Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 434205
Ý nào đúng: Vì sao người ta không phát hiện được bệnh nhân có thừa nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 2?
- A. Do phôi thai mang 3 NST số 1 hoặc số 2 đều bị chết ở giai đoạn sớm trong cơ thể mẹ.
- B. Do cặp NST số 1 và 2 không bao giờ bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử.
- C. Do NST số 1 và 2 rất nhỏ, có ít gen nên thể ba NST số 2 hoặc số 2 khỏe mạnh bình thường.
- D. NST số 1 và 2 có kích thước lớn nhất, nhưng có ít gen nên thể ba NST số 1 hoặc số 2 khỏe mạnh bình thường.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 434206
Đâu là ý đúng: Để phát hiện các trường hợp bệnh di truyền gây ra do đột biến số lượng NST ở người ta thường dùng phương pháp
- A. nghiên cứu trẻ đồng sinh.
- B. nghiên cứu tế bào.
- C. nghiên cứu phả hệ.
- D. phân tích đột biên gen.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 434207
Xác định ý đúng: Gen đột biến sau đây luôn biểu hiện kiểu hình kể cả khi ở trạng thái dị hợp là?
- A. gen qui định bệnh bạch tạng.
- B. gen qui định bệnh mù màu.
- C. gen qui định máu khó đông.
- D. gen qui định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 434208
Xác định: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: (1) Ung thư máu; (2) Đao; (3) Pheninketô niệu; (4) Tocnơ; (5) Máu khó đông; (6) Claiphenter. Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả hai giới?
- A. 4
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 434209
Đâu là ý đúng: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen trội H quy định tính trạng máu đông bình thường. Một gia đình có bố và con đều mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, nhận định nào dưới đây đúng?
- A. Mẹ bình thường có kiểu gen XHXH.
- B. Con trai đã nhận gen bệnh từ bố.
- C. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp XHXh.
- D. Con gái của cặp vợ chồng này chắc chắn bị bệnh máu khó đông.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 434210
Xác định ý đúng: Ở người, Xa qui định máu khó đông, XA qui định máu đông bính thường. Bố bị bệnh máu khó đông, mẹ bình thường. Nếu họ sinh con thì kiểu hình của những đứa con này sẽ là:
- A. Không bị bệnh
- B. Chỉ có con trai bị bệnh
- C. Chỉ có con gái bị bệnh
- D. Con trai, con gái có thể bị bệnh hoặc không.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 434211
Xác định ý đúng: Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn h nằm ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen H quy định máu đông bình thường. Một người bị bệnh máu khó đông có bố và mẹ đều bình thường nhưng ông ngoại của họ bị bệnh máu khó đông. Khả năng để người em trai của người đó cũng bị bệnh máu khó đông là:
- A. 100%.
- B. 50%.
- C. 25%.
- D. 12,5%.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 434212
Chọn ý đúng: Bệnh di truyền nào thường gặp ở nam, ít thấy ở nữ?
- A. Bệnh bạch tạng, bệnh mù màu
- B. Bệnh máu khó đông, bệnh bạch tạng
- C. Bệnh phêninketo, bệnh máu khó đông
- D. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 434213
Đâu là ý đúng: Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được lấy nhau?
- A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt
- B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình
- C. Nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình
- D. Cả A và C
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 434214
Xác định ý đúng: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?
- A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.
- B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.
- C. Chuẩn đoán trước sinh.
- D. Kết quả của phép lai phân tích.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 434215
Chọn ý đúng: Một ngành có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên có liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người được gọi là gì?
- A. Di truyền
- B. Di truyền y học tư vấn
- C. Giải phẫu học
- D. Di truyền và sinh lí học
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 434216
Xác định ý đúng: Ở người, đã phát hiện tật di truyền nào?
- A. Hở hàm ếch
- B. Dính ngón tay
- C. Bàn tay, bàn chân nhiều ngón
- D. Tất cả các tật di truyền trên
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 434217
Đâu là ý đúng: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là?
- A. 25%
- B. 50%
- C. 75%
- D. 100%
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 434218
Đâu là ý đúng: Các bệnh nào sau đây di truyền liên kết với giới tính?
- A. Bệnh Đao, ung thư máu
- B. Bệnh bạch tạng
- C. Bệnh mù màu đỏ và màu lục, bệnh máu khó đông
- D. Bệnh máu khó đông, bệnh Đao
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 434219
Ý nào đúng: Xơ nang là một bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra, bệnh này phát sinh do có trở ngại trong việc vận chuyển các ion giữa tế bào và ngoại bào. Bệnh này thường gây chết người và hầu hết người bị chết ở độ tuổi trẻ. Một đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh, nhưng cha mẹ của mình hoàn toàn khỏe mạnh. Tuyên bố nào là đúng?
- A. Bố hoặc mẹ là đồng hợp tử về gen gây bệnh xơ nang.
- B. Những đứa con sau này của cặp vợ chồng trên có thể bị bệnh với xác suất là 1/4
- C. Các con là dị hợp tử gen gây bệnh xơ nang.
- D. Con trai dễ mắc bệnh xơ nang hơn (so với con gái).
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 434220
Cho biết ý nào đúng: Ở người, bệnh máu khó đông là do gen lặn nằm trên NST X quy định không có alen tương ứng trên NST Y. Một người phụ nữ bình thường nhưng mang gen bệnh lấy người chồng bình thường. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng mắc bệnh máu khó đông là?
- A. 1/6
- B. 1/4
- C. 1/2
- D. 1/8
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 434221
Đâu là ý đúng: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con không mắc bệnh này là bao nhiêu?
- A. 75%
- B. 100%
- C. 50%
- D. 25%
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 434222
Đâu là ý đúng: Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen qui định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1 trong 2 bệnh trên là?
- A. 1/2
- B. 1/8
- C. 3/8
- D. 1/4
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 434223
Đâu là ý đúng: Bệnh bạch tạng là bệnh di truyền do một đột biến gen lặn nằm trên NST thường. Trong một gia đình, cả bố và mẹ đều dị hợp tử về bệnh này. Xác suất để họ sinh lần lượt 1 con gái bị bệnh, 1 con gái bình thường và 1 con trai bình thường là bao nhiêu?
- A. 56,25%.
- B. 1,7578%.
- C. 18,75%.
- D. 14,0625%.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 434224
Đâu là ý đúng: Tính trạng bạch tạng ở người là tính trạng lặn (do alen a qui định). Nếu bố và mẹ đều dị hợp tử, họ sinh ra được 4 người con thì khả năng họ có 2 người con bình thường, 2 người con bị bạch tạng vói xác suất là?
- A. 0,74.
- B. 0,0352.
- C. 0,0074.
- D. 0,00034.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 434225
Đâu là ý đúng: Ở người tình trạng hói đầu di truyền chịu ảnh hưởng của giới tính,với B: hói đầu, b: không hói, Bb chỉ hói đầu ở nam giới.Trong 1 quần thể người đang cân bằng di truyền f(B)=0.01.Thực hiện phép lai P:Bố hói đầu × mẹ hói đầu thì xác suất sinh con bị hói đầu là:
- A. 0,66.
- B. 0,75.
- C. 0,99.
- D. 0,24.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 434226
Xác định: Trong phương pháp nghiên cứu phả hệ, việc xây dựng phả hệ phải được thực hiện qua ít nhất là bao nhiêu thế hệ?
- A. 2 thế hệ.
- B. 3 thế hệ.
- C. 4 thế hệ.
- D. 5 thế hệ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 434227
Xác định ý đúng: Công nghệ gen đã đạt được thành tựu nào?
- A. Tạo ra giống cà chua có gen sản sinh ra etilen bị bất hoạt.
- B. Tạo ra giống dưa hấu không hạt.
- C. Tạo ra giống lúa có gen tổng hợp ß - carôten bị bất hoạt.
- D. Tạo ra giống đại mạch có hoạt tính của enzim amilaza được tăng lên.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 434228
Hãy xác định: Thành tựu nào là của công nghệ gen?
- A. Tạo cừu Đônly.
- B. Tạo giống dâu tằm tam bội.
- C. Tạo giống chuột nhắt mang gen chuột cống.
- D. Tạo giống lợn có ưu thế lai.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 434229
Xác định ý đúng: Phương pháp nào có thể tạo ra được giống mới mang bộ nhiễm sắc thế song nhị bội?
- A. Gây đột biến gen.
- B. Công nghệ gen.
- C. cấy truyền phôi.
- D. Lai tế bào sinh dưỡng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 434230
Đâu là ý đúng: Phương pháp nào sẽ cho phép tạo ra được giống mới thuần chủng về tất cả các cặp gen?
- A. Nuôi hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa.
- B. Công nghệ chuyển gen.
- C. Gây đột biến kết họp với chọn lọc.
- D. Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 434231
Xác định: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống với mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
- A. Nuôi cấy hạt phấn.
- B. Dung hợp tế bào trần.
- C. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật.
- D. Cấy truyền phôi.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 434232
Em hãy cho biết: Ưu thế nổi bật của công nghệ gen là?
- A. ghép được các đoạn ADN vào plasmit của vi khuẩn.
- B. khả năng tái tổ hợp ADN giữa các loài đứng xa nhau trong bậc thang phân loại.
- C. sản xuất các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp.
- D. tạo ra các sinh vật chuyển gen phục vụ cho cuộc sống con người.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 434233
Chọn ý đúng: Các con cừu mang gen sản sinh protein của người trong sữa của chúng là thành tựu của?
- A. cấy truyền phôi
- B. gây đột biến
- C. công nghệ gen
- D. nhân bản vô tính
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 434234
Ý nào đúng: Khẳng định nào không đúng khi nói về nhân bản vô tính ở động vật?
- A. Kĩ thuật này có vai trò quan trọng trong việc nhân bản vô tính động vật biến đổi gen
- B. Nhân bản vô tính ở động vật không xảy ra trong tự nhiên
- C. Trong nhân bản vô tính, con non được sinh ra mà không qua thụ tinh
- D. Sinh đôi cùng trứng cũng được coi là kiểu nhân bản vô tính trong tự nhiên
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 434235
Ý nào đúng: Động vật nào có hô hấp bằng da?
- A. Chim bồ câu.
- B. Cá chép.
- C. Giun đất.
- D. Trai sông.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 434236
Xác định ý đúng: Khi nói về thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp, phát biểu nào sai?
- A. Có thể sử dụng lá vàng để tách chiết carôtenôit.
- B. Có thể sử dụng benzen để bảo quản sắc tố, ngăn cản sắc tố tách ra khỏi tế bào lá.
- C. Để tách chiết diệp lục thì phải ngâm nguyên liệu ngập trong cồn từ 20 đến 25 phút.
- D. Để tách chiết diệp lục, chúng ta sử dụng nguyên liệu là các loại lá xanh tươi.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 434237
Đâu là ý đúng: Khi nói về ổ sinh thái, nhận xét nào sai?
- A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh nhau.
- B. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
- C. Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới.
- D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 434238
Xác định: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là gì?
- A. Yếu tố hữu sinh
- B. Yếu tố vô sinh
- C. Các bệnh truyền nhiễm
- D. Nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 434239
Em hãy cho biết: Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ và con bệnh phụ thuộc?
- A. Nhiệt độ
- B. Mật độ
- C. Mùa
- D. Không xác định được.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 434240
Đâu là ý đúng: Phát biểu nào sai khi nói về môi trường sống?
- A. Đa số các loài động vật sống trong môi trường đất
- B. Phần lớn sinh vật trên Trái Đất sống ở môi trường trên cạn.
- C. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển.
- D. Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có sinh vật thủy sinh
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 434241
Xác định: Phát biểu nào về môi trường và nhân tố sinh thái là không đúng?
- A. Môi trường cạn là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất
- B. Con người cũng được xem là môi trường sống của một số loài sinh vật khác
- C. Các nhân tố sinh thái tác động đồng thời và theo kiểu cộng gộp lên sinh vật.
- D. Sinh vật có thể làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 434242
Đâu là ý đúng: Thực vật nào có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ?
- A. Phong lan và cây họ đậu.
- B. Bèo hoa dâu và rêu.
- C. Cây họ đậu và dương xỉ.
- D. Bèo hoa dâu và cây họ đậu.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 434243
Em hãy cho biết: Diễn thế nguyên sinh sẽ xảy ra trên một?
- A. đồng cỏ bị lũ phá hủy
- B. đồng cỏ bị phá hủy do chăn thả quá mức
- C. đảo núi lửa mới được tạo ra
- D. phần của một khu rừng bị phá hủy bởi một tuyết lở
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 434244
Chọn ý đúng: Cỏ và cây bụi nhường chỗ cho cây lớn nhanh?
- A. Diễn thế sinh thái
- B. Quan hệ cộng sinh
- C. Hiện tượng phú dưỡng
- D. Tiến hóa
Đề thi nổi bật tuần
-
Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2024
16 đề74 lượt thi11/02/2024