
- D. Ô tô được cần cẩu cẩu lên theo phương thẳng đứng.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 468543
Công suất là
- A. đại lượng đo bằng lực tác dụng trong một đơn vị thời gian.
- B. đại lượng đo bằng công sinh ra trong thời gian vật chuyển động.
- C. đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người hay thiết bị sinh công.
- D. đại lượng đo bằng lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 468545
Đơn vị không phải đơn vị của công suất là
- A. N.m/s.
- B. W.
- C. J.s.
- D. HP.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 468548
Một vật chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) dưới tác dụng của lực \(\overrightarrow F \) không đổi. Công suất của lực \(\overrightarrow F \)là:
- A. P = Fvt.
- B. P = Fv.
- C. P = Ft.
- D. P = Fv2.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 468549
Thả một quả bóng từ độ cao h xuống sàn nhà. Thế năng của quả bóng được chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào ngay khi quả bóng chạm vào sàn nhà?
- A. Động năng, quang năng, nhiệt năng.
- B. Động năng, nhiệt năng, năng lượng âm thanh.
- C. Nhiệt năng, quang năng.
- D. Quang năng, năng lượng âm thanh, thế năng.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 468551
Nếu ngoài trọng lực và lực đàn hồi, vật còn chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát thì cơ năng của hệ có được bảo toàn không? Khi đó công của lực cản, lực ma sát bằng
- A. động năng của vật không đổi.
- B. thế năng của vật không đổi.
- C. tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
- D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 468553
Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi:
- A. động năng của vật không đổi.
- B. thế năng của vật không đổi.
- C. tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
- D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 468560
Đơn vị của moment lực là
- A. N.
- B. m.
- C. N.m.
- D. \(\frac{N}{m}\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 468563
Moment lực đối với trục quay là
- A. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
- B. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng thương của lực với cánh tay đòn của nó.
- C. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tổng của lực với cánh tay đòn của nó.
- D. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng hiệu của lực với cánh tay đòn của nó.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 468566
Ngẫu lực là
- A. một lực tác dụng lên vật rắn có phương đi qua trục quay.
- B. hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau.
- C. hệ hai lực song song, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.
- D. hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng đặt vào một vật.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 468570
Đơn vị của công suất là
- A. J
- B. W.
- C. J.s.
- D. N.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 468572
Công thức tính công của một lực là:
- A. A = F.s.
- B. A = mgh.
- C. A = F.s.cosa.
- D. A = mv2.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 468577
Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức:
- A. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}mgh\)
- B. \(W = m{v^2} + mgh\)
- C. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + mgh\)
- D. \(W = m{v^2} + \frac{1}{2}mgh\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 468580
Công thức tính công suất là:
- A. \(P = \frac{F}{t}\)
- B. \(P = \frac{A}{t}\)
- C. P = F.t.
- D. P = A.t
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 468584
Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
- A. động năng đạt giá trị cực đại.
- B. thế năng đạt giá trị cực đại.
- C. cơ năng bằng không.
- D. thế năng bằng động năng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 468588
Biểu thức nào sau đây không phải biểu thức tính hiệu suất?
- A. \(H = \frac{{{W_i}}}{{{W_{tp}}}}.100\% \)
- B. \(H = \frac{{{P_i}}}{{{P_{tp}}}}.100\% \)
- C. \(H = \frac{A}{Q}.100\% \)
- D. \(H = \frac{W}{{{W_t}}}.100\% \)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 468592
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.
- B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
- C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.
- D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 468596
Một vật chuyển động từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng có độ cao h so với phương ngang xuống chân mặt phẳng nghiêng. Trong quá trình chuyển động trên thì động năng và thế năng biến đổi như thế nào? Bỏ qua mọi ma sát.
- A. động năng tăng, thế năng giảm.
- B. động năng giảm, thế năng tăng.
- C. động năng tăng, thế năng giữ nguyên không đổi.
- D. động năng giữ nguyên không đổi, thế năng giảm.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 468599
Đơn vị của thế năng là
- A. J.
- B. W.
- C. J.s.
- D. N.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 468606
Người ta đẩy một cái thùng gỗ nặng 55 kg theo phương nằm ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Biết lực ma sát cản trở chuyển động có độ lớn Fms = 192,5 N. Gia tốc của thùng
- A. 0,5 m/s2.
- B. 1 m/s2.
- C. 4 m/s2.
- D. 3,5 m/s2.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 468611
Một vật có khối lượng 3 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Khi chịu tác dụng của lực F cùng phương chuyển động thì vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Lực ma sát trượt giữa vật và sàn là 6 N. (Lấy g = 10 m/s2). Độ lớn của lực F là
- A. 6 N.
- B. 9 N.
- C. 15 N.
- D. 12 N.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 468618
Vật m = 3 kg chuyển động lên mặt phẳng nghiêng góc 450 so với phương ngang dưới tác dụng của lực kéo F. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng (lấy g = 10 m/s2). Độ lớn của lực F khi vật trượt đều là:
- A. 15 N.
- B. 30 N.
- C. \(15\sqrt 2 \) N.
- D. \(15\sqrt 3 \) N.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 468624
Một ôtô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc không đổi 36 km/h trên đoạn đường nằm ngang AB dài 696 m. Lực phát động là 2000 N. Lực ma sát có độ lớn là
- A. 1800 N.
- B. 4000 N.
- C. 2000 N.
- D. 1820 N.