Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 347720
Có các loại môi trường phổ biến là gì?
- A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật
- B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong
- C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài
- D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 347721
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quá trình hình thành loài
I. Hình thành loài bằng con đường cách ly sinh thái xảy ra với những loài có cùng khu vực địa lí.
II. Hình thành loài bằng con đường địa lý không gặp ở những loài ít hoặc không có khả năng di chuyển
III. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh và ít gặp ở động vật
IV. Hình thành loài bằng con đường cách ly tập tính chỉ gặp ở động vật mà không gặp ở thực vật
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 347723
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
I. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
II. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
III. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
IV. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 347724
Cho các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:
(1) Cây phong lan và cây thân gỗ; (2) Chim mỏ đỏ và linh dương;
(3) Cá ép và cá lớn; (4) Cây tầm gửi và cây cây gỗ;
(5) Cây nắp ấm và ruồi, muỗi; (6) Hải quỳ và cua.
Có bao nhiêu mối quan hệ hỗ trợ khác loài?
- A. 1
- B. 4
- C. 2
- D. 3
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 347725
Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là gì?
- A. Di – nhập gen
- B. Giao phối
- C. Chọn lọc tự nhiên
- D. Đột biến
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 347726
Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào sau đây thì kích thước của quần thể tăng lên?
- A. B +I>D + E
- B. B +I<D + E
- C. B + I=D + E
- D. B=D,I<E
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 347727
Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Chỉ gặp ở các loài động, thực vật có khả năng phát tán mạnh
- B. Thường diễn ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
- C. Không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên
- D. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các alen mới làm phân hóa vốn gen của các quần thể bị chia cắt
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 347728
Cho các ví đụ sau:
I. Một số loài cá sống ở các vùng khe chật hẹp dưới đáy biển có hiện tượng cá đực tiêu giảm kích thước kí sinh trên cá cái.
II. Cá mập con mới nở sử dụng các trứng chưa nở làm thức ăn.
III. Lúa và cỏ dại cạnh tranh giành nước và muối khoáng.
IV. Các con sư tử đực đánh nhau để bảo vệ lãnh thổ.
V. Tảo giáp nở hoa gây độc cho các loài tôm, cá.
Có bao nhiêu ví dụ thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài?
- A. 1
- B. 3
- C. 4
- D. 2
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 347730
Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở loài nào?
- A. thực vật và động vật
- B. thực vật và động vật ít di động
- C. chỉ có ở thực vật bậc cao
- D. gặp ở động vật có khả năng phát tán mạnh
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 347734
Loài rận sống trên da chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể là biểu hiện của mối quan hệ gì?
- A. cộng sinh
- B. kí sinh -vật chủ
- C. hợp tác
- D. hội sinh
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 347736
Cách li trước hợp tử gồm những trường hợp nào sau đây?
(1) Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh) (2) Cách li cơ học
(3) Cách li địa lý (4) Cách li mùa vụ (cách li thời gian)
(5) Cách li tập tính
- A. 1,2, 4,5
- B. 1,3,4, 5
- C. 1,2,3
- D. 2, 3, 4,5
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 347740
Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là gì?
- A. chúng sinh ra con bất thụ
- B. chúng cách li sinh sản với nhau
- C. chúng không cùng môi trường
- D. chúng có hình thái khác nhau
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 347745
Trong các loài động vật sau đây loài nào có quan hệ gần đến xa người nhất?
- A. tinh tinh → khỉ sóc→gôrila → vượn
- B. tinh tinh →gôrila→ khỉ sóc→vượn
- C. tinh tinh → gôrila→vượn→khỉ sóc
- D. tinh tinh → khỉ sóc→vượn→gôrila
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 347748
Sự phân hoá tảo diễn ra ở kỉ nào?
- A. Đêvôn
- B. Cambri
- C. Than đá
- D. Xilua
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 347752
Chỉ số nào phản ánh mật độ của quần thể?
- A. Tỉ lệ đực/cái
- B. Tỉ lệ các nhóm tuổi
- C. Lượng cá thể được sinh ra
- D. Tổng số cá thể/diện tích môi trường
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 347754
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nguyên nhân gây diễn thế sinh thái?
I. Bão, lụt, cháy, ô nhiễm là những nguyên nhân từ bên ngoài gây nên diễn thế sinh thái.
II. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân bên trong của diễn thế sinh thái.
III. Những biến đổi của môi trường chỉ là những nhân tố khởi động, còn quần xã sinh vật là động lực chính cho quá trình diễn thế.
IV. Các hoạt động của con người cũng là nguyên nhân gây ra diễn thế của quần xã.
- A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 1
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 347761
Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng nào?
- A. tăng dần đều
- B. đường cong chữ J
- C. giảm dần đều
- D. đường cong chữ S
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 347767
Đồ thị M và đồ thị N ở hình bên mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của mèo rừng sống ở rừng phía Băc Canađa và Alaska. Phân tích hình này, có các phát biểu sau:
I. Đồ thị M thể hiện sự biến động số lượng cá thể của thỏ và đồ thị N thể hiện sự biến động số lượng cá thể của mèo rừng.
II. Năm 1865, kích thước quần thể thỏ và kích thước quần thể mèo rừng đều đạt cực đại.
III. Biến động số lượng cá thể của 2 quần thê này đều là biến động theo chu kì.
IV. Sự tăng trưởng của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng trường của quần thể mèo rừng.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
- A. 3
- B. 1
- C. 2
- D. 4
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 347770
Xét đặc trưng về nhóm tuổi của quần thể, tuổi sinh lí là gì?
- A. thời gian sống thực tế của một cá thể trong quần thể
- B. tuổi bình quân của tất cả các cá thể trong quần thể
- C. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
- D. tuổi cao nhất mà các cá thể trong quần thể đạt được
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 347775
Ý có nội dung không đúng khi nói về tỉ lệ giới tính là gì?
- A. tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi
- B. tỉ lệ giới tính có thể thay đổi tuỳ vào loài, từng thời gian và điều kiện sống . . . của quần thể
- C. tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1
- D. nhìn vào tỉ lệ giới tính ta có thể dự đoán được thời gian tồn tại, khả năng thích nghi và phát triển của một quần thể
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 347779
Phát biểu nào sau đây đúng về kích thước của quần thể sinh vật?
- A. Các quần thể sinh vật cùng loài luôn có kích thước giống nhau và không đổi theo thời gian
- B. Kích thước của quần thể sinh vật là khoảng không gian cần thiết để quần thể sinh vật tồn tại
- C. Nếu kích thước của quần thể sinh vật giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ bị diệt vong
- D. Kích thước của quần thể sinh vật không phụ thuộc vào mức độ xuất cư và nhập cư của quần thể
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 347783
Giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và sau đó là hình thành nên các tế bào sống đầu tiên được gọi là gì?
- A. Tiến hóa hữu cơ
- B. Tiến hóa hóa học
- C. Tiến hóa sinh học
- D. Tiến hóa tiền sinh học
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 347786
Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
(1) Cách li địa lí là những trờ ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển.... ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
(4) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
- A. 1
- B. 2
- C. 4
- D. 3
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 347790
Số lượng cá thể của 1 loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?
- A. Phân bố cá thể
- B. Tăng trưởng của quần thể
- C. Biến động số lượng cá thể
- D. Kích thước của quần thể
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 347795
Điều nào sau đây sai khi nói về quần xã sinh vật?
- A. Quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài, các cá thể trong quần xã được chia ra thành các nhóm : nhóm sinh vật sản xuất, nhóm sinh vật tiêu thụ và nhóm sinh vật phân giải
- B. Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài; loài ưu thế, loài đặc trưng
- C. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang
- D. Quan hệ sinh thái giữa các loài gồm có hỗ trợ và cạnh tranh
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 347800
Về sự hình thành loài theo phương thức lai xa và đa bội hoá, nhận định nào sau đây là sai?
- A. Sự hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa diễn ra trong một khu vực địa lí
- B. Phương thức này thường gặp chủ yếu ở thực vật, ít gặp ở động vật
- C. Quá trình này diễn ra chậm vì chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên
- D. Thể song nhị bội được hình thành là kết quả của lai xa kết hợp đa bội hoá
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 347804
Trong các đặc trưng sau, đặc trưng chỉ có ở quần xã sinh vật mà không có ở quần thể sinh vật là gì?
- A. tỉ lệ giới tính
- B. thành phần loài
- C. mật độ cá thể
- D. nhóm tuổi
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 347807
Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là gì?
- A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
- B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường
- C. duy trì mật độ hợp lí của các cá thể trong quần thể
- D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 347810
Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là gì?
- A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống
- B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống
- C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi
- D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 347814
Đặc trưng của diễn thế thứ sinh là gì?
- A. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau
- B. Sự biến đổi vế điều kiện tự nhiên
- C. Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật
- D. Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sinh sống
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 347818
Trong một quần thể sinh vật không có mối quan hệ nào sau đây?
- A. Kí sinh cùng loài
- B. Quan hệ cạnh tranh
- C. Quần tụ cá thể
- D. Quan hệ cộng sinh
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 347825
Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do
- A. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường
- B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt
- C. nguồn sống của môi trường cạn kiệt
- D. kích thước của quần thể còn nhỏ
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 347827
Cho các ví dụ:
I. Tinh trùng của vịt trời vị chết trong cơ quan sinh dục của vịt nhà do không phù hợp môi trường.
II. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
III. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
IV. Do chênh lệch về thời kì ra hoa nên một số quần thể thực vật ở bãi bồi sông Vonga không giao phấn với các quần thể thực vật ở phía bờ sông.
V. Cừu có thể giao phối với dê, có thể thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
Có bao nhiêu ví dụ là nói về cơ chế cách li trước hợp tử?
- A. 2
- B. 5
- C. 4
- D. 3
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 347832
Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản
- B. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sừ dụng nguồn sống và mức độ sinh sản của quần thể
- C. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
- D. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đổi theo mùa, theo năm hoặc theo điều kiện của môi trường sống
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 347838
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, các nhóm loài thực vật sau đây xuất hiện theo thứ tự nào?
I. Thực vật thân thảo ưa sáng. II. Thực vật thân gỗ ưa sáng.
III. Thực vật thân thảo ưa bóng. IV. Thực vật thân cây bụi ưa sáng
- A. I→IV→II→III
- B. I→IV→III→II
- C. III→ I→IV→II
- D. IV→I→II→III
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 347840
Hiện tượng số lượng cá thể của một loài được điều chỉnh bởi số lượng cá thể của một loài khác gọi là gì?
- A. đa dạng sinh học
- B. khống chế sinh học
- C. đấu tranh sinh tồn
- D. thích nghi sinh thái
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 347841
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, theo quan điểm tiến hóa hiện đại có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cách li tập tính và cách lí sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
II. Cách lí địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
III. Sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện sự cách lí sinh thái thì loài mới được hình thành.
IV. Lai xa kèm theo đa bội hóa góp phần hình thành nên loài mới ở các khu vực địa lí khác nhau
- A. 3
- B. 2
- C. 4
- D. 1
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 347843
Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào sau đây thì kích thước của quần thể giảm xuống?
- A. B > D, I = E
- B. B + I > D + E
- C. B + I = D + E
- D. B = D; I < E
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 347844
Hai loài cùng có lợi khi sống chung và không nhất thiết phải có nhau là đặc điểm của mối quan hệ gì?
- A. hội sinh
- B. cộng sinh
- C. cạnh tranh
- D. hợp tác
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 347845
Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật
- B. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN
- C. Các yếu tố ngẫu nhiên nhanh chóng làm thay đổi các yếu tố di truyền của quần thể nên sẽ làm tăng tốc độ quá trình hình thành loài mới
- D. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật
Đề thi nổi bật tuần
-
Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2024
16 đề74 lượt thi11/02/2024