Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 468267
Vai trò của pháp luật đối với mỗi công dân là gì?
- A. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
- B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
- C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- D. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 468273
Nhận định nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
- A. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
- B. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- D. Pháp luật có tính tương đối chung.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 468277
Đâu là ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác?
- A. tính quy phạm phổ biến.
- B. sử dụng cho một tổ chức chính trị.
- C. khuôn mẫu chung.
- D. có tính bắt buộc.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 468280
Pháp luật ra đời vào thời điểm nào sau đây?
- A. Từ khi loài người xuất hiện.
- B. Từ khi có Vua.
- C. Từ khi Nhà nước ra đời.
- D. Từ thời hàng hóa xuất hiện.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 468284
Đâu là dấu hiệu để nhận biết pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?
- A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.
- B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
- C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
- D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 468287
"Hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước". Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Pháp luật.
- B. Hiến pháp.
- C. Điều lệ.
- D. Quy tắc.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 468289
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung và do cơ quan nào ban hành?
- A. Nhà nước ban hành.
- B. Chính phủ ban hành.
- C. Quốc hội ban hành.
- D. Giai cấp cầm quyền ban hành.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 468291
Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp, đây là nội dung thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
- A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- B. Tính quy phạm phổ biến.
- C. Tính hiện đại.
- D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 468293
Pháp luật mang tính chất bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính nhân dân.
- D. Tính nghiêm túc.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 468294
Pháp luật mang bản chất xã hội, bởi vì pháp luật:
- A. thể hiện tính quy phạm phổ biến.
- B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
- C. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.
- D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 468296
Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản dưới luật?
- A. pháp lệnh.
- B. lệnh.
- C. Hiến pháp.
- D. nghị quyết.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 468299
Về hình thức, hệ thống pháp luật được thể hiện qua hình thức nào?
- A. các chế định pháp luật.
- B. các văn bản quy phạm pháp luật.
- C. các ngành luật
- D. đáp án khác.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 468300
Tập hợp tất cả các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng được gọi là gì?
- A. Chế định pháp luật.
- B. Ngành luật.
- C. Quy phạm pháp luật.
- D. Văn bản pháp luật.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 468302
Chủ thể nào sau đây sẽ ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
- A. Chủ tịch nước.
- B. người có thẩm quyền theo pháp luật quy định.
- C. các cơ quan nhà nước.
- D. các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo pháp luật quy định.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 468304
Cơ sở để quy định tên gọi, và là trình tự ban hành của văn bản pháp luật được gọi là gì?
- A. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- B. Luật Ban hành văn bản hợp nhất.
- C. Luật Ban hành văn bản.
- D. Luật Ban hành văn bản hành chính.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 468305
Cấu trúc của hệ thống pháp luật bao gồm những gì?
- A. Các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật, các ngành luật.
- B. Các quy phạm pháp luật, các ngành luật.
- C. Các chế định pháp luật, các ngành luật.
- D. Các chế định pháp luật.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 468307
Văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm nào?
- A. Có chứa quy phạm pháp luật.
- B. Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
- C. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 468311
Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm mấy loại chính?
- A. 2 loại.
- B. 3 loại.
- C. 4 loại.
- D. 5 loại.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 468312
Văn bản nào sau đây không thuộc văn bản quy phạm pháp luật?
- A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 468315
Văn bản áp dụng pháp luật có những đặc điểm nào?
- A. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.
- B. Mang tính quyền lực nhà nước.
- C. Xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 468341
Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ theo đúng thời hạn quy định. Trong trường hợp này, anh A đã thực hiện hình thức nào của pháp luật?
- A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Sử dụng pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
- D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 468348
Chị B đã thực hiện hình thức nào của pháp luật trong tình huống dưới đây?
"Chị B sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật".
- A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Sử dụng pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
- D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 468351
Sau khi tốt nghiệp THPT, Y đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. Y đã không:
- A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Sử dụng pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
- D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 468356
Có tất cả mấy hình thức thực hiện của pháp luật?
- A. Bốn hình thức.
- B. Ba hình thức.
- C. Hai hình thức.
- D. Một hình thức.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 468361
Hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật kiềm chế và không thực hiện các hành vi pháp luật cấm được gọi là gì?
- A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
- D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 468365
"Quá trình hoạt động có mục đích nhằm làm cho những quy định của pháp luật đi vào trong cuộc sống, và trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức". Đây là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Ban hành pháp luật.
- B. Thực hiện pháp luật.
- C. Xây dựng pháp luật.
- D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 468368
Ý nào không phải là hình thức thực hiện của pháp luật?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 468371
Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, và được làm những gì mà pháp luật:
- A. Quy định phải làm.
- B. Cho phép làm.
- C. Quy định cấm làm.
- D. Không cho phép làm.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 468376
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với những hình thức thực hiện còn lại?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 468379
Phát hiện X đi xe lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ, đồng chí công an giao thông đã yêu cầu X dừng xe, đồng thời lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, đồng chí cảnh sát giao thông đã:
- A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Sử dụng pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
- D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 468383
Hiến pháp sẽ được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?
- A. 1/3 số đại biểu.
- B. 2/3 số đại biểu.
- C. Ít nhất 1/3 số đại biểu.
- D. Ít nhất 2/3 số đại biểu.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 468385
Theo Hiến pháp năm 2013, Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan nào?
- A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí Nhà nước.
- B. Cơ quan xét xử.
- C. Cơ quan kiểm sát.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 468388
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm:
- A. 1945.
- B. 1946.
- C. 1947.
- D. 1948.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 468392
Nội dung Hiến pháp bao gồm những nội dung gì?
- A. Bản chất Nhà nước
- B. Chế độ chính trị.
- C. Chế độ kinh tế.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 468399
Các văn bản pháp luật khác khi ban hành phải đảm bảo tiêu chí nào so với Hiến pháp?
- A. Giống nhau.
- B. Xây dựng và ban hành trên cơ sở của Hiến pháp.
- C. Không được trái với Hiến pháp.
- D. Cả B, C đều đúng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 468403
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?
- A. 11 chương, 120 điều.
- B. 12 chương, 121 điều.
- C. 13 chương, 122 điều.
- D. 14 chương, 123 điều.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 468406
Ai là người ký vào Hiến pháp?
- A. Chủ tịch nước.
- B. Chủ tịch Quốc hội.
- C. Tổng Bí thư.
- D. Phó Chủ tịch Quốc Hội.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 468408
Hiến pháp được cơ quan nào xây dựng?
- A. Tổng Bí thư.
- B. Chủ tịch nước.
- C. Quốc hội.
- D. Chính phủ.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 468410
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương nào?
- A. Chương I.
- B. Chương II.
- C. Chương III.
- D. Chương IV.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 468413
Hiến pháp Việt Nam có những đặc điểm nào?
- A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản.
- B. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.
- C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.
- D. Cả A, B, C đều đúng.